Xử lý vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thực trạng và những giải pháp hoàn thiện (Trang 57 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

2.7.2 Xử lý vi phạm pháp luật

Việc xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nó có ý nghĩa rất quan trọng, vì thông qua việc xử lý vi phạm pháp luật này nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật này, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, các tổ chức, doanh nghiệp và nhà nước. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.126

 Xử phạt vi phạm hành chính

Doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính theo quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử xử phạt vi phạm hành chính.127

Vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các hành vi: hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ; hành vi vi phạm quy định về đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; hành vi vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho NLĐ; Hành vi vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết, thanh lý hợp đồng với NLĐ; Hành vi vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ và việc đóng góp quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và quản lý NLĐ ở ngoài nước; Hành vi vi phạm của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và một số đối tượng liên quan khác. Mức phạt vi phạm hành chính thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 triệu đồng.128

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động này phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền. Tuy nhiên, bên cạnh hai hình phạt chính này thì các đối tượng vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức phạt bổ sung như thu hồi giấy phép, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, các đối tượng này còn phải chịu một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: đình chỉ có thời hạn hoạt động

126 Điều 74, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

127 Điều 75, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

128 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng cung ứng lao động; đưa NLĐ về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận hoặc của cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền; bồi thường thiệt hại và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.129

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phải chịu một trong các hình thức xử phạt là phạt cảnh cáo, phạt tiền. Ngoài các hình thức này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà NLĐ có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là buộc về nước.130 Đối với trường hợp NLĐ ở lại nước ngoài sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú,bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt NLĐ Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định thì bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, NLĐ buộc phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc về nước trước thời hạn, cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đến 05 năm tùy theo trường hợp.131 Tuy nhiên mức phạt trên đối với NLĐ vi phạm hành chính chưa phát huy được hiệu quả, cần phải có mức phạt mới phù hợp hơn.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 75 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.132

 Xử lý hình sự

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ ở nước ngoài nhằm mục đích thi hành đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong trong lĩnh vực XKLĐ ở nước ngoài và bảo vệ an ninh trật tự xã hội, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế- xã hội với các nước .

NLĐ ở lại nước ngoài trái phép được hiểu là công dân Việt Nam được đưa đi làm

129 Điều 75, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

130 Điều 75, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

131 Điều 35, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

việc ở nước ngoài dưới hình thức XKLĐ mà trong thời hạn lao động hoặc hết thời hạn lao động theo hợp đồng đã tự ý ở lại nước tiếp nhận theo hợp đồng hoặc nước thứ ba mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Trường hợp NLĐ ở lại nước ngoài trái phép mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.133 Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ở lại nước ngoài trái phép theo quy định tại điều 274, Bộ luật hình sự là: NLĐ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả ” buộc về nước” nhưng sau 30 ngày kể từ ngày thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt mà NLĐ vẫn không tuân thủ; NLĐ đã chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và “buộc về nước”, nhưng chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày về nước được đưa đi làm việc ở nước ngoài nhưng lại bỏ trốn.134

Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, các đối tượng phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu trong cùng vụ án đó còn có các đối tượng khác phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam.135 Cá nhân tổ chức có hành vi lập kế hoạch hoặc tư vấn cho NLĐ ở lại nước ngoài trái phép; tạo điều kiện như tìm chỗ ở, cho tiền, giới thiệu việc làm hay làm giấy tờ giả, cung cấp giấy tờ tùy thân cho lao động ở lại nước ngoài trái phép hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực uy hiếp tinh thần, khống chế, lợi dụng NLĐ ở lại nước ngoài trái phép thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Nếu phạm tội nhiều lần gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.136

Việc khởi tố, điều tra và truy tố tội “ở lại nước ngoài trái phép” và tội “tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép” trong lĩnh vực xuất khẩu lao động theo hướng dẫntại Thông tư liên tịch số 09/2006 hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ ở nước ngoài. này thuộc thẩm quyền của cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Khi cần thiết phải uỷ thác điều tra hoặc khi cơ quan điều tra cấp trên xét thấy cần trực tiếp điều tra, thì việc uỷ thác điều tra hoặc cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp điều tra

133 Điều 274, Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009.

134 Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ ở nước ngoài.

135 Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ ở nước ngoài.

được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều tra hình sự.

Tòa án có thẩm quyền xét xử các vụ án về tội “ ở lại nước ngoài trái phép”, tội “ tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép” trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là Tòa án nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước trước khi xuất cảnh. Nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước được xác định là nơi bị cáo có hộ khẩu thường trú trước khi xuất cảnh, nếu như bị cáo không có hộ khẩu thường trú trước khi xuất cảnh thì nơi cư trú là nơi bị cáo có đăng ký tạm trú dài hạn hoặc thường xuyên sinh sống trước khi xuất cảnh.137 Thủ tục khởi tố, điều tra, xét xử tội “ ở lại nước ngoài trái phép” và tội “ tổ chức cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép” phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.

Với những quy định của pháp luật về điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ, các nguyên tắc tuyển chọn cũng như các quy định về các khoản chi phí mà NLĐ phải có để tham gia vào hoạt động XKLĐ đã góp phần tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho hoạt động XKLĐ ở nước ta phát triển khá bền vững trong thời gian qua. Bên cạnh đó, việc ý thức thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ, các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan theo đúng quy định của pháp luật là hoạt động rất cần thiết góp phần cho hoạt động XKLĐ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và ít rủi ro.

137 Thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ ở nước ngoài.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, giải quyết được việc làm cho NLĐ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho NLĐ và đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động XKLĐ vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thực trạng và những giải pháp hoàn thiện (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)