Hướng hoàn thiện pháp luật về XKLĐ

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thực trạng và những giải pháp hoàn thiện (Trang 70)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2Hướng hoàn thiện pháp luật về XKLĐ

Nhận thấy được những điểm hạn chế trên của pháp luật về hoạt động XKLĐ trong thời gian quan, người viết có đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về XKLĐ ở nước ta để tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc và đầy đủ hơn cho hoạt động này ở nước ta.

Thứ nhất: Cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh kịp thời, đầy đủ về hoạt hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Nhất là việc ban hành một văn bản pháp lý riêng và chi tiết về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực XKLĐ.

Thứ hai: Việc tăng mức vốn pháp định của doanh nghiệp dịch vụ là cần thiết. Cần phải căn cứ vào đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của từng thời kỳ khác nhau sao cho phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước. Theo người viết, trong điều kiện kinh tế hiện nay thì việc tăng mức vốn pháp định lên sẽ đạt được mục tiêu điều chỉnh cao hơn của quy định về vốn pháp định. Người viết, đề xuất mức vốn pháp định trong trường hợp này nên tăng lên là 10 tỷ đồng là phù hợp.

Thứ ba: Trong quy định về các khu vực, nghành nghề và công việc cấm NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là chưa phù rõ ràng. Theo người viết nên thay đổi quy định về cấm đưa NLĐ đi làm việc ở khu vực có nguy cơ xảy ra chiến sự thành cấm đưa NLĐ sang làm việc ở các nước có tình hình an ninh-chính trị bất ổn và kèm theo đó là quy định về các tiêu chuẩn về tình hình an ninh-chính trị và danh sách xếp loại các khu vực có tình hình chính trị bất ổn. Cần kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đưa NLĐ sang làm việc ở các nước không nằm trong danh sách các nước có tình hình an ninh cính trị bất ổn để có sự ứng phó kịp thời. Cần bãi bõ quy đinh cấm đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài ở các nghành nghề ca sỹ, vũ công, massage ở nhà hàng, trung tâm giải trí ở nước ngoài.

Thứ tư: Cần có quy định cụ thể hơn về việc cấm giao nhiệm vụ quản lý điều hành hoạt động XKLĐ cho người quản lý doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép. Cụ thể là chỉ cấm

giao nhiệm vụ điều hành quản lý doanh nghiệp hoạt động XKLĐ đối với trường hợp người quản lý điều hành doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép do không đổi giấy phép, không thực hiện phương án tổ chức bộ máy, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần đối với NLĐ.

Thứ năm: Bổ sung thêm điều kiện về trình độ của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp dịch vụ trong các điều kiện về việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ. Người viết đề xuất nên quy định người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ phải là người ít nhất có trình độ từ cao đẳng trở lên và có thời gian làm việc trong lĩnh vực XKLĐ hoặc quan hệ quốc tế từ 2 năm trở lên.

Thứ sáu: Cần bãi bỏ quy định NLĐ sẽ có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ hoặc một phần tiền môi giới cho doanh nghiệp dịch vụ. Và thêm vào đó là doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm tự chi trả toàn bộ khoản tiền tiền môi giới để cung ứng hợp đồng lao động.

Thứ bảy: Tăng mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi ở lại nước ngoài trái phép, bỏ trốn khỏi nơi làm việc, lôi kéo, dụ dỗ NLĐ Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép từ 80 triêu đồng đến 100 triệu đồng lên 180 đến 200 triệu đồng ở những thị trường có thu nhập cao.Người viết nghĩ rằng với mức phạt như vậy NLĐ sẽ cân nhắc giữa lợi ích có được từ việc vi phạm pháp luật với thu nhập mà họ có thể thu được khi làm việc trái phép ở nước ngoài.

Thứ tám: Theo người viết, nên ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế quản lý và bảo hộ NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Thêm vào đó là việc tổ chức và cử một bộ máy cán bộ sang các nước có đông lao động Việt Nam đang làm việc để quản lý tốt NLĐ và trợ giúp kịp thời hơn.

Thứ chín: Cần phải có văn bản quy định về các tiêu chí phân loại và xếp hạng các doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ. Quy định thêm những doanh nghiệp nào bị xếp loại yếu kém trong hai năm liên tiếp sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ XKLĐ.

Cuối cùng: Cần bổ sung thêm một quy định về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở các thị trường mà doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài nhất là thị trường có nhiều lao động nước ta như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc….. Trong đó nên quy định rõ số lượng văn phòng đại diện cần phải được thành lập ở nước ngoài và quy định nó thành một trong các điều kiện để được kinh doanh dịch vụ này.

3.2.3 Một số biện pháp hoàn thiện khác

Bên cạnh các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về XKLĐ, thì các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp dịch vụ cũng như bản thân NLĐ cần phải có những biện pháp thích

hợp để tạo điều kiện cho hoạt động XKLĐ phát triển hơn nữa.

Đối với các cơ quan Nhà nước

Hoàn thiện chính sách đầu tư, hỗ trợ tài chính cũng như nhân lực cho công tác thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin thị trường lao động ngoài nước. Trên cơ sở đó góp phần đảm bảo bình ổn thị trường hiện có, xúc tiến khai thác thị trường mới có nhiều tiềm năng, sử dụng nhiều lao động và tiếp cận để mở thêm nhiều thị trường sử dụng lao động có trình độ, tay nghề cao để tiến hành đưa các kỹ thuật viên, các chuyên gia của nước ta sang làm việc tại các thị trường này.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các ngành, các cấp trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hướng phân cấp công việc theo chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan. Phát hiện kịp thời và kiên quyết triệt phá các đường dây đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bất hợp pháp, xử lý nghiêm minh các hành vi lừa đảo của các tổ chức, các nhân. Thực hiện quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp dịch vụ, chi nhánh của doanh nghiệp dịch vụ, các trung tâm giới thiệu việc làm trong việc giới thiệu và đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước và bảo vệ NLĐ trong và ngoài nước. Cần đào tạo, bồi dưỡng bộ máy cán bộ quản lý, có năng lực thuộc cơ quan đại diện Việt Nam là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ. Có chính sách bảo hộ NLĐ không chỉ về mặt tiền lương mà cả về điều kiện an toàn, bảo hộ lao động, tạo điều kiện sống thuận lợi thoải mái, động viên khuyến khích NLĐ làm việc để tránh các tiêu cực, tai nạn xảy ra.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đến sâu rộng trong quần chúng nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp. Định hướng thông tin về nhu cầu của thị trường lao động để NLĐ kịp thời chủ động đầu tư học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động quốc tế.

Có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả cho đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động cung ứng cho nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo, tập huấn nâng cao đội ngũ cán bộ cho doanh nghiệp dịch vụ. Tổ chức soạn thảo tài liệu học tập, giáo trình theo một chuẩn mực chung phù hợp với lao động nước ta và nhu câu nước ngoài, sau đó đưa vào áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp dịch vụ đào tạo đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

sách hỗ trợ đối với những người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi hoàn thành hợp đồng trở về nước. Chính quyền địa phương cần có sự quan tâm sâu sắc, nắm bắt cụ thể tình hình lao động về nước để tạo điều kiện giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, hỗ trợ tìm việc làm, tránh rơi vào tình trạng tái thất nghiệp. Nguồn lực lượng “ hậu xuất khẩu lao động” này nếu được sử dụng hợp lý sẽ góp phần phát triển kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới và nhập kinh tế hiện nay.

Đối với các doanh nghiệp dịch vụ

Trước những thách thức, khó khăn của thị trường lao động quốc tế trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp dịch vụ để phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ hơn thì cần phải có những phương hướng chiến lược đúng đắn và sự nỗ lực vươn lên của doanh nghiệp dịch vụ trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, đứng trước vấn đề thị trường lao động ngày càng thu hẹp thì các doanh nghiệp cần có những hành động kịp thời, tìm kiếm những hướng đi mới trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh việc phát triển ở các thị trường lao động truyền thống thì doanh nghiệp dịch vụ phải chủ động tìm kiếm thị trường mới, những thị trường giàu tiềm năng cần nhiều lao động, thị trường có thu nhập cao cho NLĐ. Từng doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để đầu tư vào những thị trường nào cho thích hợp và có hiệu quả.

Đối với thị trường doanh nghiệp đưa nhiều lao động đi làm việc thì nhất thiết phải cử thêm đại diện ở nước sở tại để quản lý lao động, thường xuyên theo sát, nắm bắt diễn biến tình hình việc làm, thu nhập và tâm lý của NLĐ do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ trong những trường hợp khó khăn. Có phương án để tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ NLĐ sau khi kết thúc hợp đồng về nước tìm kiếm việc làm, tham gia các hợp đồng khác.

Cần cơ cấu lại tổ chức bộ máy phù hợp với từng giai đoạn cũng như tình hình phát triển của thị trường. Đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản trị doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên dạy nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng của doanh nghiệp để đào tạo đội ngũ NLĐ có chất lượng đưa đi làm việc ở nước ngoài. Chuyên môn hóa hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao chất lượng của hoạt động này.

Đẩy mạnh và triển khai kế hoạch liên kết, hợp tác với địa phương, doanh nghiệp khác và cơ sở đào tạo nghề trong việc đào tạo, tìm kiếm nguồn nhân lực để cung ứng cho hợp đồng với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài. Thẩm định kỹ các hợp đồng đang và sẽ triển khai để cung ứng lao động cho nước ngoài để phòng ngừa rủi ro ở mức cao nhất có

thể. Khi thỏa thuận kí hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài các doanh nghiệp dịch vụ cần xem xét, bổ sung vào hợp đồng những điều kiện chia sẽ rủi ro khi những điều kiện xấu xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có kỷ luật phù hợp với nhu cầu của phía các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài. Với các doanh nghiệp có trường dạy nghề, nên tập trung đào tạo một số nghành nghề mà doanh nghiệp có thế mạnh, đủ điều kiện mà phía nước ngoài có nhu cầu cao. Lồng ghép đào tạo ngoại ngữ trong quá trình đào tào nghề cho NLĐ. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, phong tục, tập quán của nước tiếp nhận cho NLĐ giúp cho NLĐ có thể dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng khi đi làm việc ở nước ngoài.

Đối với người lao động

Để có được một công việc phù hợp và có nguồn thu nhập cao ở nước ngoài là mong muốn của rất nhiều NLĐ ở nước ta. Tuy nhiên, để đạt được điều đó NLĐ cũng phải cần có sự phối hợp với cơ quan chức năng, các doanh nghiệp dịch vụ và tận dụng các nguồn tin có sẳn cũng như tìm kiếm thông tin về thị trường lao động nước ngoài, tích cực học tập, trau dồi kiến thức và trình độ chuyên môn để phục vụ tốt cho hoạt động làm việc ở nước ngoài.

NLĐ cần chủ động tìm kiếm thông tin về việc làm ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông để biết rõ các thông tin về hoạt động NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài cũng như chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có những quy định, chính sách hỗ trợ cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Từ đó NLĐ định hướng được những yêu cầu cơ bản của các thị trường lao động ngoài nước, cũng như xác định được mình có thể phù hợp tham gia lao động ở thị trường nào.

Tham gia học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức cũng như trình độ chuyên môn, tay nghề cho phù hợp với điều kiện của nước tiếp nhận. Bên cạnh tính cần cù, chịu khó vốn có của mình, NLĐ Việt Nam cần phải tích cực nâng cao trình độ tay nghề của mình để tăng cao khả năng cạnh tranh với các lao động đến từ các nước khác. Tiến tới những thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng lao động như Nhật Bản, Đan Mạch, Hàn Quốc…. Có như thế, NLĐ Việt Nam mới có thể giữ vững được vai trò của mình ở các thị trường truyền thống và tham gia được vào các thị trường có đòi hỏi khắt khe nhưng mang lại nguồn thu nhập cao.

nhận là một trong những việc làm rất quan trọng. Không ít các trường hợp vi phạm đáng tiếc xảy ra vì lý do này. Vì thế, NLĐ nên tìm hiểu kỹ pháp luật, các phong tục, tập quán và ngôn ngữ của nước tiếp nhận để có thể hòa nhập dễ dàng vào cộng động người bản xứ, xóa đi khoảng cách về văn hóa giữa nước ta với các nước tiếp nhận. NLĐ Việt Nam sẽ được người sử dụng lao động nước ngoài đánh giá cao hơn nếu họ tuân thủ đúng pháp luật nước tiếp nhận, và sự hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ của nước họ.

Để hạn chế các trường hợp lừa đảo NLĐ trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. NLĐ khi muốn đi làm việc ở nước ngoài nên đến các trung tâm giới thiệu việc làm ở các tỉnh, thành phố để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. NLĐ không nên vì tâm lý quá nôn nóng muốn được xuất cảnh nhanh nhanh chóng mà sẳn sàng bỏ tiền thông qua các tay môi giới, các chủ “cò”, “ mối” để được đi làm việc ở nước ngoài nhanh chóng.

Trong trường hợp NLĐ tham gia tuyển chọn ở các doanh nghiệp dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cần lưu ý khi nộp bất kỳ khoản tiền nào cho các doanh nghiệp hay chi nhánh của doanh nghiệp đều phải lấy và giữ lại các hóa đơn, biên lai thu tiền, thu phí để có chứng cứ phòng các trường hợp xảy ra tranh chấp hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản của NLĐ. Khi tham gia ký kết hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với các doanh nghiệp dịch vụ, NLĐ cần đọc và tìm hiểu kỹ các điều khoản ghi trong hợp đồng, mức tiền ký quỹ, tiền môi giới, tiền dịch vụ cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên để

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thực trạng và những giải pháp hoàn thiện (Trang 70)