Kết quả đánh giá chất lượng gạo và cơm các giống khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 72)

Đánh giá chất lượng gạo được thể hiện ở các chỉ tiêu: Tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ

gạo sát, tỷ lệ gạo nguyên, chiều dài và chiều rộng hạt gạo, tỷ lệ dài trên rộng, độ bạc bụng của gạo. Đánh giá chất lượng cơm được thể hiện ở các chỉ tiêu: Mùi thơm, độ

mềm, độ dính, độ trắng, độ bóng và độ ngon. Ngoài ra còn phân tích các chỉ tiêu sinh hóa như hàm lượng amiloza, hàm lượng tinh bột ở phòng phân tích với các thiết bị phân tích hiện đại. Do hạn chế về trang thiết bị phân tích, bản thân học viên chỉđánh giá các chỉ tiêu chất lượng gạo bằng phương pháp đo đếm thực tế và đánh

giá chất lượng cơm với các chỉ tiêu theo phương pháp đánh giá cho điểm bằng cảm quan (nấu cơm của từng loại gạo và nhờ 10 cán bộ của Trung tâm Khuyến nông ăn thử) chấm điểm theo tháng đáng giá được quy định tại TCVN 8373: 2010. Kết quả

thu được như sau.

Bảng 3.13. Chất lượng xay xát các giống lúa khảo nghiệm

Tên giống Tỷ lệ gạo xay (% thóc) Tỷ lệ gạo xát (% thóc) Tỷ lệ gạo nguyên (% gạo sát) Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm) Tỷ lệ Dài/ Rộng Độ bạc bụng PC6 78,2 69,4 71,4 5,0 2,0 2,5 1 Thơm RVT 78,8 69,1 73,3 5,7 1,9 3,0 1 Hoa khôi 4 77,2 68,6 72,5 5,2 2,1 2,5 1 HT6 76,7 68,3 73,6 5,8 2,1 2,8 1 GL105 76,6 68,1 73,8 5,3 2,2 2,4 1 HT9 77,7 69,2 71,6 5,7 2,1 2,7 1 HT1 76,5 67,4 73,4 5,2 2,2 2,4 1

Ghi chú: Đánh giá vụ xuân 2015

Chất lượng xay xát bao gồm các chỉ tiêu: Tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ gạo sát và quan trọng hơn là tỷ lệ gạo nguyên. Tỷ lệ gạo nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với độ

cứng của hạt và độ bạc bụng. Chất lượng xay xát phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hạt của từng loại giống. Hạt gạo càng mảnh, dài và tỷ lệ bạc bụng càng cao thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp. Chất lượng xay xát còn phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật canh tác (nhưđiều kiện phơi, sấy, mức độ loại bỏ lép lửng...) ngoài ra nó còn phụ thuộc vào thiết bị xay, sát. Học viên sử dụng việc phơi thóc khô trên cót theo truyền thống của người dân tộc địa phương và thuê máy sát nhỏđể xay, sát.

- Tỷ lệ gạo xay: Lấy 5 kg thóc của mỗi giống đem xay, cân trọng lượng gạo xay thu được và tính tỷ lệ khối lượng giữa gạo xay và thóc. Mỗi giống thực hiện 03 mẫu và tính giá trị tỷ lệ bình quân của 03 mẫu, kết quả thu được cho thấy: Tỷ lệ gạo xay của các giống khảo nghiệm dao động từ 76,5% đến 78,8%. Tỷ lệ gạo xay thấp nhất là giống đối chứng, đạt 76,5%, cao nhất là giống thơm RVT, đạt 78,8%.

- Tỷ lệ gạo sát: Lấy số gạo xay thu được tiếp tục đưa vào sát, tính tỷ lệ khối lượng giữa gạo sát thu được với khối lượng thóc. Giá trị được lấy từ trung bình

cộng của 03 mẫu ở mỗi giống, kết quả thu được cho thấy: Tỷ lệ gạo sát của các giống khảo nghiệm dao động từ 67,4% đến 69,4%, trong đó giống đối chứng có tỷ

lệ gạo sát thấp nhất đạt 67,4%, cao nhất là giống PC6 đạt 69,4%.

- Tỷ lệ gạo nguyên: Lấy 0,1 kg gạo sát của từng mẫu, sau đó chọn ra các hạt gạo gãy, vỡ (không còn nguyên) cân trọng lượng hạt gạo vỡ, gãy, rồi tính trọng lượng gạo nguyên, sau đó tính tỷ lệ trọng lượng gạo nguyên với trọng lượng mẫu, kết quả thu được: Tỷ lệ gạo nguyên của các giống tham gia khảo nghiệm dao động từ 71,4 đến 73,8%. Trong đó giống đối chứng đạt tỷ lệ gạo nguyên là 73,4 %, các giống PC6, thơm RVT, Hoa Khôi 4, HT9 có tỷ lệ gạo nguyên thấp hơn so với đối chứng, và thấp nhất là giống PC6, đạt 71,4%. Các giống HT6, GL105 có tỷ lệ gạo nguyên cao hơn so với đối chứng, cao nhất là giống GL105 đạt 73,8%.

- Chiều dài hạt gạo: Các giống lúa thơm RVT, HT6 và HT9 có kiểu hạt dạng thon dài nên có chiều dài hạt gạo cao nhất, HT9 và thơm RVT là 5,7 mm, HT6 là 5,8mm. Các giống còn lại có kiểu hạt bầu, trong đó giống PC6 có hạt nhỏ nhất nên chiều dài hạt gạo ngắn nhất, đạt 5,0 mm, tiếp đến là giống Hoa Khôi 4 và đối chứng, đạt 5,2 mm. Giống GL105 đạt 5,3 cm.

- Chiều rộng hạt gạo: Chiều rộng hạt gạo dao động từ 1,9 đến 2,2 mm, trong

đó, giống đối chứng và GL105 có chiều rộng hạt gạo cao nhất, đạt 2,2mm, các giống còn lại đều có chiều rộng thấp hơn đối chứng. Thấp nhất là thơm RVT, đạt 1,9mm, sau đó là PC6, đạt 2,0mm, các giống còn lại đạt 2,1mm.

- Tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo: Các giống HT9, HT6 và thơm RVT có kiểu hình hạt gạo dạng thon dài nên tỷ lệ dài/rộng cao, tương ứng là 2,7, 2,8 và 3, trong khi các giống đối chứng, GL105, Hoa Khôi 4 và PC6 có kiểu hình hạt gạo dạng tròn bầu nên tỷ lệ dài/rộng thấp, giống đối chứng và GL105 đạt 2,4, còn Hoa Khôi 4 và PC6 đạt 2,5.

- Độ bạc bụng: Độ bạc bụng của hạt gạo tuy không làm ảnh hưởng xấu đến phẩm chất cơm vì khi đã nấu chín, cơm có màu đồng nhất chúng ta không phân biệt

được, nhưng độ bạc bụng làm giảm đáng kể phẩm chất xay xát và hình dáng bên ngoài của hạt gạo, vì hạt gạo có xu thế bị gãy ở phần bạc bụng, làm giảm tỷ lệ gạo

nguyên, giảm giá trị thương phẩm của gạo. Kết quả xay xát tại bảng 3.13 cho thấy Các giống tham gia khảo nghiệm đều là những giống lúa thuần chất lượng nên tỷ lệ

bạc bụng thấp, tương ứng điểm 1 (tỷ lệ bạc bụng so với diện tích hạt gạo nhỏ <10%).

Bảng 3.14. Chất lượng cơm các giống khảo nghiệm

ĐVT: Điểm

Tên giống Mùi thơm Độ mềm Độ trắng Độ ngon

PC6 2,8 3,7 4,1 3,2 Thơm RVT 4,3 4,5 4,3 4,6 Hoa khôi 4 2,6 3,2 4,2 3,0 HT6 4,4 4,6 4,4 4,8 GL105 2,6 3,1 4,2 2,9 HT9 4,3 4,3 4,5 4,4 HT1 3,1 3,2 4,0 3,1

- Mùi thơm: Các giống tham gia khảo nghiệm đều có mùi thơm của cơm, trong đó: Giống thơm RVT, HT6 và HT9 có mùi thơm đặc trưng và thơm hơn so với đối chứng (điểm từ 4,3 đến 4,4), giống HT1 có mùi thơm nhẹ, khá đặc trưng, các giống GL105, Hoa Khôi 4 và PC6 có mùi cơm, hương thơm kém đặc trưng và kém giống đối chứng (điểm dưới 3).

- Vềđộ mềm: Các giống thơm RVT, HT6 và HT9 cơm mềm, dẻo (điểm từ

4,3 đến 4,6), trong khi các giống còn lại cơm hơi mềm, tương đương với đối chứng (điểm từ 3,1 đến 3,7).

- Độ trắng: Độ trắng của cơm tất cả các giống tham gia khảo nghiệm đều

được đánh giá ở mức độ trắng ngà (điểm từ 4 đến 4,5), trong đó các giống HT6, HT9 và thơm RVT trắng hơn các giống còn lại.

- Độ ngon: Các giống thơm RVT, HT6 và HT9 được đánh giá ở mức độ khá ngon (điểm từ 4,4 đến 4,8) và ngon nhất là giống HT6, mức 4,8 điểm. Các giống Hoa Khôi 4, PC6 và đối chứng Hương thơm số 1 được đánh giá ở mức ngon (điểm từ 3,0 đến 3,2). Giống GL105 được đánh giá ở mức độ chấp nhận được (điểm 2,9).

giống có tỷ lệ dài/rộng cao bao giờ cũng là giống có chất lượng cơm tốt. Kết quả đánh giá tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo ở bảng 3.13 thể hiện rất rõ khi các giống này có tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo là cao nhất, từ 2,7 đến 3,0.

Đánh giá chung các ging lúa tham gia kho nghim

- Giống PC6: là giống sinh trưởng khỏe, cây mạ và lúa mập, khả năng đẻ

nhánh khá cao. Cây cao trung bình, bông ngắn, hạt xếp xít, hạt nhỏ dạng bầu tròn, vỏ trấu màu vàng sáng. Năng suất thực thu vụ Mùa đạt 58,3 tạ/ha, cao hơn giống

đối chứng 10,63%, vụ Đông xuân đạt 61,5 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 10%. Khả năng chống đổ tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh trung bình, khả năng chịu lạnh khá tốt trong vụĐông xuân. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng là 20 ngày ở vụĐông xuân và 30 ngày ở vụ Mùa. Chất lượng gạo và cơm tương

đương với giống đối chứng. Với thời gian sinh trưởng trong vụĐông xuân là 155 ngày, bố trí gieo mạ vào cuối tháng 12 để cấy trong tháng 1, thu hoạch vào cuối tháng 5 sẽ rất thích hợp cho việc bố trí thời vụ lúa Mùa. Vì vậy PC6 hoàn toàn phù hợp cho địa bàn các xã vùng cao của huyện Tam Đường nói chung, tỉnh Lai Châu nói riêng trong vụĐông xuân trên những chân ruộng bố trí sản xuất 02 vụ lúa. So với kết quả khảo nghiệm giống PC6 tại Nghệ An thì kết quả khảo nghiệm tại Tam

Đường Lai Châu là khác hẳn. Tại Nghệ An, giống PC6 có thời gian sinh trưởng là 85 ngày trong vụ Mùa và 120 ngày trong vụ Xuân, ngắn hơn rất nhiều so với tại địa bàn Lai Châu, cho năng suất bình quân cả 02 vụđạt 53,5 tạ/ha, thấp hơn năng suất tại Lai Châu, Từ Trọng Kim và cộng sự [7].

- Giống thơm RVT: Là giống sinh trưởng trung bình, mạ và cây lúa đanh, màu xanh lá gừng, khả năng đẻ nhánh thấp, tương đương giống đối chứng. Cây cao, dạng bông dài, hạt xếp thưa, dạng hạt thon dài, vỏ trấu màu vàng sẫm. Năng suất thực thu vụ Mùa đạt 51,3 tạ/ha, thấp hơn giống đối chứng 2,66%, vụĐông xuân đạt 55,3 tạ/ha tương đương với giống đối chứng. Khả năng chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh trung bình, khả năng chịu lạnh kém ở giai đoạn mạ trong vụĐông xuân. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng là 25 ngày ở vụ Mùa và 18 ngày ở

vụĐông xuân. Chất lượng gạo và cơm tốt, ngon hơn giống đối chứng. Với thời gian sinh trưởng là 157 ngày trong vụĐông xuân, thơm RVT cũng rất phù hợp để gieo

cấy vụĐông xuân cho các xã vùng cao của tỉnh Lai Châu để sản xuất 02 vụ lúa. Tuy nhiên đây là giống cho năng suất không cao (thấp hơn so với đối chứng) và khả

năng đẻ nhánh trung bình. Với điều kiện kinh tế của người dân vùng cao Lai Châu còn nhiều khó khăn, hầu hết là không đầu tưđược phân bón đầy đủ như trong thí nghiệm, điều này sẽ làm cho thơm RVT đẻ nhánh kém nên năng suất đạt được càng thấp, đặc biệt là người dân vùng cao hầu như chưa sử dụng phân kali, sẽ làm tăng tỷ

lệ hạt lép, dẫn đến năng suất đạt được không cao. Bên cạnh đó, với đặc điểm người dân các xã vùng cao của tỉnh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế

còn gặp nhiều khó khăn, họ chưa có điều kiện để hướng đến ăn ngon, mà mới đang hướng tới ăn no, đủăn, vì vậy giống thơm RVT chưa thực sự phù hợp cho các xã vùng cao của tỉnh. Giống này chỉ nên bố trí gieo cấy tại các khu vực mà người dân có điều kiện thâm canh cao, đầu tư đầy đủ phân bón để đảm bảo năng suất, tạo ra sản phẩm có chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm.

- Giống Hoa Khôi 4: Là giống sinh trưởng khỏe, đẻ nhánh khá. Cây cao trung bình, bông ngắn, hạt xếp xít vừa phải, hạt nhỏ dạng bầu, vỏ trấu màu vàng sáng. Năng suất thực thu vụ Mùa đạt 60 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 13,85%, vụ Đông xuân đạt 65,4 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 17%. Khả năng chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh trung bình, khả năng chịu lạnh khá tốt trong vụĐông xuân. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng là 24 ngày ở vụ Mùa và 17 ngày ở

vụĐông xuân. Chất lượng gạo và cơm tương đương với giống đối chứng. Với thời gian sinh trưởng 158 ngày trong vụĐông xuân, hoàn toàn phù hợp trong việc bố trí sản xuất 02 vụ lúa tại địa bàn các xã vùng cao của tỉnh. Trong vụĐông xuân bố trí gieo mạ vào cuối tháng 12, cấy trong tháng 1 và thu hoạch vào cuối tháng 5, thuận lợi cho bố trí thời vụ lúa Mùa.

- Giống HT6: Là giống sinh trưởng khỏe, đẻ nhánh khá. Cây cao, dạng bông dài, hạt xếp thưa, dạng hạt thon dài, vỏ trấu màu vàng sẫm, thời gian mới trỗ, vỏ trấu màu vàng xám. Năng suất thực thu vụ Mùa đạt 60,3 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 14,4 %, vụĐông xuân đạt 68,8 tạ/ha cao hơn giống đối chứng 23,1%. Khả năng chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh trung bình, khả năng chịu lạnh khá tốt trong vụ Đông xuân. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng là 21 ngày ở vụ Mùa và

5 ngày ở vụĐông xuân. Chất lượng gạo và cơm tốt, ngon hơn giống đối chứng. Mặc dù là giống cho năng suất cao nhất, chất lượng gạo cao nhất trong các giống khảo nghiệm, xong thời gian sinh trưởng quá dài trong vụĐông xuân, 170 ngày, nếu bố trí gieo cấy vụĐông xuân sẽ rất khó khăn cho việc bố trí thời vụ gieo cấy lúa mùa. Thực tế tại thí nghiệm vụĐông xuân vừa qua, ngày 6/6 mới được thu hoạch giống này. Trong khi đó các diện tích xung quanh, người dân trong xã đã cấy lúa được từ 10 - 15 ngày, thậm trí là 20 ngày. Thông thường, những diện tích cấy muộn hơn so với đại trà sẽ thường bị sâu bệnh hại tập trung gây hại và chim, chuột...phá hoại ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch khi các diện tích xung quanh đã thu hoạch xong, điều này sẽ dẫn

đến nhiều rủi ro cho sản xuất lúa vụ Mùa. Bên cạnh đó, HT6 là một trong những giống có tỷ lệ hạt lép cao. Nếu người dân không đầu tư thâm canh, bón phân cân đối,

đặc biệt là phân kali thì sẽảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Do vậy HT6 chỉ nên bố

trí gieo cấy ở thời vụ lúa Mùa khi áp lực thời vụ của vụ sau là không có hoặc vụ Đông xuân ở những nơi có cao trình dưới 700m so với mực biển. So với kết quả khảo nghiệm giống HT6 ở vụĐông xuân tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên thì giống HT6 trồng ở vụ xuân tại Lai Châu có thời gian sinh trưởng dài hơn tại Điện Biên từ 29 đến 33 ngày, chiều cao cây thấp hơn từ 10 đến 16 cm, cho năng suất bằng hoặc thấp hơn 3,7 tạ/ha. Giống HT6 trồng vụĐông xuân tại cánh đồng Mường Thanh huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên có thời gian sinh trưởng là 137 - 141 ngày, chiều cao cây từ 115 - 117 cm, tỷ lệ hạt lép từ 10 - 12,1%, cho năng suất bình quân là 69,8 - 72,5 tạ/ha, Hoàng Công Mệnh và cộng sự [11].

- Giống GL105: Là giống sinh trưởng khỏe, đẻ nhánh khỏe nhất trong các giống tham gia khảo nghiệm. Cây cao trung bình, bông ngắn, hạt xếp xít, tổng số

hạt/bông cao nhất trong các giống, hạt dạng bầu, vỏ trấu màu vàng sáng, bị hở vỏ trấu với tỷ lệ khoảng 30% số hạt. Năng suất thực thu vụ Mùa đạt 62,3 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 18,2%, vụ Đông xuân đạt 62,4 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 11,63%. Khả năng chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh trung bình, khả năng chịu lạnh khá tốt trong vụĐông xuân. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng là 19 ngày ở vụ Mùa và 20 ngày ở vụĐông xuân. Chất lượng gạo và cơm tương đương với giống đối chứng. Với thời gian sinh trưởng 155 ngày trong vụĐông xuân sẽ rất thuận

lợi trong việc bố trí gieo cấy lúa Đông xuân trên những chân ruộng 02 vụ tại các xã vùng cao của tỉnh (tương tự như PC6, Hoa Khôi 4 và thơm RVT). Tuy nhiên, đây là giống có tỷ lệ hở vỏ trấu đến 30%, với đặc điểm vụĐông xuân thu hoạch vào cuối tháng 5, là thời điểm bắt đầu mùa mưa, người dân cần chủđộng thu hoạch, phơi sấy nhanh, gọn, tránh để hạt nảy mầm ngay trên đồng ruộng. Bên cạnh đó, đây là giống có tỷ lệ hạt lép cao nhất nên khi bố trí gieo cấy giống này, cần lưu ý tích cực bón

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)