5. Kết cấu của luận văn
2.6.4 Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định tại điều 27, Luật đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp dịch vụ còn phải có trách nhiệm trong các trường hợp nộp lại, bị thu hồi Giấy phép, giải thể, phá sản.
Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ khi nộp lại, bị thu hồi Giấy phép
Doanh nghiệp dịch vụ phải nộp lại giấy phép trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp: không đổi Giấy phép hoặc không được đổi Giấy phép; không đảm bảo điều kiện hoạt động hoặc không thực hiện phương án tổ chức bộ máy theo quy định; Trong thời hạn mười hai tháng từ ngày cấp Giấy phép mà không đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; vi phạm các hành vi bị cấm, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định mà gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần đối với NLĐ.
Doanh nghiệp dịch vụ nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép trong các trường hợp trên phải có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực. Doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn trả tiền ký quỹ của NLĐ cả gốc lẫn lãi khi thanh lý Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp NLĐ không có vi phạm hợp đồng.122
Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp bị giải thể
Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được giải thể sau khi đã hoàn thành mọi nghĩa vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực và bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và phương án thực
hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực.
Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép để chuyển giao quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực nếu phương án chuyển giao được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận. Khi chuyển giao quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp khác, tiền ký quỹ của NLĐ, tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được chuyển cho doanh nghiệp tiếp nhận. Sau khi hoàn thành việc chuyển giao, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo cho Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và bên nước ngoài biết. Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng tiền ký quỹ còn lại của doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ khác.123
Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp phá sản
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tình hình của NLĐ do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài và các phương án thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực. Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản cho đến khi Tòa án quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ phải tạm dừng việc ký kết hợp đồng, tổ chức tuyển chọn và đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.
Doanh nghiệp dịch vụ được phép thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ khác có Giấy phép hoạt động để chuyển giao quyền và nghiã vụ trong Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài còn hiệu lực với điều kiện phải được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chấp nhận phương án chuyển giao. Trong trường hợp này, tiền ký quỹ của NLĐ, tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bão lãnh được chuyển cho doanh nghiệp tiếp nhận. Sau khi hoàn thành việc chuyển giao, doanh nghiệp dịch vụ phải báo cáo cho Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và bên nước ngoài biết.
Trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thỏa thuận được việc chuyển giao cho doanh nghiệp dịch vụ khác thì bàn giao cho Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hồ sơ của NLĐ đang làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ, tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghiã vụ bảo lãnh, tiền dịch vụ thu trước của NLĐ để Bộ Lao đông- Thương binh và Xã hội giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ đang làm việc ở nước ngoài do doanh
nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài.
2.7 Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động XKLĐ
2.7.1 Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng diễn biến một cách ổn định bình thường theo đúng những thỏa thuận. Giữa họ có thể sẽ xảy ra những bất đồng về quyền và lợi ích trong lao động. Có những bất đồng được các bên thỏa thuận và giải quyết được song cũng có thể có những bất đồng mà sự thương lượng của hai bên không thể giải quyết được. Những bất đồng, xung đột nếu được giải quyết tốt thì sẽ không trở thành mâu thuẫn, ngược lại, nếu không được giải quyết thì dễ trở thành những mâu thuẫn gay gắt. Lúc này, họ phải cần đến một trung gian (người thứ thứ ba hoặc một cơ quan có thẩm quyền được pháp luật quy định) để giải quyết.
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề.124 Tranh chấp trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bao gồm: tranh chấp giữa NLĐ và doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, giữa NLĐ với người sử dụng lao động nước ngoài; giữa doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài với người sử dụng lao động hoặc bên mội giới.
Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết các tranh chấp giữa các bên. Theo đó, tranh chấp giữa NLĐ với doanh nghiệp dịch vụ được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam. Tranh chấp giữa NLĐ với người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cở sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động, điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ đã ký với bên nước ngoài. Tranh chấp giữa doanh nghiệp, với người sử sụng lao động hoặc bên môi giới nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thoả thuận đã ký, quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận, điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ đã ký với bên nước ngoài.125
Trên cơ sở những quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận cũng như các quy định của điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên thì các tranh chấp xảy ra
124 Điều 157, Bộ Luật lao động năm 2012.
giữa các bên được giải quyết một cách bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2.7.2 Xử lý vi phạm pháp luật
Việc xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nó có ý nghĩa rất quan trọng, vì thông qua việc xử lý vi phạm pháp luật này nhằm hạn chế hành vi vi phạm pháp luật này, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, các tổ chức, doanh nghiệp và nhà nước. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.126
Xử phạt vi phạm hành chính
Doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính theo quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử xử phạt vi phạm hành chính.127
Vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các hành vi: hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ; hành vi vi phạm quy định về đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; hành vi vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho NLĐ; Hành vi vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết, thanh lý hợp đồng với NLĐ; Hành vi vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ và việc đóng góp quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và quản lý NLĐ ở ngoài nước; Hành vi vi phạm của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và một số đối tượng liên quan khác. Mức phạt vi phạm hành chính thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 triệu đồng.128
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, doanh nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động này phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền. Tuy nhiên, bên cạnh hai hình phạt chính này thì các đối tượng vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức phạt bổ sung như thu hồi giấy phép, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, các đối tượng này còn phải chịu một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: đình chỉ có thời hạn hoạt động
126 Điều 74, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
127 Điều 75, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
128 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.
đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng cung ứng lao động; đưa NLĐ về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận hoặc của cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền; bồi thường thiệt hại và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.129
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phải chịu một trong các hình thức xử phạt là phạt cảnh cáo, phạt tiền. Ngoài các hình thức này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà NLĐ có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là buộc về nước.130 Đối với trường hợp NLĐ ở lại nước ngoài sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú,bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt NLĐ Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định thì bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, NLĐ buộc phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc về nước trước thời hạn, cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đến 05 năm tùy theo trường hợp.131 Tuy nhiên mức phạt trên đối với NLĐ vi phạm hành chính chưa phát huy được hiệu quả, cần phải có mức phạt mới phù hợp hơn.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 75 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.132
Xử lý hình sự
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ ở nước ngoài nhằm mục đích thi hành đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong trong lĩnh vực XKLĐ ở nước ngoài và bảo vệ an ninh trật tự xã hội, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế- xã hội với các nước .
NLĐ ở lại nước ngoài trái phép được hiểu là công dân Việt Nam được đưa đi làm
129 Điều 75, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
130 Điều 75, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.
131 Điều 35, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
việc ở nước ngoài dưới hình thức XKLĐ mà trong thời hạn lao động hoặc hết thời hạn lao động theo hợp đồng đã tự ý ở lại nước tiếp nhận theo hợp đồng hoặc nước thứ ba mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Trường hợp NLĐ ở lại nước ngoài trái phép mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.133 Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ở lại nước ngoài trái phép theo quy định tại điều 274, Bộ luật hình sự là: NLĐ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả ” buộc về nước” nhưng sau 30 ngày kể từ ngày thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt mà NLĐ vẫn không tuân thủ; NLĐ đã chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và “buộc về nước”, nhưng chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày về nước được đưa đi làm việc ở nước ngoài nhưng lại bỏ trốn.134
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước