Diễn biến thời tiết vụ Mùa 2014 ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 46 - 48)

các ging tham gia kho nghim

Diễn biến một số yếu tố thời tiết: Nhiệt độ trung bình ngày, lượng mưa và số

giờ nắng trong ngày của các ngày khi gieo cấy các giống lúa tham gia khảo nghiệm trong vụ Mùa 2014 được trình bày trong hình 3.1.a và số liệu cụ thểở phụ bảng 1.

Vụ Mùa 2014, các giống lúa tham gia khảo nghiệm được gieo mạ vào ngày 01/6 và cấy ngày 21/6.

Hình 3.1a: Đồ th din biến thi tiết các ngày sau cy các ging lúa kho nghim v Mùa 2014 ti Tam Đường - Lai Châu

Trong giai đoạn từ ngày 21/6 đến hết tháng 7 (từ 1 - 40 ngày sau cấy) là thời kỳ các giống lúa khảo nghiệm bước vào giai đoạn hồi xanh và đẻ nhánh. Đây là thời kỳ mưa tập trung nhất trong năm tại địa bàn, hầu hết các ngày đều có mưa (chỉ có ngày 25/7 và 31/7 là không có mưa) nên cây lúa hồi xanh nhanh. Mưa liên tục và có ngày có mưa lớn (ngày 20/7, lượng mưa 147,2 mm), tuy nhiên với địa hình là ruộng bậc thang, rất dễđiều chỉnh mực nước, không gây hiện tượng úng ngập cho lúa. Kết

hợp với việc bón thúc và xục bùn cho lúa kịp thời nên cây lúa sinh trưởng, phát triển khá mạnh, đẻ nhánh khỏe và tập trung. Cuối tháng 7, tất cả các giống khảo nghiệm (trừ giống đối chứng) đã bước vào giai đoạn làm đòng. Song giai đoạn này, thời tiết mưa nhiều, độẩm không khí cao từ 79 đến 94%, kết hợp trời nhiều mây, ít nắng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh gây hại lúa, đặc biệt là sâu cuốn lá phát sinh gây hại thành dịch trên diện rộng, trong đó có khu thí nghiệm. Trong ngày 04/8 học viên đã phải dùng thuốc Paragone để phun trừ. Từ ngày 05/8 sâu cuốn lá không còn phát sinh thêm, cây lúa sinh trưởng phát triển bình thường.

Tháng 8 (từ 41 đến 71 ngày sau cấy) mặc dù có mưa liên tục (chỉ có 4 ngày trong tháng là không mưa) nhưng là tháng mà lượng mưa bắt đầu giảm, nhiệt độ

dao động từ 20,5 đến 250C, rất thuận lợi cho đòng lúa phân hóa. Lượng mưa cao nhất ở giai đoạn này cũng chỉđạt 50,8mm. Giai đoạn cuối tháng 8 (từ ngày 25/8), lượng mưa giảm hẳn, giúp cho các giống khảo nghiệm (trừ giống đối chứng chưa trỗ) trỗ bông phơi màu và thụ phấn, thu tinh thuận lợi.

Sang tháng 9, đây là thời điểm bước vào cuối mùa mưa, số ngày mưa trong tháng giảm rõ rệt (có 17 ngày có mưa) và lượng mưa nhỏ. Giai đoạn đầu tháng (từ

ngày 2 đến 11/9) mưa nhỏ và rải đều các ngày, số giờ chiếu sáng lớn rất thuận lợi cho quá trình quang hợp, vận chuyển các chất dinh dưỡng vào hạt của các giống lúa khảo nghiệm, trong khi giống đối chứng cũng rất thuận lợi trong quá trình làm đòng chuẩn bị trỗ bông. Từ ngày 12/9 trởđi, trời ít mưa, số giờ nắng nhiều, thuận lợi cho các giống lúa khảo nghiệm bước vào giai đoạn chín, thuận lợi cho việc thu hoạch. Tuy nhiên, giống lúa đối chứng trỗ bông trong khoảng từ 15 đến 19/9, trùng vào thời điểm có mưa nên gây ảnh hưởng đến quá trình nở hoa, thụ phấn thụ tinh của giống đối chứng.

Trong tháng 10, chỉ còn lại giống đối chứng đang giai đoạn vào chắc hạt (giống HT9 thu hoạch ngày 4/10, các giống khảo nghiệm đã thu hoạch trong tháng 9) trời ít mưa, số giờ chiếu sáng nhiều, nền nhiệt cao, giống đối chứng tích lũy vật chất vào hạt và chín thuận lợi.

Như vậy, trong suốt quá trình sinh trưởng của các giống lúa tham gia khảo nghiệm vụ Mùa 2014, nhiệt độ và thời gian chiếu sáng thuận lợi, tuy nhiên lượng

mưa và độẩm một số thời điểm diễn ra không thuận lợi: trong tháng 7 lượng mưa lớn và tập trung, với độẩm không khí cao, trời âm u tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại và đặc biệt là sâu cuốn lá phát sinh thành dịch. Giai đoạn giống lúa đối chứng trỗ bông cũng trùng vào thời điểm có mưa liên tục, ảnh hưởng đến quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)