Kết quả theo dõi mức độ biểu hiện sâu bệnh hại của các giống tham gia

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 61)

riêng giống thơm RVT, giai đoạn mạ chịu lạnh kém hơn so với đối chứng.

3.4.2. Kết qu theo dõi mc độ biu hin sâu bnh hi ca các ging tham gia kho nghim kho nghim

3.4.2.1. Tình hình bệnh hại

Bảng 3.7. Mức độ biểu hiện bệnh hại trên đồng ruộng các giống khảo nghiệm

(ĐVT: điểm)

Giống Đạo ôn Khô vằn

M2014 ĐX2015 M2014 ĐX2015 PC6 0 0 1 0 Thơm RVT 1 0 1 0 Hoa khôi 4 1 0 1 0 HT6 1 0 1 0 GL105 2 0 0 0 HT9 2 0 1 0 HT1 (đối chứng) 3 0 0 0

Do đặc điểm khí hậu tỉnh Lai Châu là nhiệt đới, gió mùa, phân chia thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 9, mưa tập trung chủ yếu trong các tháng 6, 7, 8. Đặc biệt là vụ Mùa với kiểu thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho rất nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng. Vì vậy, việc lai tạo, chọn lọc các giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm hạn chếđến mức thấp nhất thiệt hại do

sâu bệnh hại gây ra, nâng cao năng suất và sản lượng lúa, giúp người trồng lúa nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nhìn vào bảng 3.7 cho thấy, mức độ biểu hiện bệnh hại ở cả hai vụ Mùa 2014 và Đông xuân 2015 đều không có hoặc ít, đặc biệt là vụĐông xuân. Do thí nghiệm được thực hiện trên chân ruộng người nông dân mới chỉ sản xuất lúa Đông xuân lần đầu (từ trước tới nay chỉ sản xuất một vụ lúa mùa rồi bỏ trống) nên việc mầm bệnh lan truyền từ vụ trước sang vụ sau là rất hạn chế. Bên cạnh đó, qua nhiều năm làm công tác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại địa bàn, bản thân tôi nhận thấy, đối với các chân ruộng làm lúa đông xuân lần đầu tại các xã vùng cao (cao trình từ 700 m trở lên) chỉ những ruộng nào mà người dân bón phân mất cân đối, thiếu dinh dưỡng thì mới xuất hiện 02 loại bệnh chủ yếu là tiêm lửa và đốm nâu, các loại bệnh khác hầu như không xuất hiện. Chính vì vậy, vụĐông xuân 2015, các giống lúa khảo nghiệm đều không thấy xuất hiện các loại bệnh nguy hiểm như khô vằn, đạo ôn, bạc lá…Tuy nhiên, vụ Mùa 2014, trên các giống khảo nghiệm có xuất hiện đạo ôn và khô vằn gây hại. Cụ thể

Bệnh đạo ôn: Giống PC6 kháng đạo ôn khá tốt, không có vết bệnh. Các giống còn lại đều bị nhiễm đạo ôn ở giai đoạn hồi xanh và đẻ nhánh, nhưng ở mức

độ nhẹ, được đánh giá từđiểm 1 đến 2. Riêng giống HT1 đối chứng bị nhiễm nặng hơn, được đánh giá ởđiểm 3.

Bệnh Khô vằn: không thấy biểu hiện trên giống GL105 và đối chứng HT1 trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các giống còn lại đều xuất hiện vết bệnh ở

giai đoạn đẻ nhánh nhưng ở mức nhẹ, được đánh giá ởđiểm 1.

Tóm lại, vụĐông xuân các giống lúa tham gia khảo nghiệm và đối chứng

đều không có biểu hiện bệnh hại. Ở vụ Mùa, các giống tham gia khảo nghiệm đều bị

nhiễm đạo ôn lá ở mức độ nhẹ và thấp hơn so với đối chứng. Riêng giống PC6 không bị nhiễm bệnh. Về bệnh khô vằn, các giống mới tham gia khảo nghiệm đều bị nhiễm khô vằn ở giai đoạn đẻ nhánh nặng hơn giống HT1.

3.4.2.2. Tình hình sâu hại

Bảng 3.8. Mức độ biểu hiện sâu hại trên đồng ruộng các giống khảo nghiệm

(ĐVT: điểm)

Giống Sâu cuốn lá Đục thân Rầy lưng trắng

Bọ xít (đen, hôi dài)

M2014 ĐX2015 M2014 ĐX2015 M2014 ĐX2015 M2014 ĐX2015 PC6 3 0 1 1 1 1 - Nặng Thơm RVT 3 0 0 1 1 1 - Nặng Hoa khôi 4 3 1 1 1 1 1 - Nặng HT6 1 1 1 1 1 1 - Nhẹ GL105 3 0 1 1 1 1 - Nặng HT9 3 1 1 1 1 1 - Nhẹ HT1 (Đ/C)) 3 1 1 1 1 1 - Nhẹ

- Sâu cuốn lá: Vụ Mùa 2014, ở giai đoạn cuối đẻ nhánh chuẩn bị phân đốt, làm đòng tất cả các giống lúa tham gia khảo nghiệm đều xuất hiện sâu cuốn lá gây hại. Là thời điểm mưa nhiều trong năm, có ngày mưa lên đến 147,2 mm (ngày 20/7) kết hợp với kiểu thời tiết nắng mưa xen kẽ là điều kiện cho sâu cuốn lá phát sinh gây hại trên diện rộng. Chỉ riêng giống HT6 có dưới 10% số cây bị hại, tương ứng

điểm 1, các giống còn lại đều ở mức 10 đến 20 % số cây bị hại (tương ứng điểm 3). Không chỉ riêng điểm thí nghiệm, mà hầu hết diện tích lúa Mùa của địa phương đều xuất hiện sâu cuốn lá gây hại. Đầu tháng 8/2014 Chi cục bảo vệ thực vật đã có văn bản chỉđạo các địa phương tập trung phun trừ sâu cuốn lá. Diện tích thí nghiệm cũng được học viên phun trừ sâu cuốn lá bằng thuốc Paragone vào ngày 04/8, vì vậy, sau thời điểm 05/8 không phát sinh thêm cây bị sâu cuốn lá gây hại. VụĐông xuân sâu cuốn lá chỉ xuất hiện cục bộ trên các giống Hoa khôi 4, HT6, HT9 và giống đối chứng với tỷ lệ dưới 10% số cây bị hại (tương ứng điểm 1) ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộđến đứng cái, chuẩn bị làm đòng; các giống PC6, thơm RVT và GL105 đều không xuất hiện sâu cuốn lá gây hại.

- Sâu đục thân: Qua trình theo dõi sâu đục thân chỉ thấy giống thơm RVT vụ

giống tham gia khảo nghiệm đều xuất hiện sâu đục thân gây hại chủ yếu ở giai đoạn

đẻ nhánh trên cả 02 vụ Mùa và Đông xuân ở mức độ cục bộ, với tỷ lệ 1 - 10% số

dảnh chết, tương ứng điểm 1.

- Rầy lưng trắng: Với đặc điểm thời tiết khí hậu trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung, huyện Tam Đường nói riêng, trong tập đoàn rầy gây hại lúa, chủ yếu xuất hiện rầy lưng trắng, rất ít khi xuất hiện rầy nâu.

Trong vụ Mùa 2014, tất cả các giống lúa tham gia khảo nghiệm đều xuất hiện rầy lưng trắng gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh nhưng ở mức độ nhẹ với biểu hiện hơi biến vàng trên một số cây, tương ứng điểm 1.

Trong vụĐông xuân 2015, giai đoạn lúa bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh, thời tiết hầu như không có mưa nên rầy lưng trắng không xuất hiện. Tuy nhiên từ các ngày 23 đến 29 tháng 3, nắng mưa xen kẽ dẫn đến phát sinh rầy lưng trắng hại lúa. Chỉ trong vòng từ ngày 28/3 đến 3/4 rầy lưng trắng xuất hiện với mật độ từ 300 - 400 con/m2 gây hại tất cả các giống khảo nghiệm ở giai đoạn lúa từđứng cái đến làm đòng. Trong ngày 4/4, học viên đã sử dụng thuốc Cytox để phun trừ rầy lưng trắng trên toàn bộ các ô thí nghiệm. Do được phun trừ kịp thời nên các giống lúa hầu như không bịảnh hưởng của rầy lưng trắng phá hoại, mức độ biểu hiện tương

đương điểm 1.

- Bọ xít đen và bọ xít hôi dài. Vụ Mùa 2014 trên tất cả các giống khảo nghiệm không xuất hiện bọ xít đen và bọ xít hôi dài phá hại. VụĐông xuân, giai

đoạn lúa mới cấy đến làm đòng, không xuất hiện bọ xít đen và bọ xít hôi dài phá hại. Tuy nhiên trong khoảng từ 25/4 đến mùng 3/5 (tương ứng thời điểm các giống PC6, thơm RVT, Hoa khôi 4 và GL105 đang trỗ bông và các giống HT6, HT9 và giống đối chứng đang giai đoạn làm đòng đến đòng già) xuất hiện bọ xít đen và bọ

xít hôi dài phá hại mạnh và tập trung chủ yếu trên những giống đang giai đoạn trỗ

bông. Mật độ bình quân trên những giống đang giai đoạn trỗ bông (PC6, thơm RVT, Hoa khôi 4 và GL105) từ 105 - 175 con/m2 (trong đó bọ xít hôi dài từ 35 - 40 con, bọ xít đen từ 70 -135 con), thậm trí có điểm của giống GL105 đạt trên 200 con/m2 (trong đó bọ xít hôi dài đếm được 1,5 con/khóm, bọ xít đen đếm được 5

con/khóm) tương ứng mức độ nhiễm nặng, làm cho 2 - 3% số bông bị bạc trắng một số gié cấp 1. Các giống HT6, HT9 và giống đối chứng HT1 đang giai đoạn làm

đòng đến đòng già nên bọ xít ít tập trung hơn, mật độ bình quân từ 14 - 19,3 con/m2 (trong đó bọ xít hôi dài từ 3,5 - 5,3 con, bọ xít đen từ 10,5 -14 con) tương ứng mức

độ nhiễm nhẹ. Học viên đã sử dụng thuốc Ofatox để phun trừ kịp thời trong ngày 3/5. Vì vậy sau ngày 3/5 các giống lúa tham gia khảo nghiệm không còn bị bọ xít

đen và bọ xít hôi dài phá hại.

3.5. Kết quả nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống khảo nghiệm

3.5.1. Kết qu nghiên cu năng sut và các yếu t cu thành năng sut các ging lúa kho nghim v Mùa 2014 và vĐông xuân 2015 lúa kho nghim v Mùa 2014 và vĐông xuân 2015

Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống khảo nghiệm

Tên giống Số bông/khóm Tổng số hạt/bông Tỷ lệ hạt lép (%) P 1.000 hạt (gram) Năng suất (tạ/ha) M 14 ĐX 15 M 14 ĐX 15 M 14 ĐX 15 M 14 ĐX 15 M 14 ĐX 15 PC6 6,7a 6,6b 153d 151e 11,5c 11,4d 18,3 18,6 58,3c 61,5d Thơm RVT 5,2c 6,1c 151d 160d 12,8c 11,6d 21,3 21,5 51,3e 55,3f Hoa khôi 4 6,7a 6,6b 160cd 159d 15,2b 14,5b 21,4 21,6 60,0b 65,4b HT6 5,9b 6,2bc 186b 178b 17,8a 15,6ab 22,6 22,6 60,3b 68,8a GL105 7,0a 7,1a 205a 196a 18,0a 15,9a 22,5 22,5 62,3a 62,4c HT9 6,4ab 6,6b 178b 169c 14,2bc 13,5c 22,0 22,6 58,7c 62,6c HT 1 5,5bc 5,6d 163c 156de 15,5b 13,5c 22,0 21,9 52,7d 55,9e P <0,01 <0,01 0,01 <0,01 0,01 <0,01 <0,01 0,01 CV (%) 5,6 3,9 2,9 2,5 7,6 5,0 4,8 3,2 LSD(0,05) 0,62 0,45 8,8 7,3 2,02 1,22 0,49 0,35

Ghi chú: a, b, c, d, e là chữ cái phân hạng giá trị trung bình theo phương pháp Duncan

Năng suất là mục tiêu cuối cùng, trong sản xuất. Tất cả mọi biện pháp kỹ

thuật áp dụng đều nhằm mục đích cuối cùng là đạt được năng suất cao. Đểđược công nhận là giống lúa tốt và đểđưa vào sản xuất, ngoài các yếu tố về chất lượng,

độ thuần…thì năng suất là yếu tố quan trọng nhất. Năng suất của lúa được thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng suất gồm: Số khóm/m2, số bông/khóm, số hạt chắc/bông, trọng lượng 1.000 hạt.

Nhìn vào kết quả bảng 3.9 cho thấy, các giống lúa khác nhau có các yếu tố

cấu thành năng suất và năng suất khác nhau ở mức độ tin cậy trên 99% (do p<0,01), cụ thể:

- Số bông/khóm: Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông là yếu tố

có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Số bông có thểđóng góp tới 74% năng suất, trong khi đó số hạt và trọng lượng hạt chỉ đóng góp 26% năng suất. Số

bông/khóm phụ thuộc chủ yếu vào mật độ cấy (số dảnh cơ bản), khả năng đẻ nhánh của các giống lúa và các biện pháp chăm sóc. Đểđạt số bông/khóm cao cần phải bón phân cân đối, hợp lý, bón thúc sớm, tập trung tránh lúa đẻ nhánh lai rai. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến cấy đúng tuổi mạ, mật độ cấy hợp lý để nâng cao số

nhánh hữu hiệu.

Kết quả thu được tại bảng 3.9 cho thấy, các giống khác nhau cho số

bông/khóm khác nhau trong cùng điều kiện thí nghiệm và cùng biện pháp chăm sóc, cụ thể:

Vụ Mùa 2014, các giống GL105, Hoa khôi 4, PC6 có số bông/khóm cao hơn so với giống đối chứng (xếp hạng a), cao nhất là giống GL105, đạt 7,0 bông/khóm. Các giống còn lại đều có số bông/khóm tương đương với giống đối chứng, trong đó giống HT9 xếp hạng ab, giống HT6 xếp hạng b, giống thơm RVT xếp hạng c. Giống đối chứng có số bông/khóm xếp hạng bc.

Vụ Đông xuân 2015 tất cả các giống tham gia khảo nghiệm đều có số

bông/khóm cao hơn so với giống đối chứng. Cao nhất là giống GL105 đạt 7,1 bông/khóm, xếp hạng a, các giống Hoa Khôi 4, PC6, HT9 cũng có số bông/khóm

đạt cao 6,6 bông/khóm, thấp nhất là giống thơm RVT đạt 6,1 bông/khóm, xếp hạng c, trong khi giống đối chứng đạt 5,6 bông/khóm, xếp hạng d với độ tin cậy 95%.

Như vậy, trong các giống tham gia khảo nghiệm, các giống PC6, GL105, Hoa khôi 4 đều có số bông/khóm cao hơn so với giống đối chứng ở cả hai thời vụ.

Các giống HT6, thơm RVT, HT9 có số bông/khóm vụ Mùa tương đương so với giống đối chứng, tuy nhiên ở vụĐông xuân lại có số bông/khóm cao hơn so với giống đối chứng với độ tin cậy 95%.

- Tổng số hạt trên bông: số hạt trên bông nhiều hay ít phụ thuộc vào số gié, hoa phân hóa, cũng như số gié, hoa thoái hóa và điều này phụ thuộc vào chính yếu tố di truyền của giống, bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc và thời vụ cấy. Giai đoạn quyết định tới tổng số hạt trên bông nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực, từ lúc làm đòng đến trỗ bông. Số gié và hoa phân hóa được quyết

định trong thời kỳđầu của quá trình làm đòng, số hoa phân hóa nhiều hay ít tùy thuộc vào sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Nếu dinh dưỡng không đầy

đủ trong thời kỳ làm đòng hoặc do điều kiện ngoại cảnh như thời tiết rét đậm, trời âm u hay sâu bệnh hại…trong thời kỳ làm đòng, trỗ bông sẽảnh hưởng rất lớn đến tổng số hạt trên bông của lúa. Số hạt/bông càng nhiều thì năng suất càng cao và ngược lại. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, trong cùng một điều kiện thí nghiệm, cùng chếđộ bón phân chăm sóc, các giống khác nhau có tổng số hạt trên bông là khác nhau với độ tin cậy 95%, cụ thể:

Vụ Mùa 2014, các giống HT6, HT9 và GL105 có tổng số hạt/bông cao hơn so với giống đối chứng, xếp hạng từ a đến b, cao nhất là giống GL105, đạt 205 hạt/bông. Giống Hoa khôi 4 đạt 160 hạt/bông xếp hạng cd tương đương với giống

đối chứng. Trong khi các giống PC6, thơm RVT có tổng số hạt/bông thấp hơn so với đối chứng, xếp hạng d. Thấp nhất là giống thơm RVT, đạt 151 hạt/bông, giống

đối chứng đạt 163 hạt/bông, xếp hạng c.

Tại vụĐông xuân 2015, các giống HT6, HT9 và GL105 có tổng số hạt/bông cao hơn so với giống đối chứng, xếp hạng từ a đến c và cao nhất là giống GL105,

đạt 196 hạt/bông. Các giống PC6, thơm RVT, Hoa khôi 4 có tổng số hạt/bông tương

đương so với giống đối chứng, xếp hạng từ d đến e, và thấp nhất là giống PC6, đạt 151 hạt/bông xếp hạng e. Giống đối chứng đạt 156 hạt/bông, xếp hạng de.

Như vậy, các giống HT6, GL105 và HT9 có tổng số hạt/bông cao hơn so với giống đối chứng ở cả 2 thời vụ, giống Hoa khôi 4 có tổng số hạt/bông tương đương

với giống đối chứng ở cả hai thời vụ. Giống thơm RVT, PC6 có tổng số hạt/bông thấp hơn so với giống đối chứng ở vụ Mùa nhưng tương đương với giống đối chứng

ở vụĐông xuân với độ tin cậy 95%.

- Tỷ lệ hạt lép: Số hạt lép/bông ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa, số hạt lép càng nhiều thì năng suất càng giảm. Tỷ lệ hạt lép trên bông có thể thay đổi trong phạm vi tương đối rộng, ít là 2 - 5 %, thông thường là 5 - 10%, cao là 20 - 30% hoặc thậm trí còn hơn. Thời kỳ quyết định đến % số hạt lép/bông nhiều hay ít là khi lúa bắt đầu phân hóa đòng đến cuối thời kỳ vào chắc (sau trỗ khoảng 15 ngày). Nguyên nhân hạt lép là do quá trình thụ phấn, thụ tinh không thuận lợi, khi ra hoa gặp rét hoặc quá nóng, ẩm độ không khí quá thấp hoặc quá cao, làm cho hạt phấn mất khả năng nảy mầm, hoặc trước đó nhụy và nhị phát triển không hoàn toàn, tế

bào mẹ hạt phấn bị hại… Do vậy cần phải bố trí thời vụ gieo cấy thích hợp để cho

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)