3.2.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật
Tình trạng ngại sửa sai và tâm lý sợ sai, sợ phải chịu trách nhiệm trong các cơ quan tố tụng hình sự. Có những án phúc thẩm khi phát hiện có sai lầm nhưng vẫn suôi chiều theo án sơ thẩm, công nhận những sai sót của sơ thẩm và việc xét xử phúc thẩm chỉ là việc hợp thức hóa hồ sơ, làm cho nguyên tắc độc lập xét xử chỉ còn mang tính chất hình thức. Vì rằng, nếu sửa sai hoặc tuyên án người vô tội ngược với án sơ thẩm sẽ làm mất lòng Tòa án sơ thẩm, thậm chí có thể bị quy kết có vấn đề tiêu cực. Vì vậy không ít thẩm phán có suy nghĩ: Để nguyên án sơ thẩm là cách làm tốt nhất. Theo quy chế xét xử tập thể hiện nay, việc xác định trách nhiệm cá nhân khi để xảy ra tình trạng oan trong giai đoạn xét xử của Tòa án là rất khó. Quy chế xét xử này đã không tạo ra sự chủ động của Thẩm phán khi xét xử mà do Thẩm phán dựa dẫm, ỷ lại sự chỉ đạo của cấp trên. Cấp phúc thẩm thì nghĩ rằng nếu xử y án là yên tâm, ngại giảm án hoặc sửa án sơ thẩm, nhất là tuyên một người không phạm tội.
Theo báo cáo của Bộ tư pháp, tính đến hết tháng 9-2012, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý 165 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó, đã giải quyết 122/165 vụ việc ( đạt tỷ lệ 74%), còn lại 43 vụ việc đang tiếp tục giải quyết với tổng số tiền đã chi trả là 15.95.673.056 đồng ( trong đó, số tiền bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính là 6.454.987.805 đồng, trong lĩnh vực tố tụng là 7.972.306.251 đồng và trong lĩnh vực thi hành án dân sự là 1.528.397.000 đồng)55. Bên cạnh đó: Số liệu thống kê, từ 1/1/2011-31/12/2013, có 192 trường hợp cán bộ CQĐT các cấp trong lực lượng CAND vi phạm pháp luật, trong đó có 107
55 Mai Thoa, Nhiều yêu cầu bồi thường chưa được giải quyết do vướng mắc luật, http://congly.com.vn/thoi- su/thoi-cuoc/nhieu-yeu-cau-boi-thuong-chua-duoc-giai-quyet-do-vuong-luat-15430.html, [19-10-2014]
55 Theo Thu Hằng, Báo Điện tử ĐCSVN, Số vụ việc bức cung, nhục hình có thể nhiều hơn các vụ án đã khởi
trường hợp bị khởi tố, điều tra. Về việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, cá nhân để xảy ra sai phạm, đã có 183 trường hợp cán bộ công an trong cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp bị xử lý theo quy định của ngành.
CQĐT VKSND tối cao đã thụ lý, giải quyết 36 tố giác, tin báo về tội phạm về tội phạm bức cung, dùng nhục hình; Trong đó, quyết định khởi tố vụ án đối với 13 tố giác, tin báo. Cục Điều tra VKSND tối cao đã khởi tố 26 vụ/40 bị can về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, trong đó có 19 bị can nguyên là cán bộ, Điều tra viên bị CQĐT VKSND tối cao khởi tố điều tra về tội dùng nhục hình; Có 2 bị can bị khởi tố về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án; Không có trường hợp nào bị khởi tố về tội bức cung; đã thụ lý điều tra 13 vụ/19 bị can về tội “dùng nhục hình”.
Từ 1/1/2012 đến 31/12/2013, TAND cấp sơ thẩm đã thụ lý 602 vụ với 828 bị cáo về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (trong đó có 10 vụ với 23 bị cáo phạm tội “dùng nhục hình”, không thụ lý vụ án nào về tội bức cung). Trong số các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp mà Tòa án đã thụ lý sơ thẩm thì tội dụng nhục hình có xu hướng ngày càng gia tăng: Năm 2011 có 1 vụ/2 bị cáo; Năm 2012 thụ lý 4 vụ/7 bị cáo; năm 2013 thụ lý 5 vụ/14 bị cáo. Các Tòa án đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 5 vụ với 10 bị cáo về Tội dùng nhục hình, phúc thẩm 03 vụ với 03 bị cáo./.56
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là vẫn còn để xảy ra một số vụ án oan, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; Làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan Tư pháp. Đơn cử vụ Nhiên - Tỏ ở Hậu Giang, vụ Nguyễn Sỹ Lý ở Nghệ An… và gần đây là vụ án Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang (đã bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị tái thẩm, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy án để điều tra lại). Ngoài ra, còn một số vụ án mặc dù đã xét xử và bản án đã có hiệu lực nhưng người bị kết án đang có nhiều đơn thư khiếu nại, kêu oan như vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang) v.v…việc xác định người bị kết án bị oan chỉ xảy ra sau một thời gian dài kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật. Vấn đề đặt ra là tại sao trong các vụ án đã phải trải qua nhiều trình tự, thủ tục tố tụng; Nhiều cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử; giữa các cơ quan này đều có quyền hạn thu thập, kiểm tra,
đánh giá chứng cứ và kiểm tra lẫn nhau; Việc xét xử các bị cáo này diễn ra công khai, có người bào chữa tham gia nhưng vẫn bị oan?.57
Với thực tiễn kinh nghiệm ông Đỗ Văn Chỉnh nguyên Chánh Thanh tra TANDTC (Tòa án nhân dân tối cao): Trong nhiều vụ án trên thực tế, việc xử oan cho người khác là do trình độ của thẩm phán. Bởi vậy gây ra oan sai khi đã xét xử là trách nhiệm của thẩm phán. Ông Chỉnh dẫn chứng bằng vụ việc của Nguyễn Thanh Chấn: Đọc hồ sơ vụ án, tôi thấy đó là lỗi của tòa án. Tòa án đã mắc lỗi khi xem xét chứng cứ. Cụ thể là những dấu vết để lại hiện trường là những dấu vết bàn chân to hơn dấu chân của ông Chấn nhưng các cơ quan tố tụng đã không xác định dấu vân chân. Theo nhân chứng, người ta nhìn thấy trong nhà của bị hại có một thanh niên…tuy nhiên, lúc đó ông Chấn không phải là thanh niên mà đã là trung niên. Thời điểm xảy ra vụ án một số người đến nhà ông Chấn gọi điện thoại nhưng Tòa không tiến hành đối chất. Những sai lầm đó dẫn đến án oan cho ông Chấn và Tòa phải chịu trách nhiệm là đúng.
Mặc dù có quy định về thời hạn tố tụng cho mỗi giai đoạn nhưng vẫn có nhiều vụ án kéo dài, vi phạm thời hạn; Mặc dù đã có quy định về thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử nhưng vẫn có nhiều vụ án điều tra không đúng thẩm quyền (nhất là trong trường hợp Cơ quan điều tra cấp trên lấy các vụ án thuộc thẩm quyền của cấp dưới lên để điều tra nhưng thực chất không phải là lấy lên mà tự điều tra các vụ án này); Có nhiều vụ án khi Viện kiểm sát đã đưa ra các yêu cầu điều tra nhưng một số cơ quan điều tra không thực hiện; Nhiều vụ án chỉ có lời nhận tội của bị can, bị cáo mà không có chứng cứ khác để đối chứng nhưng cơ quan tiến hành tố tụng vẫn sử dụng để buộc tội vì cho rằng bản thân bị cáo thừa nhận. Để xảy ra tình trạng này trước hết vì pháp luật khi quy định như trên nhưng không kèm theo các chế tài của các vi phạm này đối với việc giải quyết vụ án. Cần có các quy định pháp luật nêu rõ hậu quả pháp lý trong việc giải quyết vụ án đối với những vi phạm, nhất là vi phạm về thủ tục tố tụng, vi phạm trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ.58
Quá trình giải quyết vụ án “oan” cũng như bất kể vụ án nào, điều quan trọng đầu tiên là các cơ quan tố tụng phải thu thập được đầy đủ chứng cứ để xác định có sự việc phạm tội xảy ra, có người thực hiện hành vi phạm tội, diễn biến của quá trình phạm tội, hậu quả của tội phạm v.v…việc thu thập chứng cứ phải đúng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Những chứng cứ nào thu thập được bằng các biện pháp, thủ tục trái pháp luật thì phải bị coi là không có giá trị pháp lý. Chính vì hiện nay pháp
57 Nguyễn Nông, Bàn về oan sai và giải pháp phòng ngừa, http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201402/ban- ve-oan-sai-va-giai-phap-phong-ngua-293765/, [20-10-2014]
luật không có quy định những loại chứng cứ nào thì không có giá trị pháp lý, không được sử dụng để chứng minh về tội phạm nên dẫn đến tình trạng việc sử dụng, đánh giá chứng cứ không nhất quán, không nghiêm.
Trong tố tụng hình sự việc xác định lỗi của cơ quan nhà nước để xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường là một vấn đề rất khó khăn trong thực tế hoạt động quản lý nhà nước hiện nay. Theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước thì không có một cơ quan chuyên trách để thực hiện việc bồi thường nhà nước cho tất cả các cơ quan nhà nước, mà việc bồi thường nhà nước sẽ do trực tiếp cơ quan Nhà nước có lỗi gây thiệt hại đối với người dân; Thậm chí Luật còn yêu cầu phải xác định đến cả lỗi của cá nhân để thực hiện việc bồi hoàn. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của các cơ quan Nhà nước thì thường có sự phối hợp với nhau giữa các cơ quan nhà nước để giải quyết công việc, do đó, khi có sai phạm xảy ra thì sẽ rất khó để quy trách nhiệm về cho một cơ quan nào, và việc xác định cá nhân nào có lỗi cũng là điều không dễ dàng. Trong khi nếu không xác định được cơ quan, cá nhân có lỗi thì không thể xác định được chủ thể thực hiện bồi thường nhà nước theo quy định của Luật. Vì vậy theo tác giả hiện nay LTNBTCNN 2009 cần phải quy định thêm chế định liên đới chịu trách nhiệm bồi thường, khắc phục tình hình trên và giảm thiểu được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, tăng cường vai trò của các cơ và trách nhiệm hơn trong hoạt động xét xử.