Một số khó khăn, thách thức trong hoạt động XKLĐ

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thực trạng và những giải pháp hoàn thiện (Trang 63 - 66)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2Một số khó khăn, thách thức trong hoạt động XKLĐ

Thị trường lao động chưa ổn định và có ngày càng có nguy cơ bị thu hẹp. Thực trạng này xảy ra không chỉ riêng đối với các thị trường mới ngay cả các thị trường quan trọng nhất của ta hiện nay cũng có giai đoạn tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Trong đó, Đài Loan tạm dừng từ 20/1/2005và Malaysia từ ngày 26/1/2006 tạm ngừng tiếp nhận lao động của ta. Năm 2004, chúng ta đã đưa đi khoảng 68.000 lao động, trong đó Đài Loan đứng đầu với 37.000 lao động, tiếp đó là Malaysia.143 Cũng tương tự như vậy, vào tháng 8 năm 2012,Hàn Quốc đã tạm ngừng các đợt thi tuyển tiếng Hàn nhằm tiếp nhận lao động Việt Nam sang nước này. Chính phủ Anh cũng đã ngừng tiếp nhận lao động nước ta vào năm 2005 ngay sau khi vừa mới mở cửa vào đầu năm. Những mốc thời gian trên cũng cho thấy rằng thị trường XKLĐ vẫn chưa thực sự ổn định kể cả thị trường truyền

143 Phạm Tuyên, Sau Đài Loan đến lượt Malaysia tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam, Việt Báo,

http://vietbao.vn/Kinh-te/Sau-Dai-Loan-den-luot-Malaysia-tam-ngung-tiep-nhan-lao-dong-Viet-Nam/70003212/87/ , ngày truy cập[29-9-2014].

thống và các thị trường mới.

Chất lượng lao động chưa cao, dẫn tới khả năng cạnh tranh còn yếu và cơ cấu nghành nghề đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chưa đa dạng. Tuy có lợi thế về tính cần cù, siêng năng và tiếp thu kỹ thuật nhanh song lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Về tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp trước khi đi làm việc ở nước ngoài khá thấp. Trong giai đoạn 1998-2005, chỉ có 61.000 người có nghề trong tổng số 361.000 người đi làm việc ở nước ngoài chiếm 27,5%, trong những năm 2004-2007 tỉ lệ này cũng chỉ chiếm từ 14%-18%.144 Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 11 tháng đầu năm 2010, đã có hơn 76.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó nhiều nhất vẫn là lao động phổ thông làm việc tại Đài Loan và Malaysia, Lào, Macao… trong khi đó các thị trường lương cao nhưng vẫn rất ít NLĐ đáp ứng đủ điều kiện để sang làm việc.145

NLĐ sẳn sàng bỏ tiền nhờ những người trung gian như “cò”, “mối” để môi giới giúp đỡ cho họ đi làm việc ở nước ngoài làm cho tình trạng lừa đảo XKLĐ diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Tình trạng người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài bị các cá nhân hoặc doanh nghiệp không có chức năng lừa đảo để đi làm việc ở nước ngoài vẫn là vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội, được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, hầu hết nạn nhân là người lao động nghèo, thiếu thông tin, đi qua môi giới, trung gian. Theo báo cáo của Bộ Công an, thời gian qua đã điều tra, xử lý 137 vụ, khởi tố 186 bị can, xử lý hành chính 118 vụ với 133 đối tượng, đang tiếp tục điều tra 39 vụ với 88 đối tượng; tổng giá trị tài sản thiệt hại là 37,7 tỷ đồng và 1.450 USD với tổng số người bị hại trong các vụ án là 5.490 người. Hiện tượng này đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa được ngăn chặn có hiệu quả, trong đó có trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin, chính sách, pháp luật tới người dân, cũng như việc phối hợp cung cấp thông tin, đấu tranh xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.146

Tình trạng lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài diễn ra khá phổ biến. Nhất là các thị trường chủ lực như thị trường tập trung nhiều lao động Việt Nam như thị trường Đông Bắc Á. Trong đó, Thị trường Hàn Quốc là đỉnh điểm của việc NLĐ Việt Nam cư trú bất hợp pháp sau khi kết thúc thời hạn làm việc. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở các thị trường theo đó, trong năm 2013, tại 14 tỉnh phía Nam, số lượng người lao động hết hạn hợp đồng lao động ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại

144 Lưu Văn Hưng, Xuất khẩu lao động Việt Nam thời đổi mới và hội nhập, Nxb Từ điển bách khoa, năm 2011, Trang 153..

145 Bùi Sỹ Tuấn, Chất lượng lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Tạp chí Lao động và xã hội, số 397, năm 2010, trang 26.

146 Báo cáo số 365/BC-UBTVQH12 ngày 28-9-2010, Báo cáo kết quả giám sát “ Việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Hàn Quốc khá cao. Ví dụ như Đắc Lắk có 25/45 người (chiếm 56%), Bạc Liêu có 24/45 người (chiếm 53%), Quảng Ngãi có 64/126 người (chiếm 51%), Đồng Nai có 19/40 người (chiếm 47%), TP Hồ Chí Minh có 62/176 người (chiếm 35%), Cần Thơ có 36/107 người (chiếm 33%...147 Nếu tình trạng này không được giải quyết triệt để sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa NLĐ sang làm việc ở các nước này và làm mất đi uy tín của lao động nước ta trên thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp dịch vụ còn yếu về khả năng cạnh tranh, quy mô hoạt động còn nhỏ. Tính chuyên nghiệp trong công tác tổ chức và hoạt động của phần lớn doanh nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng kịp nhu cầu của hoạt động này. Trình độ cán bộ còn hạn chế, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh đa nghành chưa có sự đầu tư nhiều cho hoạt động này. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành hợp đồng cung ứng lao động giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước vẫn diễn ra, gây ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của NLĐ. Một số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động không chủ động tìm kiếm thị trường mà giao khoán các công việc này cho các chi nhánh trực thuộc, trong khi đó việc quản lý chi nhánh không chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Vấn đề không tuyển chọn lao động trực tiếp mà thông qua các khâu trung gian, môi giới nhiều làm giảm chất lượng của lao động được tuyển chọn. Việc các doanh nghiệp dịch vụ, chi nhánh thực hiện chưa nghiêm quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức, chế độ báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo thống kê của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong những năm qua, đã xảy ra 137 vụ liên quan đến lừa đảo xuất khẩu lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho biết, đến thời điểm này đã cấp phép cho hơn 169 doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động có hiệu quả, 50% hoạt động hiệu quả trung bình, số còn lại là những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.148

Quyền lợi của nhiều NLĐ tham gia làm việc ở nước ngoài bị vi phạm kể cả trong và ngoài nước. Vấn đề này diễn ra cả trước và sau khi NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, từ khâu tuyển chọn, thu phí tuyển chọn, phí dịch vụ, tiền môi giới, tiền ký quỹ, chi phí đào tạo và đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, một số doanh nghiệp dịch vụ không ngần ngại gia tăng khoản tiền môi giới để tranh nhau có được nhiều hợp đồng cung ứng lao động hơn. Tình hình vi phạm quyền lợi NLĐ ở nước ngoài chủ yếu là do chủ sử dụng lao động nước ngoài vi phạm thỏa thuận, hợp đồng với các hành vi chủ yếu như: trả lương thấp hơn hợp đồng đã ký hay nợ lương kéo dài; tự ý

147 Hoàng Tuyết, Bàn cách giảm lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Tin tức,

http://baotintuc.vn/xa-hoi/ban-cach-giam-lao-dong-cu-tru-bat-hop-phap-tai-han-quoc-20140225215145752.htm , ngày truy cập[ 29-9-2014].

148 Thanh Vân, Xử lý nghiêm doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm, Hải quan,

sang nhượng chuyển chủ không báo trước cho phía Việt Nam, không tạo điều kiện cho NLĐ được gia hạn hợp đồng.

Không những thế, vấn đề NLĐ bị lạm dụng, buộc phải làm tăng giờ, tăng ca nhưng không được trả thêm lương hay bị ngược đãi nhất là đối với những lao động làm việc trên biển vẫn diễn ra. NLĐ còn gặp một số rủi ro như nơi tiếp nhận lao động bị phá sản, đóng cửa, tình hình chiến sự căng thẳng như ở Lybia, Jordan, Malaysia buộc NLĐ phải về nước trước thời hạn. Lao động trên biển còn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như chìm tàu, cướp biển, bị bắt giữ làm con tin…. Nạn xâm hại tình dục đối với NLĐ vẫn còn diễn ra, nhất là vụ 7 lao động nữ Việt Nam bị công ty môi giới Đài Loan xâm hại đã gây bức xúc trong dư luận cũng như làm cho nhiều NLĐ hoang mang.149 Vấn đề bảo hộ NLĐ ở nước ngoài chưa được quan tâm sâu sắc, khi NLĐ gặp khó khăn ở nước ngoài thì không nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ kịp thời của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thực trạng và những giải pháp hoàn thiện (Trang 63 - 66)