Những điểm tồn tại về thủ tục yêu cầu bồi thường:
Việc thực hiện Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định căn cứ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ đã đặt thêm thủ tục đối với người bị thiệt hại trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của mình. Đây cũng là lí do của tình trạng một số trường hợp có thiệt hại thực tế xảy ra nhưng chưa được bồi thường vì người bị thiệt hại vẫn đang trong quá trình thực hiện thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Trên thực tế, để có được văn bản xác định hành vi trái pháp luật làm căn cứ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thì người bị thiệt hại gặp vô vàng khó khăn, đặc biệt là thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết các quyết định, đặc biệt là trong trường hợp người đứng đầu cơ quan có liên quan đến những thiệt hại của người dân. Không những các quy định trong luật đang gây khó khăn cho người dân mà ngay cả các cơ quan có trách nhiệm bồi thường còn lúng túng trong hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả.
Các quy định pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra còn có nhiều hạn chế, bất cập như: Hình thức văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra có hiệu lực pháp lý không cao; Pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra chưa được xây dựng trên quan điểm coi đây là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nói chung mà chỉ coi là trách nhiệm bồi thường của từng cơ quan nhà nước cụ thể (cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt
hại); Cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong nhiều trường hợp chưa được xác định rõ và đặc biệt là chưa quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp của các cơ quan nhà nước khác có liên quan, nên việc giải quyết bồi thường không đạt được kết quả như mong muốn; Các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường và nhiều vấn đề liên quan khác được pháp luật quy định không thống nhất, chưa hợp lý, gây bất lợi cho cả cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước lẫn người bị thiệt hại; Trách nhiệm hoàn trả của công chức chưa được quy định rõ ràng.
Người viết xin đề xuất một số giải pháp từ những tồn tại trên:
Thứ nhất: Để người dân không gặp khó khăn khi thực hiện quyền yêu cầu bồi thường, việc đầu tiên là đơn giản hóa các thủ tục và điều kiện để tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường nhà nước, vừa đảm bảo tính công bằng giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, vừa năng cao ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ, đồng thời tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Nên quy định người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường ngay khi người bị thiệt hại đã chứng minh được thực tế đã có thiệt hại xảy ra đối với họ. Còn về văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thì nên quy định đây phải là thủ tục do cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường thực hiện sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của người bị oan.
Thứ hai: Hình thức văn bản pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra có hiệu lực pháp lí không cao người viết xin đề ra giải pháp: Là do pháp luật còn quy định lõng lẽo, tình trạng lấn tránh trách nhiệm từ cơ quan này qua cơ quan khác, từ người thi hành công vụ này qua người thi hành công vụ khác. Mặc khác trong vụ án có rất nhiều người thi hành công vụ góp phần giải quyết vụ án, trong đó có xin ý kiến của cơ quan cấp trên. Nếu quy định trách nhiệm bồi thường cho người đó thì sẽ không công bằng, như vậy người viết cho rằng nên quy định trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm. Việc quy định trách nhiệm liên đới như vậy khi người nào làm sai dẫn đến oan thì sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Nhiều người thì liên đới bồi thường, việc xin ý kiến cấp trên nếu cấp trên chỉ đạo xuống cấp dưới làm sai dẫn đến oan thì vẫn truy cứu trách nhiệm bồi thường đối với người này. Việc quy định như vậy sẽ nâng cao trách nhiệm bồi thường giữa các cơ quan trong tố tụng hình sự.
Mặc khác việc xây dựng trách nhiệm liên đới bồi thường các cơ quan sẽ tránh trường hợp pháp luật bỏ lọt cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường và coi trách nhiệm bồi thường nhà nước là trách nhiệm chung của các cơ quan có mối quan hệ
mật thiết với nhau, thống nhất vấn đề chịu trách bồi thường oan từ Cơ quan điều tra đến Viện kiểm sát và Tòa án.
Thứ ba: Các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường và nhiều vấn đề
pháp luật không thống nhất, chưa hợp lí...người viết xin đề xuất giải pháp là:
Trường hợp trên nên có sự thõa thuận giữa người bị oan và cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường ở mức hợp lí và cần Cơ quan trọng tài đứng ra xem xét về mức bồi thường dựa trên thực tế từ đó đề nghị mức bồi thường hợp lí nhất cho cả hai bên và đưa ra kết quả cuối cùng. Nếu trường hợp các bên không có sự đồng ý thì Cơ quan trọng tài có thể thay mặt cơ quan tiến hành tố tụng sẽ dựa trên ý kiến của các bên và mức thiệt hại thực tế từ đó đưa ra kết quả bồi thường chung, bắt buộc các bên phải chấp nhận. Vì trong thực tế: Thiệt hại về tinh thần, tính mạng, sức khỏe, sự mất mát là không bao giờ cân đo hay đông điếm được, cũng không thõa mãn được hết tất cả yêu cầu của các bên mà cần có sự bắt buộc trong vấn đề này.
Mặc khác, ông Đổ Văn Chỉnh - Nguyên Thẩm phán, Chánh thanh tra TANDTC nhấn mạnh: Quy định của LTNBTCNN là cơ quan nào làm sai, cơ quan đó có trách nhiệm bồi thường, mà không phải là bên thứ ba độc lập, khách quan đứng ra để xem xét vấn đề lỗi và thiệt hại. Cụ thể, có những vụ việc ở tòa án xét xử sai thì chính tòa đó là cơ quan xem xét bồi thường. Theo ông Đổ Văn Chỉnh: Để khác quan công bằng, vấn đề xem xét trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nên để cơ quan trọng tài giải quyết. Tách cơ quan giải quyết vấn đề bồi thường khỏi chính quyền, Viện kiểm sát, Tòa án để giải quyết vấn đề khách quan nhất.51