Điều kiện kinh doanh dịch vụ XKLĐ

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thực trạng và những giải pháp hoàn thiện (Trang 27 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

2.1Điều kiện kinh doanh dịch vụ XKLĐ

2.1.1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ XKLĐ

Hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua đã đem lại lợi ích kinh tế khá lớn cho người lao động cũng như các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ này. Tuy nhiên, do khoản lợi ích thu được từ việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khá lớn, khiến các doanh nghiệp mong muốn kinh doanh nghành, nghề này càng nhiều. Để lựa chọn những doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn kinh doanh nghành, nghề này cũng như nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thì Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 đã quy định loại hình dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là nghành nghề kinh doanh có điều kiện.38 Chỉ có những chủ thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật mới được kinh doanh dịch vụ XKLĐ.

Thứ nhất: Điều kiện về vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu do pháp luật quy định để thành lập doanh nghiệp.39 Đối với các doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ XKLĐ thì cần phải có mức vốn pháp định là 5 tỷ đồng.40 Đây là “ngưỡng” tài chính tối thiểu mà Nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp muốn tham gia vào kinh doanh dịch vụ XKLĐ phải đáp ứng và chứng minh được rằng doanh nghiệp hội đủ điều kiện

38 Điều 8, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

39 Khoản 7, điều 4, Luật doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009.

40 Điều 3, Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

này. Doanh nghiệp phải có văn bản xác nhận mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại về mức vốn pháp định của doanh nghiệp dịch vụ là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Vốn pháp định trong trường hợp này đóng vai trò quan trọng trong việc nhà nước kiểm soát hoạt động đầu tư, kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp dựa trên mức vốn tối thiểu mà nhà nước đã quy định. Đây được xem là biện pháp cần thiết đánh giá đúng thực lực, quy mô của từng doanh nghiệp, hạn chế tình trạng đầu tư theo kiểu “tay không ra trận” gây rủi ro cho hoạt động của nền kinh tế và lợi ích của các bên liên quan. Tuy nhiên, theo người viết thì với mức vốn pháp định hiện hành vẫn chưa phát huy được hết vai trò của nó.

Thứ hai: Điều kiện về giấy phép hoạt động. Sau khi đáp ứng được mức yêu cầu về vốn pháp định nêu trên, doanh nghiệp dịch vụ sẽ nộp hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền xem xét và tiến hành cấp giấy phép theo quy định. Quy trình cấp giấy phép hoạt động dịch vụ XKLĐ sẽ được người viết phân tích chi tiết hơn ở phần giấy phép hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp dịch vụ là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.41

Thứ ba: Điều kiện về chủ thể. Như chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh dịch vụ XKLĐ là một hoạt động khá nhạy cảm và mang tính cạnh tranh gay gắt. Hoạt động này không chỉ những liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh đất nước con người Việt Nam ta ở nước ngoài cũng như việc phát triển quan hệ ngoại giao với các nước. Bởi vậy cho nên, chỉ có những doanh nghiệp đã được thành lập theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam mới được xem xét cấp giấy phép hoạt động.

Thứ tư: Điều kiện về tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ. Tiền ký quỹ có vai trò đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ cũng như hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh việc có đầy đủ vốn pháp định có quy định pháp luật, doanh nghiệp dịch vụ còn phải có mức tiền ký quỹ theo quy định là 1 tỷ đồng. Trường hợp số tiền ký quỹ được doanh nghiệp dùng để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến NLĐ thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp phải nộp bổ sung cho đủ mức tiền ký quỹ theo quy định. Doanh nghiệp dịch vụ tiến hành ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt tru sở chính. Trong trường hợp, doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thì Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có quyền sử dụng số tiền ký quỹ tại ngân hàng của doanh nghiệp để giải quyết các

41 Điều 8, Nghị định số 126/2007 NĐ-CP ngày 1-8-2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006.

vấn đề phát sinh.42

Thứ năm: Doanh nghiệp phải có đề án hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Đề án phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được nhu cầu của hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.43

Nội dung đề án hoạt động phải bao gồm các nội dung về tên, địa chỉ giao dịch, loại hình doanh nghiệp, nghành nghề kinh doanh, vốn và cơ cấu vốn, chũ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp theo ủy quyền. Riêng đối với các doanh nghiệp đang hoạt động cần nêu rõ mức vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong đề án cũng phải nêu được dự kiến thị trường và nghành nghề đưa NLĐ đi làm việc cũng như địa bàn mà doanh nghiệp tuyển chọn lao động. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn phải có các phương án tổ chức bộ máy hoạt động, phương án tài chính và phương án tuyển chọn lao động, bồi dưỡng kiến thức cũng như quản lý lao động làm việc ở nước ngoài. Trên cơ sở tham khảo đề án hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ, cơ quan cấp giấy phép sẽ tiến hành cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp có đề án thể hiện được phương án tổ chức hoạt động rõ ràng và đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí theo yêu cầu.

Thứ sáu: Doanh nghiệp phải có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Bộ máy hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ bao gồm trung tâm XKLĐ hoặc các phòng nghiệp vụ XKLĐ, trường hoặc trung tâm đào tạo, bộ phận theo và dõi quản lý lao động ngoài nước và các chi nhánh được giao nhiệm vụ nếu có.44 Bộ máy hoạt động của doanh nghiệp có nhiệm vụ chức năng thực hiện hoạt động theo giấy phép hoạt động dịch vụ và nội dung của đề án.45

Thứ bảy: Điều kiện về người lãnh đạo, điều hành. Hoạt động dịch vụ XKLĐ là hoạt động khá phức tạp vì nó có liên quan đến nhiều nghành nhiều kĩnh vực khác nhau cho nên cần phải có những quy định chặt chẽ về điều kiện trở thành người lãnh đạo điều hành của doanh nghiệp để đmả bảo những người lãnh đạo điều hành có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc. Bên cạnh những tiêu chuẩn cơ bản về năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở

42 Điều 5, Nghị định số 126/2007 NĐ-CP ngày 1-8-2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006.

43 Điều 9, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

44 Điều 3, Quyết định số 19/ 2007/QĐ-BLĐTBXH quy định tổ chức bộ máy hoạt động và bộ máy chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ trong hoạt động XKLĐ.

nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế; lao động đi làm việc ở nước ngoài.46 Ngoài ra, người điều hành hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ không được là người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoặc do người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.47

Ngoài ra, các doanh nghiệp dịch vụ được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động phải trực tiếp tổ chức hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.48 Chỉ có những doanh nghiệp đủ điều kiện đã được Bộ Lao đông-Thương Binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ mới được phép kinh doanh loại hình dịch vụ này. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng giấy phép hoạt động của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của mình để tiến hành hoạt động đưa NLD đi làm việc ở nước ngoài.49 Quy định này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn cho toàn bộ hệ thống XKLĐ nói riêng cũng như tình hình kinh- tế xã hội nước ta nói chung.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thực trạng và những giải pháp hoàn thiện (Trang 27 - 30)