Khu vực nghành nghề và công việc cấm đưa NLĐ đi làm việ cở nước

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thực trạng và những giải pháp hoàn thiện (Trang 36 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2Khu vực nghành nghề và công việc cấm đưa NLĐ đi làm việ cở nước

Pháp luật Việt Nam có quy định người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, trong đó có một số khu vực, ngành nghề và công việc bị cấm làm việc. Những quy định này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, sức khỏe và an toàn tính mạng cũng như thuần phong mỹ tục của người lao động Việt Nam khi

70 Điều 42, Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

tham gia ký kết hợp đồng lao động ở nước ngoài.

Các doanh nghiệp dịch vụ không được đưa NLĐ đi làm việc ở các khu vực có chiến sự hay có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh nguy hiểm. Đây đều là những khu vực rất nguy hiểm, nếu như các doanh nghiệp tiến hành đưa NLĐ sang làm việc sẽ có nguy cơ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra đối với NLĐ cũng như an ninh xã hội của đất nước.72

Trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của NLĐ cũng như thuần phong mỹ tục người Việt Nam, pháp luật quy định những công việc cấm NLĐ Việt Nam làm ở nước ngoài ở những nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không phù hợp với thể trạng của người Việt Nam, công việc ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam như: Nghề vũ công, ca sĩ, massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí; Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với các chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với magan, thủy ngân; Công việc phải tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quạng phóng xạ các loại.; Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, đisunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh; Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương); Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả; Công việc mà nước tiếp nhận lao động và Việt Nam cấm.73

Từ những quy định trên cho thấy pháp luật Việt Nam luôn đặt ra những điều khoản để bảo vệ người lao động, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong khuôn khổ mà nhà làm luật có thể dự liệu được. Điều đó góp phần thu hút lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, tạo sự an tâm, tin tưởng cho người lao động khi có muốn tham gia vào mối quan hệ lao động vốn phức tạp này. Tuy nhiên, theo người viết trong danh mục các quy định này vẫn còn một số điểm chưa thật sự khả thi và quá” bảo thủ” không phù hợp với tình hình thực tế .

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thực trạng và những giải pháp hoàn thiện (Trang 36 - 37)