5. Kết cấu của luận văn
2.7.1 Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng diễn biến một cách ổn định bình thường theo đúng những thỏa thuận. Giữa họ có thể sẽ xảy ra những bất đồng về quyền và lợi ích trong lao động. Có những bất đồng được các bên thỏa thuận và giải quyết được song cũng có thể có những bất đồng mà sự thương lượng của hai bên không thể giải quyết được. Những bất đồng, xung đột nếu được giải quyết tốt thì sẽ không trở thành mâu thuẫn, ngược lại, nếu không được giải quyết thì dễ trở thành những mâu thuẫn gay gắt. Lúc này, họ phải cần đến một trung gian (người thứ thứ ba hoặc một cơ quan có thẩm quyền được pháp luật quy định) để giải quyết.
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề.124 Tranh chấp trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: tranh chấp giữa NLĐ và doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, giữa NLĐ với người sử dụng lao động nước ngoài; giữa doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với người sử dụng lao động hoặc bên mội giới.
Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết các tranh chấp giữa các bên. Theo đó, tranh chấp giữa NLĐ với doanh nghiệp dịch vụ được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam. Tranh chấp giữa NLĐ với người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cở sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động, điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ đã ký với bên nước ngoài. Tranh chấp giữa doanh nghiệp, với người sử sụng lao động hoặc bên môi giới nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thoả thuận đã ký, quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận, điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ đã ký với bên nước ngoài.125
Trên cơ sở những quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận cũng như các quy định của điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên thì các tranh chấp xảy ra
124 Điều 157, Bộ Luật lao động năm 2012.
giữa các bên được giải quyết một cách bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.