- Chất lượng xay xát
+ Tỷ lệ gạo lật và gạo xát: sau khi thu hoạch phơi khô quạt sạch. Lấy mỗi giống 5 kg đem xay (cân khối lượng gạo xay) và xát (cân khối lượng gạo xát), làm nhắc lại 3 lần rồi tính tỷ lệ gạo lật (gạo xay), gạo sát theo % khối lượng thóc.
+ Tỷ lệ gạo nguyên: lấy 100g gạo xát rồi chọn riêng tất cả hạt gạo nguyên ra, cân khối lượng gạo nguyên, làm nhắc lại 3 lần. Tính tỷ lệ gạo nguyên theo % khối lượng gạo xát.
+ Dạng hạt: Đo chiều dài và chiều rộng. Sau đó tỉnh tỷ số chiều dài/chiều rộng + Đánh giá độ bạc bụng: lấy mẫu điển hình của gạo xát đểđánh giá độ bạc bụng theo % diện tích hạt: Điểm 0: không bạc bụng. Điểm 1: ít (nhỏ hơn 10%) Điểm 5: trung bình (11 - 20%) Điểm 9: nhiều (lớn hơn 20%)
- Chất lượng chế biến: Đánh giá cảm quan bằng cách nấu cơm các loại gạo giống thí nghiệm, sau đó mời mọi người nếm thử (10 người) và cho điểm. Thang
đánh giá theo TCVN 8373: 2010. Lấy 200 gam gạo của mỗi giống cho vào nấu chín
để đánh giá chất lượng cơm theo phương pháp cảm quan khoảng 1 h sau khi nấu chín. Các chỉ tiêu được đánh giá bao gồm:
+ Mùi: nhận biết bằng cách ngửi. Điểm 5: Rất thơm, đặc trưng. Điểm 4: Thơm, đặc trưng. Điểm 3: Có mùi thơm nhẹ, khá đặc trưng. Điểm 2: Có mùi cơm, hương thơm kém đặc trưng. Điểm 1: Không có mùi đặc trưng.
+ Độ trắng: quan sát bằng mắt qua bề ngoài của cơm sau khi nấu
Điểm 5: Rất trắng.
Điểm 3: Trắng hơi xám.
Điểm 2: Trắng ngả nâu.
Điểm 1: Nâu.
+ Độ mềm dẻo: Nhận biết khi miết bằng tay và trong khi nhai
Điểm 5: Rất mềm dẻo.
Điểm 4: Mềm dẻo.
Điểm 3: Hơi mềm.
Điểm 2: Cứng.
Điểm 1: Rất cứng.
+ Vị ngon: Cảm giác tổng hợp của từng người nhận được trong khi ăn.
Điểm 5: Rất ngon. Điểm 4: Khá ngon. Điểm 3: Ngon. Điểm 2: Chấp nhận được. Điểm 1: Không ngon. 2.7. Phương pháp sử lý số liệu
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Diễn biến của thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của các giống lúa tham gia khảo nghiệm giống lúa tham gia khảo nghiệm
3.1.1. Diễn biến thời tiết vụ Mùa 2014 ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của các giống tham gia khảo nghiệm các giống tham gia khảo nghiệm
Diễn biến một số yếu tố thời tiết: Nhiệt độ trung bình ngày, lượng mưa và số
giờ nắng trong ngày của các ngày khi gieo cấy các giống lúa tham gia khảo nghiệm trong vụ Mùa 2014 được trình bày trong hình 3.1.a và số liệu cụ thểở phụ bảng 1.
Vụ Mùa 2014, các giống lúa tham gia khảo nghiệm được gieo mạ vào ngày 01/6 và cấy ngày 21/6.
Hình 3.1a: Đồ thị diễn biến thời tiết ở các ngày sau cấy các giống lúa khảo nghiệm ở vụ Mùa 2014 tại Tam Đường - Lai Châu
Trong giai đoạn từ ngày 21/6 đến hết tháng 7 (từ 1 - 40 ngày sau cấy) là thời kỳ các giống lúa khảo nghiệm bước vào giai đoạn hồi xanh và đẻ nhánh. Đây là thời kỳ mưa tập trung nhất trong năm tại địa bàn, hầu hết các ngày đều có mưa (chỉ có ngày 25/7 và 31/7 là không có mưa) nên cây lúa hồi xanh nhanh. Mưa liên tục và có ngày có mưa lớn (ngày 20/7, lượng mưa 147,2 mm), tuy nhiên với địa hình là ruộng bậc thang, rất dễđiều chỉnh mực nước, không gây hiện tượng úng ngập cho lúa. Kết
hợp với việc bón thúc và xục bùn cho lúa kịp thời nên cây lúa sinh trưởng, phát triển khá mạnh, đẻ nhánh khỏe và tập trung. Cuối tháng 7, tất cả các giống khảo nghiệm (trừ giống đối chứng) đã bước vào giai đoạn làm đòng. Song giai đoạn này, thời tiết mưa nhiều, độẩm không khí cao từ 79 đến 94%, kết hợp trời nhiều mây, ít nắng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh gây hại lúa, đặc biệt là sâu cuốn lá phát sinh gây hại thành dịch trên diện rộng, trong đó có khu thí nghiệm. Trong ngày 04/8 học viên đã phải dùng thuốc Paragone để phun trừ. Từ ngày 05/8 sâu cuốn lá không còn phát sinh thêm, cây lúa sinh trưởng phát triển bình thường.
Tháng 8 (từ 41 đến 71 ngày sau cấy) mặc dù có mưa liên tục (chỉ có 4 ngày trong tháng là không mưa) nhưng là tháng mà lượng mưa bắt đầu giảm, nhiệt độ
dao động từ 20,5 đến 250C, rất thuận lợi cho đòng lúa phân hóa. Lượng mưa cao nhất ở giai đoạn này cũng chỉđạt 50,8mm. Giai đoạn cuối tháng 8 (từ ngày 25/8), lượng mưa giảm hẳn, giúp cho các giống khảo nghiệm (trừ giống đối chứng chưa trỗ) trỗ bông phơi màu và thụ phấn, thu tinh thuận lợi.
Sang tháng 9, đây là thời điểm bước vào cuối mùa mưa, số ngày mưa trong tháng giảm rõ rệt (có 17 ngày có mưa) và lượng mưa nhỏ. Giai đoạn đầu tháng (từ
ngày 2 đến 11/9) mưa nhỏ và rải đều các ngày, số giờ chiếu sáng lớn rất thuận lợi cho quá trình quang hợp, vận chuyển các chất dinh dưỡng vào hạt của các giống lúa khảo nghiệm, trong khi giống đối chứng cũng rất thuận lợi trong quá trình làm đòng chuẩn bị trỗ bông. Từ ngày 12/9 trởđi, trời ít mưa, số giờ nắng nhiều, thuận lợi cho các giống lúa khảo nghiệm bước vào giai đoạn chín, thuận lợi cho việc thu hoạch. Tuy nhiên, giống lúa đối chứng trỗ bông trong khoảng từ 15 đến 19/9, trùng vào thời điểm có mưa nên gây ảnh hưởng đến quá trình nở hoa, thụ phấn thụ tinh của giống đối chứng.
Trong tháng 10, chỉ còn lại giống đối chứng đang giai đoạn vào chắc hạt (giống HT9 thu hoạch ngày 4/10, các giống khảo nghiệm đã thu hoạch trong tháng 9) trời ít mưa, số giờ chiếu sáng nhiều, nền nhiệt cao, giống đối chứng tích lũy vật chất vào hạt và chín thuận lợi.
Như vậy, trong suốt quá trình sinh trưởng của các giống lúa tham gia khảo nghiệm vụ Mùa 2014, nhiệt độ và thời gian chiếu sáng thuận lợi, tuy nhiên lượng
mưa và độẩm một số thời điểm diễn ra không thuận lợi: trong tháng 7 lượng mưa lớn và tập trung, với độẩm không khí cao, trời âm u tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại và đặc biệt là sâu cuốn lá phát sinh thành dịch. Giai đoạn giống lúa đối chứng trỗ bông cũng trùng vào thời điểm có mưa liên tục, ảnh hưởng đến quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt.
3.1.2. Diễn biến thời tiết vụ Đông xuân 2015 ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của các giống tham gia khảo nghiệm triển của các giống tham gia khảo nghiệm
Ảnh hưởng điều kiện thời tiết vụĐông xuân 2015 (nhiệt độ trung bình ngày, lượng mưa và số giờ chiếu sáng trong ngày) đến sinh trưởng của các giống lúa trong các công thức thí nghiệm được trình bày hình 3.1.b và số liệu cụ thểđược trình bày bảng 1 phụ lục.
Mạ của các giống tham gia khảo nghiệm được gieo ngày 16/12/2014 đến ngày 20/01/2015, Trong khoảng thời gian này nhiệt độ xuống thấp, chỉ có 5/36 ngày
ở giai đoạn này có nhiệt độ vượt mức 150C, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của mạ. Tuy nhiên đây lại là điều kiện thuận lợi giúp học viên đánh giá được khả
năng chịu lạnh của từng giống lúa. Mặc dù số giờ nắng khá cao, song nhiệt độ thấp làm chậm tốc độ ra lá của mạ, bình quân từ 7 - 8 ngày mới ra được một lá, thậm trí cuối giai đoạn mạ phải mất 10 - 12 ngày mới ra được một lá. Chính vì vậy, đểđạt tuổi mạ cấy (4,5 lá) phải mất đến 36 ngày.
Từ sau khi cấy (ngày 21/1) đến hết tháng 2: Trong khoảng 23 ngày sau cấy (từ 21/1 đến 13/2) nền nhiệt vẫn còn thấp, nhiều ngày dưới 150C ảnh hưởng đến quá trình bén rễ, hồi xanh và đẻ nhánh của lúa. Tất cả các giống đều chậm bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh (khoảng 18 đến 20 ngày sau cấy lúa mới bén rễ hồi xanh) cây lúa sinh trưởng chậm lại. Từ ngày 14/2 trởđi nền nhiệt tăng mạnh, trời ấm áp rất thuận lợi cho lúa đẻ nhánh. Tuy nhiên đây lại là thời điểm hầu như không có mưa, trời nắng mạnh nên khu thí nghiệm phải bổ sung nước tưới từ nguồn chảy trong các khe suối đảm bảo cho lúa sinh trưởng. Tuy nhiên do nước được dẫn từ các khe núi đá vôi, nhiệt độ trong nước thấp làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của lúa.
Hình 3.1b: Đồ thị diễn biến thời tiết ở các ngày sau cấy các giống lúa khảo nghiệm ở vụ Xuân 2015 tại Tam Đường- Lai Châu
Tháng 3 (từ 39 đến 69 ngày sau cấy): Cũng là tháng rất ít mưa (chỉ có 5 ngày có mưa), nhiệt độ không khí dao động từ 16,4 đến 25,00C, trời nhiều nắng, số giờ
chiếu sáng bình quân đạt 6,37 giờ/ngày tuy thuận lợi cho quá trình quang hợp, nhưng không thực sự thuận lợi cho quá trình đẻ nhánh vì thời tiết khô hanh, lúa sinh trưởng phát triển chậm. Khu ruộng thí nghiệm tiếp tục phải bổ sung lượng nước từ
khe suối đểđảm bảo cho lúa sinh trưởng phát triển.
Tháng 4 (từ 70 đến 99 ngày sau cấy) là thời điểm có nhiều ngày mưa xen kẽ, số giờ nắng trong ngày đạt bình quân 7,25 giờ rất thuận lợi cho quá trình làm đòng và quang hợp của lúa. Tuy nhiên từ ngày 28/4 đến 30/4 khi các giống PC6, thơm RVT, Hoa khôi 4 và GL105 đang giai đoạn bắt đầu trỗ bông phơi màu lại xuất hiện mưa, trong đó ngày 30/4 mưa với lượng 22,8mm gây ảnh hưởng đến quá trình nở
hoa và thụ tinh của lúa.
Tháng 5 (giai đoạn từ 100 đến 129 ngày sau cấy): Đầu tháng 5 thời tiết không mưa, rất thuận lợi cho các giống GL105, PC6, thơm RVT và Hoa khôi 4 trỗ
là thời điểm mưa nhiều, bắt đầu vào mùa mưa trong năm, trùng với thời kỳ các giống HT6, HT9 và giống đối chứng trỗ bông phơi màu làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt của 03 giống này. Đây là tháng có nền nhiệt khá cao, dao động từ 21,6 đến 270C, trời nắng mạnh (bình quân đạt 8,19 giờ/ngày) làm cho các giống lúa PC6, Hoa khôi 4, thơm RVT và GL105 đẩy nhanh quá trình vào chắc và chín. Thời gian từ trỗđến chín của các giống này chỉ dao động trong khoảng 23 đến 26 ngày.
Tháng 6 chỉ còn 03 giống HT6, HT9 và đối chứng đang giai đoạn chín sáp
đến chín hoàn toàn (các giống GL105, PC6, thơm RVT và Hoa khôi 4 đã thu hoạch) nhiệt độ không khí cao, số giờ nắng đạt 6,04 giờ/ngày thuận lợi cho quá trình chín của 03 giống lúa HT6, HT9 và đối chứng.
Như vậy, trong suốt quá trình sinh trưởng của các giống lúa tham gia khảo nghiệm vụĐông xuân 2015, thời gian chiếu sáng thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển song yếu tố nhiệt độ và lượng mưa gây ảnh hưởng cho các giống lúa ở
một số thời kỳ: Giai đoạn mạ, nền nhiệt thấp làm mạ sinh trưởng phát triển và tốc
độ ra lá bị chậm lại; thời kỳ lúa bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh: thời kỳđầu nhiệt độ
thấp làm lúa bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh chậm, các tháng 2,3 trời ít mưa, nắng nhiều và khô hanh không thuận lợi cho lúa đẻ nhánh. Thời kỳ các giống lúa trỗ
bông phơi màu lại trùng vào những ngày mưa nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt của các giống lúa.
3.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống khảo nghiệm ở Tam Đường
Lúa có một sốđặc điểm hình tháinhiều ngoại hình do có thể thay đổi do điều kiện ngoại cảnh thay đổi, do quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, đã hình thành nhiều giống lúa khác nhau. Các đặc tính mỗi giống là kết quả của tương tác kiểu gen với môi trường sống. Các đặc điểm hình thái của cây lúa có liên quan đến quá trình sinh trưởng, phát triển, tổng hợp và sử dụng các chất dinh dưỡng của chúng. Nghiên cứu đặc điểm hình thái giúp học viên biết phân biệt được các loại giống tham gia thí nghiệm và các giống đang gieo cấy tại địa phươngNgoài ra chúng còn liên quan đến khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Dựa vào đặc điểm hình thái, người trồng lúa có thể có những ứng xử thích hợp. Ví dụ: giống có dạng khóm xòe thì cấy mật độ thưa hơn giống khóm gọn, giống cao cây thì bón tăng cường kali để tăng cường chống đổ ngã….
Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái các giống khảo nghiệm ở huyện Tam Đường
Tên giống
Các chỉ tiêu theo dõi
Lá đòng Màu sắc
lá Kiểu thân Kiểu đẻ
nhánh Kiểu bông Kiểu xếp
hạt Màu vỏ trấu Màu hạt gạo PC6 Thẳng Xanh TB Thấp Đứng Nửa thẳng Xít Vàng sáng Trắng
Thơm RVT Thẳng Xanh nhạt Trung bình Đứng Nửa thẳng Thưa Vàng xẫm Trắng
Hoa khôi 4 Thẳng Xanh TB Trung bình Đứng Nửa thẳng Xít Vàng sáng Trắng
HT6 Thẳng Xanh đậm Cao Đứng Nửa thẳng Thưa Vàng xẫm Trắng
GL105 Thẳng Xanh đậm Thấp Nửa đứng Gục nhẹ Xít Vàng Sáng Trắng
HT9 Thẳng Xanh đậm Cao Đứng Nửa thẳng Thưa Vàng xẫm Trắng
HT 1 (Đ/c) Thẳng Xanh đậm Thấp Nửa đứng Gục nhẹ Xít Vàng sáng Trắng
Nhìn vào kết quả bảng 3.2 cho thấy, các giống tham gia khảo nghiệm ở
huyện Tam Đường có các đặc điểm hình thái khác nhau.
Về lá đòng, tất cả các giống khảo nghiệm đều có đặc điểm lá đòng giống với
đối chứng: lá đòng thẳng.
Về màu sắc lá: Các giống thơm RVT, PC6 và Hoa khôi 4 có màu sắc lá khác với đối chứng (từ xanh nhạt đến xanh trung bình) trong khi các giống HT6, HT9 và GL105 có màu sắc lá giống với đối chứng (xanh đậm).
Về kiểu thân: Các giống PC6 và GL105 có kiểu thân giống với đối chứng (thấp) trong khi các giống thơm RVT và Hoa khôi 4 có kiểu thân trung bình, giống HT6 và HT9 có kiểu thân cao. Về kiểu đẻ nhánh: Chỉ có giống GL105 có kiểu đẻ nhánh giống với đối chứng (nửa đứng) các giống còn lại đều có kiểu đẻ nhánh đứng. Kiểu bông: Giống GL105 có kiểu bông giống với đối chứng (gục nhẹ) các giống còn lại đều có kiểu bông nửa thẳng. Kiểu xếp hạt: Các giống PC6, Hoa khôi 4, GL105 có kiểu xếp hạt giống đối chứng (hạt xếp xít) trong khi các giống thơm RVT, HT6 và HT9 có kiểu xếp hạt thưa.
Màu vỏ trấu: Các giống PC6, Hoa khôi 4, GL105 có màu vỏ trấu giống đối chứng (vàng sáng) trong khi các giống thơm RVT, HT6 và HT9 có vỏ trấu là vàng sẫm. Đặc biệt 02 giống HT6 và HT9 giai đoạn mới trỗđến chín sữa, vỏ hạt có màu vàng xám. Màu hạt gạo: Tất cả các giống đều có đặc điểm màu hạt gạo giống với đối chứng (màu trắng).
Nhận xét chung: trong các giống khảo nghiệm, giống GL105 có các đặc
điểm hình thái giống hệt với đối chứng (8/8 chỉ tiêu theo dõi) trong khi giống PC6 có 5/8 chỉ tiêu theo dõi giống với đối chứng, giống Hoa Khôi 4 có 4/4 chỉ tiêu theo dõi giống với đối chứng. Các giống thơm RVT, HT6, HT9 khác biệt với đối chứng từ 5 - 6 chỉ tiêu theo dõi.
Bên cạnh đó, qua theo dõi đặc điểm hình thái, chúng tôi còn nhận thấy, giống GL105 có đặc điểm bị hở vỏ trấu với tỷ lệ khoảng 30% số hạt. Đối với vụ Mùa, thời gian thu hoạch vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 là mùa khô thì không gặp khó khăn, song nếu gieo cấy tại vụĐông xuân, khi thu hoạch vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 là thời điểm đầu mùa mưa, nếu không thu hoạch kịp thời rất có thể bị nảy mầm ngay tại đồng ruộng, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt gạo sau này.
Đây là điểm cần phải hết sức lưu ý khi sử dụng giống lúa GL105 để gieo cấy trong vụĐông xuân.
Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái cho thấy, đặc điểm hình thái của các giống lúa tham gia khảo nghiệm không khác so với các giới thiệu của cơ quan, tác giả giới thiệu về giống. Chỉ riêng giống GL105 có xuất hiện thêm biểu hiện hở vỏ trấu.
3.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng các giống khảo nghiệm
Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các giống lúa nhưđộ thuần đồng ruộng, sức sống của mạ, độ thoát cổ bông, độ dài giai đoạn trỗ, độ tàn lá, độ cứng cây có ý