5. Kết cấu của luận văn
2.5.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
Bên cạnh các quyền mà doanh nghiệp dịch vụ có được thì doanh nghiệp phải có các nghĩa vụ cơ bản sau để đảm bảo cho việc thực hiện tốt hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật:104
Doanh nghiệp phải đăng nội dung giấy phép được cấp hoặc đổi trên một trong các tờ báo viết của trung ương hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp và thông báo cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về việc đặt chi nhánh dịch vụ tại trụ sở chi nhánh đó. Đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.105 Đây là hành động cần thiết để thông báo cho cơ quan chức năng nắm rõ về hoạt động của doanh nghiệp cũng như là chi nhánh để dễ dàng quản lý, hỗ trợ cho phía doanh nghiệp. Đối với NLĐ, NLĐ sẽ biết được doanh nghiệp nào, chi nhánh nào có đủ điều kiện được hoạt động trên địa bàn để an tâm liên hệ sử dụng dịch vụ cũng như hạn chế tình trạng lừa đảo trong XKLĐ.
Doanh nghiệp dịch vụ phải trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn, số lượng người lao động của địa phương đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp phải phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.106
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động và quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động rất cần thiết.107 Trước khi tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp phải tiến hành dạy nghề phù hợp với “ đơn hàng” cũng như dạy ngoại ngữ, văn hóa của nước tiếp nhận để giúp NLĐ có thể đáp ứng được nhu cầu công việc và để hòa nhập vào cộng đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải phối hợp với bên nước
103 Khoản 1, điều 27, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
104 Khoản 2, điều 27, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
105 Khoản 2, điều 27, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
106 Khoản 2, điều 27, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
ngoài, quản lý NLĐ, giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động trong quá trình họ làm việc ở nước ngoài.108
Doanh nghiệp dịch vụ có nghĩa vụ báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày người lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo danh sách người lao động làm việc ở nước ngoài theo mẫu với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại.109 Việc báo cáo đầy đủ và chính xác về tình hình, số lượng NLĐ ở nước ngoài có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ ở nước ngoài. Nếu các doanh nghiệp tích cực báo cáo và phối hợp trong công tác quản lý lao động cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự sẽ thực hiện vai trò giúp đỡ NLĐ khi họ cần trợ giúp, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tốt hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Doanh nghiệp dịch vụ có nghĩa vụ quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và phải cử cán bộ quản lý tại các nước, khu vực doanh nghiệp đưa người lao động sang làm việc hoặc tại những thị trường lao động đặc thù theo quy định của Cục Quản lý lao động ngoài nước.110 Thông thường, các doanh nghiệp dịch vụ sẽ thành lập tổ chức gọi là nghiệp đoàn trong các doanh nghiệp nước ngoài. Nghiệp đoàn sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với NLĐ trong các vấn đề về quản lý NLĐ, trợ giúp NLĐ trong các vấn đề pháp lý, chống lại sự bóc lột lao động, đàm phán về tiền lương, đàm phán tăng ca cho NLĐ. Đây là một tổ chức rất hữu ích, là cầu nối quan trọng giữa NLĐ với các doanh nghiệp nước ngoài.
Doanh nghiệp dịch vụ phải theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, giải quyết kịp thời các phát sinh vượt quá khả năng tự giải quyết của người lao động hoặc khi người lao động yêu cầu trợ giúp. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp luật và bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại do doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật.111 Trong suốt quá trình thực hiện
108 Khoản 2, điều 27, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
109 Khoản 2, điều 27, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
110 Khoản 2, điều 27, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
hợp đồng lao động giữa NLĐ và bên sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải giám sát việc thực hiện hợp đồng giữa các bên để kịp thời giải quyết nếu xảy ra tình trạng NLĐ bỏ trốn, hủy hợp đồng hay các doanh nghiệp đơn phương chấm dứt lao động. Hoạt động này vừa có tác dụng quản lý lao động, vừa có tác dụng đảm bảo việc thực hiện đúng hợp đồng của các bên, hạn chế các tranh chấp lao động xảy ra. Trong trường hợp nếu có phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp sẽ giải quyết một cách nhanh chóng và hỗ trợ NLĐ giải quyết kịp thời hơn.
Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ phải đóng góp vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước phải trích 1% số tiền dịch vụ hằng năm thu được để đóng góp.112 Qũy hỗ trợ việc làm ngoài nước là nguồn kinh phí để hỗ trợ việc mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước, hỗ trợ cho việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp đỡ giải quyết rủi ro cho NLĐ và doanh nghiệp. Việc đóng góp vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước là hoạt động cần thiết, các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ cần có ý thức hơn trong việc đóng góp khoản tiền này.