0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 52 -52 )

5. Kết cấu của luận văn

2.6.2 Trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài gọi chung là cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất hoạt động đối ngoại.118 Theo đó, các cơ quan đại diện của nước ta ở nước ngoài có một số trách nhiệm trong hoạt động XKLĐ nhằm bảo hộ, trợ giúp công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Cơ quan đại diện có trách nhiệm bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như tiến hành xử lý hành vi vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và

116 Điều 11, Nghi định 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

117 Điều 14 Nghị định 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

phương thức tiếp nhận lao động nước ngoài của nước sở tại để thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường để ký kết Hợp đồng cung ứng lao động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.119

Cơ quan đại diện phải hỗ trợ cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong việc thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, địa vị pháp lý của đối tác nước ngoài. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của đại diện các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp Việt Nam tại nước ngoài trong việc quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh đối với người lao động và tiến hành báo cáo và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết đối với những trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật Việt Nam.120

Cơ quan đại diện phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và cơ quan, tổ chức của nước sở tại để đưa người lao động vi phạm về nước. Đây là một trong những trách nhiệm rất quan trọng và khó khăn đối với cơ quan đại diện, nhất là đối với cơ quan đại diện ở những nước có số lượng lao động bỏ trốn cao. 121

2.6.3 Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận NLĐ

Cần theo dõi, giám sát việc chủ sử dụng lao động các quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận và sử dụng lao động nước ngoài, hòa giải, giải quyết các tranh chấp phát sinh. Sau khi người lao động Việt Nam nhập cảnh và làm việc tại nước sở tại, họ phải tuân thủ pháp luật, Luật lao động nước sở tại, nên việc hoàn thiện các văn bản pháp lí đến lao động nước ngoài làm việc tại nước mình là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, sau khi lao động Việt Nam sang làm việc tại nước ngoài, cần có quy định tập trung NLĐ tại Trung tâm quản lí lao động nước ngoài để tiếp tục đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động, yêu cầu của chủ sử dụng cũng như quy định của hợp đồng.

Dù người lao động trước khi sang làm việc tại nước ngoài đã phải qua khóa đào tạo tiếng nước ngoài và được cấp chứng chỉ, nhưng việc nghe-hiểu không phải là đơn giản. Do vậy, các Trung tâm quản lí lao động ngoài nước cũng như cán bộ làm công tác đào tạo cần định hướng tuyển phiên dịch Việt Nam biết tiếng nước sở tại để truyền đạt chi tiết, đầy đủ và chính xác quy định cho người lao động trong những ngày đầu.

Bên cạnh đó các công ty cần quan tâm hơn đối với người lao động, không có sự phân biệt giữa các nước tạo rào cản giữa họ. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu vào

119 Điều 71, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

120 Điều 71, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

các ngày lễ lớn để người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài có cảm giác như đang ở nhà mình, chính quê hương mình. Hiện nay, tình trạng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài ngày càng phổ biến. Chính phủ nước ngoài phải xây dụng những chế tài đủ mạnh, có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan để truy quét triệt để những đối tượng này. Có như vậy mới tạo sự công bằng giữa những người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài.

2.6.4 Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định tại điều 27, Luật đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp dịch vụ còn phải có trách nhiệm trong các trường hợp nộp lại, bị thu hồi Giấy phép, giải thể, phá sản.

Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ khi nộp lại, bị thu hồi Giấy phép

Doanh nghiệp dịch vụ phải nộp lại giấy phép trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp: không đổi Giấy phép hoặc không được đổi Giấy phép; không đảm bảo điều kiện hoạt động hoặc không thực hiện phương án tổ chức bộ máy theo quy định; Trong thời hạn mười hai tháng từ ngày cấp Giấy phép mà không đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; vi phạm các hành vi bị cấm, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định mà gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần đối với NLĐ.

Doanh nghiệp dịch vụ nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép trong các trường hợp trên phải có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực. Doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn trả tiền ký quỹ của NLĐ cả gốc lẫn lãi khi thanh lý Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp NLĐ không có vi phạm hợp đồng.122

Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị giải thể

Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được giải thể sau khi đã hoàn thành mọi nghĩa vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực

hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.

Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép để chuyển giao quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực nếu phương án chuyển giao được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận. Khi chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp khác, tiền ký quỹ của NLĐ, tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển cho doanh nghiệp tiếp nhận. Sau khi hoàn thành việc chuyển giao, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và bên nước ngoài biết. Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng tiền ký quỹ còn lại của doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ khác.123

Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp phá sản

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tình hình của NLĐ do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và các phương án thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực. Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản cho đến khi Tòa án quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ phải tạm dừng việc ký kết hợp đồng, tổ chức tuyển chọn và đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Doanh nghiệp dịch vụ được phép thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép hoạt động để chuyển giao quyền và nghiã vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực với điều kiện phải được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chấp nhận phương án chuyển giao. Trong trường hợp này, tiền ký quỹ của NLĐ, tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bão lãnh được chuyển cho doanh nghiệp tiếp nhận. Sau khi hoàn thành việc chuyển giao, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo cho Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và bên nước ngoài biết.

Trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thỏa thuận được việc chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ khác thì bàn giao cho Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hồ sơ của NLĐ đang làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ, tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghiã vụ bảo lãnh, tiền dịch vụ thu trước của NLĐ để Bộ Lao đông- Thương binh và Xã hội giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ đang làm việc ở nước ngoài do doanh

nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài.

2.7 Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động XKLĐ

2.7.1 Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng diễn biến một cách ổn định bình thường theo đúng những thỏa thuận. Giữa họ có thể sẽ xảy ra những bất đồng về quyền và lợi ích trong lao động. Có những bất đồng được các bên thỏa thuận và giải quyết được song cũng có thể có những bất đồng mà sự thương lượng của hai bên không thể giải quyết được. Những bất đồng, xung đột nếu được giải quyết tốt thì sẽ không trở thành mâu thuẫn, ngược lại, nếu không được giải quyết thì dễ trở thành những mâu thuẫn gay gắt. Lúc này, họ phải cần đến một trung gian (người thứ thứ ba hoặc một cơ quan có thẩm quyền được pháp luật quy định) để giải quyết.

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề.124 Tranh chấp trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: tranh chấp giữa NLĐ và doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, giữa NLĐ với người sử dụng lao động nước ngoài; giữa doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với người sử dụng lao động hoặc bên mội giới.

Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết các tranh chấp giữa các bên. Theo đó, tranh chấp giữa NLĐ với doanh nghiệp dịch vụ được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam. Tranh chấp giữa NLĐ với người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cở sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động, điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ đã ký với bên nước ngoài. Tranh chấp giữa doanh nghiệp, với người sử sụng lao động hoặc bên môi giới nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thoả thuận đã ký, quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận, điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ đã ký với bên nước ngoài.125

Trên cơ sở những quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận cũng như các quy định của điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên thì các tranh chấp xảy ra

124 Điều 157, Bộ Luật lao động năm 2012.

giữa các bên được giải quyết một cách bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2.7.2 Xử lý vi phạm pháp luật

Việc xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nó có ý nghĩa rất quan trọng, vì thông qua việc xử lý vi phạm pháp luật này nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật này, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, các tổ chức, doanh nghiệp và nhà nước. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.126

 Xử phạt vi phạm hành chính

Doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính theo quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử xử phạt vi phạm hành chính.127

Vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các hành vi: hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ; hành vi vi phạm quy định về đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; hành vi vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho NLĐ; Hành vi vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết, thanh lý hợp đồng với NLĐ; Hành vi vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ và việc đóng góp quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và quản lý NLĐ ở ngoài nước; Hành vi vi phạm của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và một số đối tượng liên quan khác. Mức phạt vi phạm hành chính thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 triệu đồng.128

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động này phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền. Tuy nhiên, bên cạnh hai hình phạt chính này thì các

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 52 -52 )

×