Tình hình sản xuất lúa gạo tại huyện Tam Đường và xã Khun Há

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 30)

Huyện Tam Đường là một trong những huyện trọng điểm của tỉnh Lai Châu trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng. Diện tích sản xuất lúa nước toàn huyện đạt 3.410 ha, trong đó đất sản xuất được 2 vụ lúa chỉđạt 755 ha tập trung chủ yếu ở cánh đồng Bình Lư thuộc 2 xã Bình Lư, thị trấn Tam Đường và một

số xã vùng thấp như Bản Bo, Thèn Sin. Số còn lại nằm chủ yếu ở những vùng có cao trình dưới 700 m so với mực biển. Số diện tích trên 2.600 ha còn lại chỉ sản xuất được 1 vụ lúa Mùa, tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao với cao trình trên 700 m so với mực biển như các xã Khun Há, Tả Lèng, Giang Ma, Hồ Thầu, Sơn Bình, Nùng Nàng, Sùng Phài…Trong những năm qua, các đơn vị chuyên môn và chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tại những nơi có điều kiện về đất đai, nước tưới tích cực đầu tư thâm canh tăng vụ, sản xuất 2 vụ lúa, tuy nhiên mới chỉ thực hiện được trên 10 ha tại các xã Tả Lèng, Sơn Bình, Khun Há.

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Tam Đường từ năm 2010-2014 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Lúa Đông xuân

Diện tích (ha) 686 675 722 755 750

Diệntích cho thu hoạch (ha) 661 670 720 755 750

Năng suất (tạ/ha) 54,3 52,39 54,5 47,52 56,7

Sản lượng (tấn) 3.589 3.510 3.940 3.586 4.251

Lúa Mùa

Diện tích (ha) 3.292 3.294 3.323 3.427 3.410

Diện tích cho thu hoạch (ha) 3.292 3.240 3.280 3.425 3.392

Năng suất (tạ/ha) 51,5 50,8 54,16 52,22 53,9

Sản lượng (tấn) 16.955 16.450 17.760 17.887 18.280

Nguồn: Theo Niên giám thống kê Lai Châu các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 của Cục Thống kê tỉnh Lai Châu

Tại địa bàn xã Khun Há huyện Tam Đường, trong tổng số 338 ha đất sản xuất lúa có trên 50 ha đất chủđộng nguồn nước tưới cho sản xuất 2 vụ, tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn chưa sản xuất 2 vụ lúa bao giờ, vì lo sợ cấy sẽ không được thu hoạch và ảnh hưởng đến thời vụ của vụ lúa chính là vụ Mùa. VụĐông xuân các năm 2013, 2014 Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện Tam

xã và thu được kết quả khá tốt, tuy nhiên vụĐông xuân năm 2015, toàn xã mới duy trì và nhân rộng được 15 ha sản xuất lúa Đông xuân.

Năng suất lúa bình quân của toàn huyện Tam Đường đạt 52,22 tạ/ha (vụ Mùa 2013) và 56,7 tạ/ha (vụĐông xuân 2014). Cơ cấu giống bao gồm: Lúa lai: Nghi Hương 2308; Nam Dương 99, Thục Hưng 6; LC25…lúa thuần: Hương Thơm số 1, Bắc Thơm số 7, Khang dân, DS1 và giống địa phương Séng cù.

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, diện tích sản xuất lúa Đông xuân của huyện Tam Đường tăng không đáng kể, từ 686 ha (năm 2010) lên 755 ha (năm 2013) và giảm còn 750 (năm 2014). Trong đó vẫn có những diện tích không cho thu hoạch ở vụĐông xuân như năm 2010 là 25 ha, 2011 là 5 ha. Đây là diện tích cấy ở

trên cao trình trên 700 m so với mực biển và do người dân sử dụng những giống lúa có thời gian sinh trưởng dài nên không cho năng suất. Bên cạnh đó, rất nhiều diện tích lúa Đông xuân cho thu hoạch nhưng thời gian sinh trưởng của lúa kéo dài, như

giống Khang dân 18 tại xã Khun Há năm 2014 kéo dài tới 170 ngày, giống DS1 tại xã Tả Lèng kéo dài đến 180 ngày. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thuyết phục người nông dân mạnh dạn mở rộng diện tích lúa Đông xuân tại những nơi có điều kiện. Theo báo cáo công tác Nông nghiệp và PTNT năm 2014, nhiệm vụ

năm 2015 của UBND huyện Tam Đường, năm 2014 toàn huyện gieo cấy được 750 ha lúa Đông xuân (giảm 5 ha so với vụĐông xuân 2013), năng suất bình quân đạt 56,7 tạ/ha, sản lượng đạt 4.251 tấn. Vụ Mùa toàn huyện gieo cấy được 3.410 ha (giảm 17 ha so với vụ Mùa 2013), diện tích cho thu hoạch 4.392 ha, tức là có 18 ha không cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 53,9 tạ/ha, sản lượng đạt 18.280 tấn. Như vậy, so với vụĐông xuân 2013, diện tích sản xuất lúa Đông xuân 2014 trên địa bàn huyện Tam Đường không những không tăng mà còn giảm 5 ha.

Trong cơ cấu giống của huyện Tam Đường trong vụĐông xuân và vụ Mùa 2014 thì các giống lúa thuần, lúa đặc sản địa phương được người dân chú trọng sản xuất chiếm 73,1% (vụ Mùa), 56% (vụĐông xuân) trong khi lúa lai chỉ chiếm 23,6% (vụĐông xuân) và 25 % (vụ Mùa). Các giống được sử dụng nhiều là Bắc thơm số

(vụĐông xuân) và 34% (vụ Mùa). Tuy nhiên, giống Bắc thơm số 7 qua nhiều năm

đưa vào sản xuất tại địa bàn huyện đã bộc lộ nhiều hạn chế như: nhiễm rất nặng khô vằn và bạc lá trong vụ Mùa, cuốn lá ở vụĐông xuân. Còn đối với giống Hương thơm số 1 và một số giống lúa thuần khác tuy ít nhiễm sâu bệnh hại nhưng thường bị kéo dài thời gian sinh trưởng (thời gian sinh trưởng vụ mùa khoảng 135 - 140 ngày, vụĐông xuân là 175 - 180 ngày).

Bảng 1.4. Cơ cấu và năng suất các giống lúa ở huyện Tam Đường vụ Đông xuân và vụ Mùa 2014

Tên giống

Vụ Đông xuân 2014 Vụ Mùa 2014 DT (ha) Cơ cấu (%) NS (tạ/ha) (ha) DT Cơ cấu (%) NS (tạ/ha) Tổng cộng 750 100 3.410 1. Lúa thuần 418 56 2.492,7 73,1 Bắc thơm số 7 158 21 54 893,4 26,2 51,2 Hương thơm số 1 149 20 54 1.160 34 54,6 DS1 111 15 56 Khang dân 18 439,3 12,9 53,3 2. Lúa lai 177 23,6 852,5 25 Thục Hưng 9 1,2 62 372 10,9 58,3 Nghi hương 2308 109 14,5 62 327 9,6 59,8 Nam Dương 99 39 5,2 69,4 153,5 4,5 58,6 LC25 20 2,7 62 3. Lúa đặc sản 130 17,4 Séng cù 130 17,4 54 4. Giống khác (nếp,

giống địa phương…) 25 3 57,2 64,8 1,9 47,7

Nguồn: Số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Đường năm 2014

* Thuận lợi trong sản xuất lúa tại huyện Tam Đường: Nhìn chung, sản xuất lúa tại huyện Tam Đường có một số thuận lợi như: có diện tích đất sản xuất lúa lớn so với các địa phương khác trong tỉnh (3.410 ha), diện tích đất tốt và chủđộng nguồn nước nhiều với các hệ thống thủy lợi kiên cố. Người dân trong huyện đã có một số

* Khó khăn trong sản xuất lúa tại huyện Tam Đường: Trình độ sản xuất thâm canh lúa của người dân còn nhiều hạn chế; diện tích sản xuất chủ yếu là các ruộng bậc thang nhỏ, hẹp gây khó khăn cho việc đầu tư thâm canh và đưa cơ giới hóa vào sản xuất; nhiều diện tích nằm ở cao trình trên 700m so với mực biển gây khó khăn cho sản xuất lúa Đông xuân; bộ giống lúa vẫn còn thiếu những giống phù hợp cho sản xuất vụĐông xuân tại địa bàn các xã vùng cao... Nhưng, khó khăn lớn nhất của huyện Tam Đường là diện tích sản xuất 02 vụ lúa còn rất thấp (750 ha), chiếm khoảng 22% tổng diện tích sản xuất lúa toàn huyện. Làm thế nào để có thể tăng nhanh diện tích sản xuất lúa Đông xuân là vấn đề cấp thiết hiện nay đối với sản xuất lúa tại huyện Tam Đường. Vì vậy, huyện Tam Đường nói riêng, tỉnh Lai Châu nói chung đang cần có những giống lúa chất lượng, sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao đểđưa vào sản xuất.

Chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Vật liệu gồm 7 giống lúa được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tạm thời hoặc giống quốc gia, trong đó giống Hương thơm số 1 làm giống đối chứng đang được gieo cấy phổ biến tại địa bàn huyện Tam Đường

- Giống lúa PC6 của Viện Cây lương thực - thực phẩm chọn lọc từ tổ hợp N202/DT122. Đây là giống lúa thuần chất lượng cao. Thời gian sinh trưởng vụ mùa từ 90-95 ngày, vụ xuân 120-125 ngày. Năng suất vụ Xuân 65-70 tạ/ha, vụ Mùa 60- 65 tạ/ha.

- Giống thơm RVT của Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương. Thời gian sinh trưởng ngắn, ở miền Bắc vụ Xuân từ 120-125 ngày, vụ Mùa 95-100 ngày tùy vùng sinh thái. Tiềm năng năng suất cao, ổn định tại các vùng và các vụ khác nhau. Năng suất trung bình 60-65 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 70-75 tạ/ha.

- Giống HT6 là giống lúa được Viện Cây lương thực -và Cây thực phẩm chọn tạo từ tổ hợp lai HT1/VH1 từ năm 2001. Là giống lúa thơm, có có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ Mùa 102-105 ngày, vụĐông xuân muộn: 130-135 ngày. Năng suất trung bình 6 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 7 tấn/ha/vụ, cao hơn hẳn giống lúa thơm Bắc thơm số 7. HT6

- Giống lúa GL105 do Viện Cây lương thực - cây thực phẩm chọn tạo từ tổ

hợp P6/Xi23/IRBB7/Q5. Là giống có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ Xuân: 130-135 ngày, vụ Mùa: 105-110 ngày). Năng suất đạt bình quân >60 tạ/ha, cơm ngon, mềm dẻo, đậm.

- Giống lúa HT9 được Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực - và Cây thực phẩm chọn tạo ra từ tổ hợp HT1/177 theo phương pháp chọn lọc phả hệ. Có thời gian sinh trưởng trà ngắn ngày: 105-110 ngày trong vụ Mùa; 130 - 135 ngày trong vụ Xuân. Năng suất thực thu trên diện rộng đạt 55 - 65 tạ/ha.

- Giống lúa Hoa khôi 4 của Công ty Cổ phần nông nghiệp quốc tế An Việt nhập nội và chọn lọc, đã được khảo nghiệm và sản xuất thử tại Quyết định số

209/QĐ-TT-CLT ngày 31/5/2013 của Bộ nông nghiệp và PTNT. Thời gian sinh trưởng (từ gieo sạđến thu hoạch) vụĐông xuân 105-110 ngày, vụ Mùa 90-95 ngày. - Giống HT1 đối chứng: Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc, được công nhận giống theo Quyết định số 123 QĐ/BNN-KHCN, ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ nông nghiệp và PTNT. Đây là giống đang được sử dụng gieo trồng phổ biến ởđịa phương với những đặc điểm là giống lúa thơm, gieo cấy được ở cả 2 vụ. Thời gian sinh trưởng thực tế tại địa bàn các xã vùng cao của tỉnh (các xã nằm ở

cao trình từ 700m trở lên) vụĐông xuân là 155 - 180 ngày, vụ Mùa là 125 - 140 ngày. Năng suất cao có thểđạt: 70 - 75 tạ/ha.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, tính chống chịu, năng suất và chất lượng của 7 giống lúa tại địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển các giống lúa thí nghiệm - Đánh giá khả năng chống chịu rét và sâu bệnh hại các giống lúa thí nghiệm

- Đánh giá năng suất và chất lượng giống lúa thí nghiệm

2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Thí nghiệm có 7 giống lúa: PC6(CT1), Thơm RVT(CT2); Hoa khôi 4(CT3); HT6(CT4); GL105(CT5); HT9(CT6) và giống đối chứng Hương thơm số 1(CT7).

- Diện tích ô thí nghiệm: Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 (5m x 2m). Khoảng cách giữa các ô là 10 cm và giữa các khối là 30 cm. Xung quanh ruộng thí nghiệm bố trí dải bảo vệ có chiều rộng lớn hơn 1 m.

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần nhắc lại. Sơđồ bố trí thí nghiệm 2 mùa vụ như sau

Sơ đồ bố trí thí nghiệm vụ Mùa 2014 Dải bảo vệ D ả i b ả o v ệ Khối 1 CT2 CT5 CT4 CT6 CT7 CT1 CT3 Dả i b ả o v ệ Khối 2 CT7 CT3 CT2 CT5 CT6 CT4 CT1 Khối 3 CT1 CT6 CT3 CT4 CT5 CT7 CT2 Dải bảo vệ

Sơ đồ bố trí thí nghiệm vụ Đông xuân 2015

Dải bảo vệ D ả i b ả o v ệ Khối 1 CT1 CT2 CT6 CT5 CT7 CT4 CT3 Dả i b ả o v ệ Khối 2 CT7 CT3 CT4 CT1 CT2 CT5 CT6 Khối 3 CT4 CT6 CT1 CT2 CT5 CT3 CT7 Dải bảo vệ

2.4. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Bản Sàn Phàng Thấp xã Khun Há huyện Tam Đường.

- Thí nghiệm khảo nghiệm giống tiến hành 2 mùa vụ: Vụ Mùa năm 2014 và vụĐông xuân 2015

2.5. Kỹ thuật áp dụng

- Thời vụ: Vụ Mùa gieo mạ 1/6, cấy ngày 21/6; vụ Đông xuân gieo mạ

16/12, cấy ngày 21/01. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm mạ: Áp dụng kỹ thuật làm mạ dược, xúc cấy (mạ dầy xúc). - Tuổi mạ: từ 4 - 4,5 lá.

- Đất đai: Thí nghiệm được bố trí trên chân ruộng bậc thang, đất thịt nhẹ, có

độ phì đồng đều, bằng phẳng và chủđộng tưới tiêu. Mới thực hiện cấy 02 vụ/năm từ

năm 2014 (từ 2013 trở về trước chỉ cấy 01 vụ lúa Mùa).

- Mật độ cấy: Cấy 2 dảnh, mỗi ô thí nghiệm 10 hàng. Khoảng cách cấy, hàng x hàng 20 cm, số khóm trên hàng: 35 khóm.

- Phân bón: Lượng bón cho 1ha như sau: Phân chuồng: 10 tấn; 100 N; 80 P2O5; 80 K2O.

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng và lân; bón lót trước khi cấy 50%

đạm và 30% Kali. Thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh) 40% đạm và 40% kali. Bón lần 2 (trước trỗ 17 - 22 ngày) 10% đạm và 30% kali.

- Tưới tiêu nước: Từ khi cấy đến khi kết thúc đẻ nhánh, giữ mực nước trên ruộng từ 3 đến 5cm, khi kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng từ 7 đến 10 ngày. Các giai đoạn sau, giữ mực nước không quá 10cm.

- Làm cỏ, sục bùn: Làm cỏ, sục bùn một lần kết hợp bón thúc khi lúa bén rễ

hồi xanh.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đánh giá tham khảo quy phạm khảo nghiệm VCU của Bộ NN&PTNT (QCVN 01-55: 2011/BNNVPTNT) về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lúa.

2.6.1. Mt sđặc đim nông sinh hc

- Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt). Số cây mẫu: 10 cây theo đường chéo góc; thời điểm đo: Giai đoạn chín.

- Số lá trên thân chính: theo dõi động thái ra lá, giai đoạn 1-7 lá cứ 3 ngày theo dõi 1 lần, từ lá thứ 7 thì 6 ngày theo dõi 1 lần.

- Một sốđặc điểm sinh học: Lá đòng; Màu sắc lá; Kiểu thân, đẻ nhánh; Kiểu bông, xếp hạt; Màu vỏ trấu; Màu hạt gạo. Phương pháp theo dõi đánh giá tham khảo QCVN 01-65:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa.

Màu sắc lá: Quan sát ở giai đoạn lúa chuẩn bị làm đòng với 3 mức độ biểu hiện: Xanh nhạt, xanh trung bình, xanh đậm.

Lá đòng: Quan sát ở giai đoạn lúa bắt đầu nở hoa và giai đoạn chín với các biểu hiện: Thẳng, nửa thẳng, ngang, gục xuống.

Kiểu thân: Đo chiều dài thân từ mặt đất đến cổ bông ở giai đoạn chín sữa với các biểu hiện: Rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao.

Kiểu đẻ nhánh: Quan sát ở giai đoạn làm đòng với các biểu hiện: Đứng, nửa

đứng, mở, xòe, bò lan sát mặt đất.

Kiểu bông: Quan sát trạng thái liên quan với thân (trạng thái trục chính) ở

giai đoạn chín với các biểu hiện: Thẳng, nửa thẳng, gục nhẹ, gục.

Kiểu xếp hạt: Quan sát ở giai đoạn chín với các biểu hiện: xếp xít, xếp thưa, xếp trung bình.

Màu vỏ trấu: Quan sát ở giai đoạn hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻđược bằng móng tay) với các biểu hiện: Vàng nhạt, vàng, nâu, đỏđến tím nhạt, tím, đen.

Màu hạt gạo: Quan sát mạu hạt gạo lật với các biểu hiện: Trắng, nâu nhạt, có

đốm nâu, nâu xẫm, hơi đỏ, đỏ, có đốm tím, tím, tím xẫm hoặc đen.

- Thời gian sinh trưởng: Tính số ngày từ khi gieo đến khi khoảng 85 đến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa mới chất lượng, ngắn ngày tại huyện tam đường tỉnh lai châu (Trang 30)