Đánh giá một cách tổng quát thì có thể nhận định rằng, so với LTNBTCNN năm 2009 thì các văn bản quy phạm pháp luật trước đó chưa có khả năng bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của cá nhân vì một số hạn chế chủ yếu:
Thứ nhất, pháp luật về bồi thường nhà nước còn phân tán, không có hệ thống và hiệu lực pháp lý của văn bản điều chỉnh trực tiếp có giá trị thấp.Những quy định trong Hiến pháp năm 2013 còn chung chung, chưa quy định trực tiếp về trách nhiệm bồi thường nhà nước. Những văn bản LTNBTCNN năm 2009 và các văn bản pháp luật hướng dẫn đều chỉnh trực tiếp về trách nhiệm hoàn trả, tuy nhiên thực tế lại rất ít trường hợp người thi hành công vụ gây ra oan chịu trách nhiệm hoàn trả. Trong đó vụ việc gây chú ý dư luận trong thời gian qua là vụ việc xét xử oan ông Nguyễn Thanh Trấn về tội giết người. Cụ thể “…Giữa tháng 8/2003, chị Nguyễn Thị Hoan bị giết hại tại nhà riêng ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Công an xác định ông Chấn, hàng xóm với nạn nhân, là thủ phạm nên thực thi lệnh bắt. TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt ông án tù chung thân do giết người “có tính chất côn đồ”.
Ngay sau khi ông Chấn được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đình chỉ điều tra và xác định vô tội, Công an tỉnh Bắc Giang thừa nhận "có sai sót" trong quá trình điều tra. Trước việc ông Chấn tố cáo đã bị nhóm cán bộ điều tra ép cung, dùng nhục hình, VKSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Nhật Luật (nguyên thượng tá, phó công an huyện Việt Yên, Bắc Giang) và ông Đặng Thế Vinh (nguyên trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang) để điều tra về hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án”.59 Với vụ việc mà người viết đã trình bày mặc dù đã xác định đối tượng xử oan ông Nguyễn Thanh Trấn nhưng trên thực tế số tiền bồi thường bao nhiêu, bồi thường ở những khoản nào chưa được quy định cụ thể. Mà chủ yếu là do ông Nguyễn Thanh Trấn yêu cầu và liệt kê các
khoản theo nguyện vọng. Bởi, LTNBTNN năm 2009 ra đời trách nhiệm bồi thường nhà nước mới bước đầu được thực hiện trên thực tiễn, cũng chỉ áp dụng đối với các trường hợp bồi thường các cơ quan trong lĩnh vực tố tụng hình sự và chưa có sự điều chỉnh đối với các trường hợp liên đới chịu trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ một cách cụ thể.
Thứ hai, trách nhiệm hoàn trả của công chức chưa được quy định rõ ràng và chưa có tác dụng giáo dục trực tiếp đối với công chức. Bên cạnh đó, những quy định pháp luật này chưa tạo nên cơ sở pháp lý đủ mạnh và đủ sức răn đe cán bộ thi hành công vụ trong quá trình thực hiện. Mặc dù,hiện nay vấn đề trách nhiệm hoàn trả của công chức đã được pháp luật quy định tại Điều 30 BLTTHS năm 2003 quy định: Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự phải bồi thường thiệt hại; Người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Điều 56 LTNBTCNN năm 2009 chỉ quy định: Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.. LTNBTCNN năm 2009 đã bước đầu cụ thể hoá hai điều luật trên thành một số quy định như: Tthành lập Hội đồng quyết định việc hoàn trả (Điều 58) LTNBTCNN năm 2009 và Điều 13 Nghị định 16/2010/NĐ-CP; Căn cứ xác định việc hoàn trả (Điều 57) LTNBTCNN năm 2009 và Điều 16 Nghị định 16/2010/NĐ-CP; Phương thức hoàn trả và mức khấu trừ vào tiền lương hàng tháng nếu công chức không thể hoàn trả ngay trong một lần (Điều 62) LTNBTCNN năm 2009.
LTNBTCNN năm 2009 cũng đã có quy định việc hoàn trả nhưng cũng không quy định cụ thể việc hoàn trả như thế nào mà chỉ xác định: “Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định
tại Điều 26 của luật này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả”. Vì việc xác định
lỗi là vấn đề gặp nhiều khó khăn và xác định lỗi cố ý hay vô ý trong các trường hợp, vậy trong trường hợp lỗi bắt nguồn từ người thi hành công vụ của cơ quan khác thì sao?, mức lương hiện nay của người thi hành công vụ có bồi hoàn thiệt hại được hết hay không? Thực tiễn cho thấy, trong quá trình triển khai thực hiện LTNBTCNN năm 2009 rất ít có trường hợp người thi hành công vụ trong các cơ quan tố tụng hình sự phải thực hiện trách nhiệm hoàn trả mà chủ yếu là bị xử lý nội bộ.
Một vấn đề nổi cộm trong thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại đối với các vụ việc oan về hình sự là việc giải quyết vấn đề hoàn trả kinh phí bồi thường cho cơ quan tiến hành tố tụng của người gây thiệt hại. BLTTHS năm 2003 quy định về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ trong tố tụng hình sự, nhưng cũng không có quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn trả, cũng chưa có cơ chế pháp lý cụ thể. Quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều người, nhiều mối quan hệ, nhiều cơ quan và cơ quan tiến hành tố tụng. Trong các quan hệ đó, vấn đề hoàn trả bồi thường cho cơ quan nhà nước rất phức tạp, do yêu cầu phải xác định phạm vi của từng cơ quan và từng người tiến hành tố tụng. Nguyên nhân chủ yếu là không xác định được phạm vi, giới hạn trách nhiệm của người tiến hành tố tụng cũng xuất phát từ sự thiếu thiện chí dân chủ khi giải quyết vấn đề hoàn trả của người tiến hành tố tụng có trách nhiệm. Hiện tượng trên làm sai, dưới phải chịu và khi oan xảy ra không ai muốn nhận trách nhiệm biểu hiện khá rõ ở một số cơ quan tiến hành tố tụng.
Người viết xin đưa ra một số giải pháp từ các tồn tại trên:
Thứ nhất: Cần quy định về trách nhiệm liên đới bồi thực hiện nghĩa vụ hoàn
trả giữa người tiến hành trong tố tụng cụ thể. Cần khẳng định trách nhiệm trước tiên và trên hết thuộc về Nhà nước trong việc giải quyết, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho công dân bị oan sai do các cơ quan tố tụng đã gây ra đồng thời xác định rõ cơ sở phân định trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đã gây ra oan sai, rồi sao đó mới xét trách nhiệm liên đới hoàn trả giữa người tiến hành trong tố tụng hình sự.
Thứ hai: Trong phạm vi trách nhiệm của mình các cơ quan trong tiến hành tố
tụng áp dụng các biện pháp phòng chống oan và đảm bảo người thi hành công vụ của cơ quan nào gây ra oan phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật; Có sự phối hợp giữa các Cơ quan điều tra, Viện kiêm sát, Tòa án. Các cơ quan thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; Phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và phải thông báo cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án mọi hành vi xảy ra trong lĩnh vực quản lý của mình; Có quyền kiến nghị gửi các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án để phối hợp xử lý đối với người thi hành công vụ gây ra oan và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả và liên đới hoàn trả.
Thứ ba: Căn cứ xác định trách nhiệm là chức năng nhiệm vụ được giao theo
thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết tạo điều kiện cho người tiến hành tố tụng có lỗi được tham gia giải quyết bồi thường cho người bị oan để có sự trách nhiệm của người bị mắc lỗi và làm giảm bớt phần nào đó về nỗi đau của mình khi chịu oan. Sự có mặt của người tiến hành tố tụng có lỗi cùng tham gia hòa giải, thuyết phục, giải thích để người bị oan thông cảm, làm dịu sự căng thẳng, làm nhẹ bớt nỗi đau tinh thần của người bị oan.
Bên cạnh đó, Điều 18 Nghị định 16/2010/NĐ-CP: Xác định trách nhiệm hoàn trả trong trường hợp người thi hành công vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khi lỗi trái pháp luật của người thi hành công vụ là một hành vi phạm pháp hình sự, thì phải để cho các cơ quan tố tụng hình sự xử lý theo luật hình sự, mà cơ quan quản lý trực tiếp cán bộ, công chức có lỗi không được can thiệp để bồi thường hầu che đỡ không đúng luật cho người trong cơ quan của mình, để tránh né một bản án hình sự. Phòng ngừa cơ quan Nhà nước lợi dụng luật bồi thường để bao che tội phạm là cán bộ, công chức.
KẾT LUẬN
Tố tụng hình sự là hoạt động của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc điều tra, truy tố và xét xử vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Một trong những nhiệm vụ căn bản của pháp luật tố tụng hình sự là phát hiện chính xác, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội (Điều 1 BLTTHS năm 2003). Tuy nhiên, trên thực tế với nhiều lí do khác nhau mà vẫn còn có những vụ án oan và nhiều người thiệt hại cả về thể chất lẫn tinh thần do các hành vi gây oan trong các vụ án đó gây ra. Mặc thực tế phát sinh trách nhiệm bồi thường oan và liên đới bồi thường oan trong tố tụng hình sự gặp nhiều khó khăn vướng mắc.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự là phạm vi trách nhiệm đã được quy định trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Như vậy hành vi gây thiệt hại cán bộ công chức trong hoạt động tố tụng hình sự với trách nhiệm trước tiên được quy định thuộc về cán bộ, công chức nơi cơ quan đó làm sai dẫn đến oan và sau đó là trách nhiệm bồi hoàn của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ khó xác định được đâu là trách nhiệm về cơ quan nào, xác đinh trách nhiệm của Hội đồng xét xử ra sao sẽ khó được phân định. Trong mối quan hệ đó việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường trong tố tụng hình sự giữa các cơ quan và trách nhiệm liên đới Hội đồng xét xử là vô cùng quan trọng đảm bảo các chủ thể khi cùng gây ra thiệt hại dẫn đến oan người vô tội phải có trách nhiệm liên đới bồi thường tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm như hiện nay. Vì những yếu tố trên, do vậy để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người bị oan do người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng hình sự gây ra, tránh tình trạng phân chia trách nhiệm khi cùng liên đới chịu trách nhiệm, né tránh đùn đẩy cho nhau thì yêu cầu phải có trách nhiệm liên đới bồi thường trong tố tụng hình sự là rất cần thiết. Điển hình là vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn hay vụ án oan của ông Lương Ngọc Phi hoặc vụ án oan của bảy thanh niên ở tỉnh Sóc Trăng…là vụ án điển hình gây bức xúc dư luận hiện nay. Việc bỏ lọt trách nhiệm đối với các cơ quan là quá lớn vì thế cần ban hành trách nhiệm liên đới là cần thiết và thiết thực.
Qua nghiên cứu “Luận văn tốt nghiệp: Nghĩa vụ hoàn trả và liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp gây ra oan trong tố tụng hình sự”, bên cạnh việc đưa ra các lý luận và phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về hoàn trả và nghĩa vụ liên đới hoàn trả, người viết còn nhìn nhận và đưa ra một số
dụng các quy định của pháp luật hiện hành. Qua đó, thấy được những hạn chế của pháp luật hiện hành cũng như những khó khăn trong thực tiễn và từ đó người viết đưa ra một số giải pháp với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, các quy định trách nhiệm liên đới bồi thường trong tố tụng hình sự về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây ra oan. Góp phần hạn chế oan trong tố tụng hình sự, phát huy được vai trò của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng (Thẩm phán và Hội thẩm), cũng như chế định bồi thường liên đới được hiệu quả hơn.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên, với chủ trương Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, việc nghiên cứu so sánh pháp luật của các nước về bồi thường thiệt hại do các cơ quan tố tụng gây ra là điều rất cần thiết nhằm giúp cho các nhà lập pháp nắm được những nét tương đồng có tính phổ biến cũng như những điểm khác biệt của từng nước, từ đó lựa chọn, rút ra những kinh nghiệm quý, kể cả kinh nghiệm thành công và cha thành công của việc điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này ở các nước, đặc biệt là ở những nước có truyền thống văn hoá và pháp luật cũng như có các điều kiện phát triển về chính trị, kinh tế - xã hội gần gũi với Việt Nam. Cách tiếp cận đó sẽ góp phần làm hài hoà hệ thống pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước và pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại đồng thời vẫn giữ được bản sắc, đặc trong phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
----
* Văn bản quy phạm pháp luật
1.Hiến pháp năm 2013
2. Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 3. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
4. Bộ luật dân sự năm 2005
5. Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2002
6. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009
7. Nghị định 16/2010/NĐ-CP, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
8. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án Nhân dân 2002
9. Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP- BTC-BNNPTNT
* Sách, báo, tạp chí
1.Bư-cốp-xki L.E, sự phát triển của các quy định của Luật Tố tụng hình sự về hoạt động điều tra, Hà Nội, 1992, tr.4.
2. GS. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2006, tr.749.
3. GS. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.1269.
4. GS. TS. Hồ Trọng Ngũ, Oan sai trong tố tụng hình sự - Một số vấn đề từ thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo “Vấn đề cải cách tư pháp và phòng chống oan sai trong tố
tụng hình sự” do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức, Hà Nội, 28/10/2009.
5. GS. TSKH. Đào Trí Úc, Cải cách tư pháp hình sự và vấn đề phòng, chống oan, sai, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2005, tr.3.
6. Khoa học - Xã hội - Nhân văn ngôn ngữ Việt Nam, Từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, trang 476
8. Phan Tỉnh-Ông Đổ Văn Chỉnh-Nguyên Chánh thanh tra TANDTC: Xem xét trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước nên để cơ quan trọng tài giải quyết-Pháp