Cơ sở lý luận chế định hoàn trả trong hoạt động tố tụng hình sự và

Một phần của tài liệu nghĩa vụ hoàn trả và liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp gây ra oan trong tố tụng hình sự (Trang 25 - 29)

các nguyên tắc giải quyết bồi thường oan trong tố tụng hình sự

* Cơ sở lý luận chế định hoàn trả trong hoạt động tố tụng hình sự

Nhà nước là một chủ thể của quyền lực công, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi công dân phải tuân theo pháp luật của nước mình (pháp luật do Nhà nước đặt ra). Như vậy, quan hệ giữa Nhà nước với công dân là mối quan hệ “mệnh

lệnh - phục tùng”, mối quan hệ này được điều chỉnh bởi hệ thống luật công. Tuy

nhiên, một nguyên tắc không thể phủ nhận, trong nhà nước dân chủ pháp quyền. Khi một người xâm phạm và gây ra những thiệt hại về tài sản cũng như thân thể và danh dự của người khác thì người có hành vi xâm hại đó phải bù đắp những tổn thất mà mình đã gây ra cho người bị hại. Xét trên góc độ pháp lý thì đó là sự công bằng, là quyền được bồi thường của người bị thiệt hại, không phân biệt người gây thiệt hại là ai.

Cơ sở của chế định bồi thường nhà nước chính là dựa trên các quyền của công dân, các quyền này được pháp luật ghi nhận, bảo hộ và được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước. Hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước khi thi hành công vụ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì trước hết Nhà nước với tư cách là người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trong Bộ luật tố tụng hình sự, những nguyên tắc cơ bản cũng đã đưa ra hai nguyên tắc về việc bồi thường thiệt hại. Cụ thể: Điều 29, Điều 30 BLTTHS năm 2003.14 Thông qua điều này luật đặt ra các vấn đề bồi thường là người bị oan. Trong

quá trình tiến hành tố tụng trải qua rất nhiều giai đoạn như điều tra, truy tố, xét xử, cho nên việc có sự sai sót là không thể tránh khỏi, một khi bị thiệt hại hay đặc biệt hơn là bị kết tội oan thì thiệt hại về vật chất và tinh thần đối với một cá nhân là rất lớn. Chính vì vậy mà nhà làm luật đặt ra vấn đề bồi thường là rất hợp lý nhằm bù đắp lại những sai sót mà người hoặc cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

Mặc dù thiệt hại do cá nhân người thi hành công vụ gây ra, nhưng trách nhiệm bồi thường là trách nhiệm của nhà nước. Tiền bồi thường được lấy từ ngân sách nhà nước, mà ngân sách nhà nước là do người dân đóng góp. Nếu Nhà nước lấy tiền của dân để bồi thường cho dân thì không có ý nghĩa gì. Do đó, LTNBTCNN năm 2009 quy định: “Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”.15

Về mặt lý luận, thiệt hại do người của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng mà chủ thể chịu trách nhiệm là chủ thể đặc biệt - Nhà nước. Vấn đề trách nhiệm này cũng đã được đặt ra trong đường lối, chính sách về cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự thực chất là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với hành vi gây oan trong hoạt động tố tụng hình sự.

Cơ chế bồi thường của nhà nước được quy định trên nguyên tắc và bản chất bồi thường thiệt hại trong quan hệ pháp luật dân sự: Người bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường hoặc không bồi thường, việc yêu cầu bồi thường về nguyên tắc không được cao hơn thiệt hại thực tế xảy ra. Việc xác định mức độ thiệt hại cũng như mức bồi thường đều mang bản chất của quan hệ dân sự, tức là bình đẳng và trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận, bình đẳng giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Nhưng trên thực tế, giữa hai chủ thể này có sự khác biệt chênh lệch. Một bên là Nhà nước vừa nắm quyền lập pháp (quy định những chế định bồi thường

Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi.

Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra

Người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại.

Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự phải bồi thường cho người bị thiệt hại; người đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

thiệt hại) lại là chủ thể gây thiệt hại cho chủ thể khác. Khi đó, nếu xảy ra mâu thuẫn thì bên chủ thể cơ quan Nhà nước sẽ chiếm ưu thế hơn, lúc đó họ biết làm gì để bồi thường ở mức hạn chế nhất và khi đó chủ thể bị oan luôn bị thiệt thòi.

Như vậy, bản chất quan hệ Nhà nước và công dân là mối quan hệ công, nhưng nếu Nhà nước gây thiệt hại cho công dân thì Nhà nước phải bồi thường và việc giải quyết quan hệ bồi thường từ mối quan hệ công này mang bản chất của quan hệ dân sự (quan hệ tư). Trong trường hợp Nhà nước đóng vai trò quan hệ tư, không có quyền hành chính mà chỉ là một chủ thể quan hệ bình đẳng với bên bị thiệt hại trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại (trong trường hợp này Nhà nước và công dân bình đẳng ngang nhau trong mối quan hệ bồi thường thiệt hại, người bị hại là người bị oan còn chủ thể đặc biệt là Nhà nước).

Tóm lại, cơ sở của chế định bồi thường nhà nước chính là dựa trên các quyền của công dân, các quyền này được pháp luật ghi nhận, bảo hộ và được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước. Hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước khi thi hành công vụ mà gây thiệt hại cho người bị oan thì trước hết Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường và sau đó người thi hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đó lại cho cơ quan nhà nước.

* Các nguyên tắc giải quyết bồi thường oan trong tố tụng hình sự

Trong đời sống xã hội, khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ, mỗi người phải tôn trọng và không được xâm phạm tới lợi ích của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước và phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền dân sự của mọi người và mỗi người. Khi các quyền dân sự bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự bảo vệ hay yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ.

Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước là buộc người gây thiệt hại phải bù đắp, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó người gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại cho người bị thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại. Theo Điều 7 LTNBTCNN năm 2009 thì việc bồi thường thiệt hại phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc bồi thường kịp thời, công khai, đúng pháp luật: Khoản 1 Điều 7 LTNBTCNN năm 2009 quy định: “Kịp thời, công khai, đúng pháp luật”

Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một yêu cầu chính đáng, yêu cầu đó chỉ có thể được thực hiện khi mà việc giải quyết bồi thường của nhà nước mà trực tiếp là cơ

quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ bồi thường được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, công khai. Việc bồi thường kịp thời nhằm đảm bảo khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi bị thiệt hại, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người bị thiệt hại như trước khi bị xâm phạm.

Nguyên tắc công khai thể hiện sự bình đẳng dân chủ trong việc giải quyết bồi thường. Công khai về cơ quan gây thiệt hại, người trực tiếp gây thiệt hại trong tố tụng hình sự, ai là người được hưởng tiền bồi thường.

Có như vậy mới kịp thời khôi phục các quyền và lợi ích của người bị hại. Có bồi thường nhanh chóng kịp thời mới thể hiện được tính dân chủ, công bằng của Nhà nước và cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện trách nhiệm sửa chửa sai lầm của mình.

Nguyên tắc thỏa thuận, thương lượng: Khoản 2 Điều 7 LTNBTCNN năm 2009 quy định “Được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ”.

Nguyên tắc này bảo đảm quyền tự do định đoạt ý chí của bên bị thiệt hại và cơ quan giải quyết bồi thường thiệt hại của nhà nước, một mặt nó bảo đảm quyền bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ bồi thường nhà nước, mặt khác nhằm giải quyết thỏa đáng việc bồi thường cho người bị thiệt hại, đồng thời cũng nhằm giảm thiểu tối đa việc khiếu nại, yêu cầu nhiều lần của bên bị thiệt hại gây ra những hậu quả không đơn giản chỉ về mặt kinh tế. Trong hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền của cơ quan này được xác định là một bên của quan hệ pháp luật, đại diện và nhân danh quyền lực nhà nước. Vì vậy, có sự bất bình đẳng giữa họ và các bị can, bị cáo. Tuy nhiên, trong quan hệ pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại thì ngược lại, địa vị pháp lý của các bên hoàn toàn bình đẳng với nhau.

Người bị thiệt hại có quyền đưa ra các yêu cầu của mình, đưa ra các chứng cứ để khẳng định lỗi và mức bồi thường của bên kia mà không bị hạn chế về tự do ý chí. Kết quả bồi thường có được phải là sự thống nhất ý chí của hai bên trên cơ sở chấp nhận những yêu cầu của nhau dựa trên các quy định của pháp luật. Trong trường hợp người bị thiệt hại không chấp nhận đề nghị của cơ quan có nghĩa vụ bồi thường thì họ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Việc giải quyết của Tòa án sẽ theo quy định của pháp luật. Tòa án giải quyết tranh chấp bồi thường nhà nước là một thủ tục tố tụng quan trọng nhưng được hiểu biện pháp này chỉ là biện pháp cuối cùng và không phải là duy nhất để giải quyết việc bồi thường thiệt hại của nhà nước.

Nguyên tắc được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác: Khoản 3 Điều 7 LTNBTCNN năm 2009 quy định: “Được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Bồi thường thiệt hại xét về bản chất là nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản như trước khi nó bị gây thiệt hại. Trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại; Phần thiệt hại về nguyên tắc được định giá bằng tiền và được trả một lần cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, xét về bản chất thì đây có thể xem như là một quan hệ dân sự giữa cơ quan nhà nước với một cá nhân, cho nên hai bên hoàn toàn có thể thỏa thuận bồi thường bằng một tài sản vật chất khác hoặc bằng bất cứ thứ gì mà hai bên mong muốn mà có thể không phải là tiền. Đối với những người bị oan, việc chi trả khoản tiền bồi thường một lần là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, sau thời gian họ bị oan, họ không những phải chịu những tổn thất nặng nề về tinh thần, thể chất mà những thiệt hại về vật chất cũng không thể khắc phục được hoàn toàn. Từ đó góp phần bù đắp lại những thiệt hại về vật chất, tinh thần mà những người hay những cơ quan nhân danh nhà nước đã gây ra, tạo được niềm tin cho người dân vào Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì việc bồi thường không nhất thiết phải tuân theo nguyên tắc bồi thường bằng tiền mặt. Sự thỏa thuận trong quan hệ dân sự được tôn trọng một cách tuyệt đối nếu không vi phạm các quy định pháp luật, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ hoàn trả và liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp gây ra oan trong tố tụng hình sự (Trang 25 - 29)