triển của các giống tham gia khảo nghiệm
Ảnh hưởng điều kiện thời tiết vụĐông xuân 2015 (nhiệt độ trung bình ngày, lượng mưa và số giờ chiếu sáng trong ngày) đến sinh trưởng của các giống lúa trong các công thức thí nghiệm được trình bày hình 3.1.b và số liệu cụ thểđược trình bày bảng 1 phụ lục.
Mạ của các giống tham gia khảo nghiệm được gieo ngày 16/12/2014 đến ngày 20/01/2015, Trong khoảng thời gian này nhiệt độ xuống thấp, chỉ có 5/36 ngày
ở giai đoạn này có nhiệt độ vượt mức 150C, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của mạ. Tuy nhiên đây lại là điều kiện thuận lợi giúp học viên đánh giá được khả
năng chịu lạnh của từng giống lúa. Mặc dù số giờ nắng khá cao, song nhiệt độ thấp làm chậm tốc độ ra lá của mạ, bình quân từ 7 - 8 ngày mới ra được một lá, thậm trí cuối giai đoạn mạ phải mất 10 - 12 ngày mới ra được một lá. Chính vì vậy, đểđạt tuổi mạ cấy (4,5 lá) phải mất đến 36 ngày.
Từ sau khi cấy (ngày 21/1) đến hết tháng 2: Trong khoảng 23 ngày sau cấy (từ 21/1 đến 13/2) nền nhiệt vẫn còn thấp, nhiều ngày dưới 150C ảnh hưởng đến quá trình bén rễ, hồi xanh và đẻ nhánh của lúa. Tất cả các giống đều chậm bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh (khoảng 18 đến 20 ngày sau cấy lúa mới bén rễ hồi xanh) cây lúa sinh trưởng chậm lại. Từ ngày 14/2 trởđi nền nhiệt tăng mạnh, trời ấm áp rất thuận lợi cho lúa đẻ nhánh. Tuy nhiên đây lại là thời điểm hầu như không có mưa, trời nắng mạnh nên khu thí nghiệm phải bổ sung nước tưới từ nguồn chảy trong các khe suối đảm bảo cho lúa sinh trưởng. Tuy nhiên do nước được dẫn từ các khe núi đá vôi, nhiệt độ trong nước thấp làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của lúa.
Hình 3.1b: Đồ thị diễn biến thời tiết ở các ngày sau cấy các giống lúa khảo nghiệm ở vụ Xuân 2015 tại Tam Đường- Lai Châu
Tháng 3 (từ 39 đến 69 ngày sau cấy): Cũng là tháng rất ít mưa (chỉ có 5 ngày có mưa), nhiệt độ không khí dao động từ 16,4 đến 25,00C, trời nhiều nắng, số giờ
chiếu sáng bình quân đạt 6,37 giờ/ngày tuy thuận lợi cho quá trình quang hợp, nhưng không thực sự thuận lợi cho quá trình đẻ nhánh vì thời tiết khô hanh, lúa sinh trưởng phát triển chậm. Khu ruộng thí nghiệm tiếp tục phải bổ sung lượng nước từ
khe suối đểđảm bảo cho lúa sinh trưởng phát triển.
Tháng 4 (từ 70 đến 99 ngày sau cấy) là thời điểm có nhiều ngày mưa xen kẽ, số giờ nắng trong ngày đạt bình quân 7,25 giờ rất thuận lợi cho quá trình làm đòng và quang hợp của lúa. Tuy nhiên từ ngày 28/4 đến 30/4 khi các giống PC6, thơm RVT, Hoa khôi 4 và GL105 đang giai đoạn bắt đầu trỗ bông phơi màu lại xuất hiện mưa, trong đó ngày 30/4 mưa với lượng 22,8mm gây ảnh hưởng đến quá trình nở
hoa và thụ tinh của lúa.
Tháng 5 (giai đoạn từ 100 đến 129 ngày sau cấy): Đầu tháng 5 thời tiết không mưa, rất thuận lợi cho các giống GL105, PC6, thơm RVT và Hoa khôi 4 trỗ
là thời điểm mưa nhiều, bắt đầu vào mùa mưa trong năm, trùng với thời kỳ các giống HT6, HT9 và giống đối chứng trỗ bông phơi màu làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt của 03 giống này. Đây là tháng có nền nhiệt khá cao, dao động từ 21,6 đến 270C, trời nắng mạnh (bình quân đạt 8,19 giờ/ngày) làm cho các giống lúa PC6, Hoa khôi 4, thơm RVT và GL105 đẩy nhanh quá trình vào chắc và chín. Thời gian từ trỗđến chín của các giống này chỉ dao động trong khoảng 23 đến 26 ngày.
Tháng 6 chỉ còn 03 giống HT6, HT9 và đối chứng đang giai đoạn chín sáp
đến chín hoàn toàn (các giống GL105, PC6, thơm RVT và Hoa khôi 4 đã thu hoạch) nhiệt độ không khí cao, số giờ nắng đạt 6,04 giờ/ngày thuận lợi cho quá trình chín của 03 giống lúa HT6, HT9 và đối chứng.
Như vậy, trong suốt quá trình sinh trưởng của các giống lúa tham gia khảo nghiệm vụĐông xuân 2015, thời gian chiếu sáng thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển song yếu tố nhiệt độ và lượng mưa gây ảnh hưởng cho các giống lúa ở
một số thời kỳ: Giai đoạn mạ, nền nhiệt thấp làm mạ sinh trưởng phát triển và tốc
độ ra lá bị chậm lại; thời kỳ lúa bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh: thời kỳđầu nhiệt độ
thấp làm lúa bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh chậm, các tháng 2,3 trời ít mưa, nắng nhiều và khô hanh không thuận lợi cho lúa đẻ nhánh. Thời kỳ các giống lúa trỗ
bông phơi màu lại trùng vào những ngày mưa nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt của các giống lúa.