Những mặt tồn tại về thực hiện nghĩa vụ hoàn trả:
Về thực hiện nghĩa vụ hoàn trả, cơ quan có trách nhiệm bồi thường còn gặp lúng túng trong việc thu hồi tiền hoàn trả của người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại, nhất là trong trường hợp người thi hành công vụ không còn công tác tại cơ quan Nhà nước.52 Theo cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp), trong ba năm thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nước, cả nước đã giải quyết được 122/165 vụ việc yêu cầu số tiền bồi thường là hơn 15 tỉ đồng. Trong đó, chỉ
51 Phan Tỉnh-Ông Đổ Văn Chỉnh-Nguyên Chánh thanh tra TANDTC: Xem xét trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước nên để cơ quan trọng tài giải quyết-Pháp lý năm thứ hai mươi muốt Cơ quan ngôn luận trung ưng hội luật gia Việt Nam-kỳ phát hành cuối tháng 7/2014
mới có hai trường hợp cán bộ, công chức có hành vi trái pháp luật hoàn trả lại Nhà nước số tiền phải bồi thường cho dân.53
Theo quy định, số tiền bồi thường được lấy từ ngân sách nhà nước để chi trả, sau đó cán bộ, công chức làm sai có trách nhiệm phải hoàn trả, số tiền tùy theo mức độ sai phạm. Nhưng trong thực tế, để thực hiện việc hoàn trả này rất khó khăn, nhất là trong trường hợp cán bộ, công chức vi phạm không còn làm trong cơ quan nhà nước. Vì vậy, đến thời điểm hiện nay, số vụ việc tiến hành hoàn trả theo quy định rất khiêm tốn: Trong tổng số 122 vụ việc đã giải quyết bồi thường với số tiền hàng chục tỉ đồng, mới chỉ có 4 vụ việc cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thực hiện việc xem xét trách nhiệm hoàn trả đối với cán bộ, công chức (báo cáo của Bộ Tư pháp).54
Nhiều ý kiến cho rằng luật cần xiết chặt hơn nữa trách nhiệm hoàn trả của cán bộ, công chức để nâng cao ý thức trách nhiệm của họ. Đối với các cơ quan có trách nhiệm bồi thường nhưng cố tình chậm trể kéo dài thì phải có các hình thức chế tài như khiển trách, cảnh cáo thủ trưởng cơ quan, phạt lãi trả chậm với tiền bồi thường. Nếu cơ quan cố tình né tránh thì cho người dân có quyền khởi kiện ra tòa hành chính.
Người viết đề xuất một số giải pháp những tồn tại về thực hiện nghĩa vụ hoàn trả:
Cần quy địnhnghĩa vụ liên đới trong việc hoàn trả của những người trong tiến hành tố tụng, chứ không quy định chung chung như Điều 57 LTNBTCNN năm 2009. Tác giả đề xuất, nếu người có thẩm quyền gây thiệt hại trong trường hợp có nhiều người tiến hành tố tụng gây thiệt hại thì phải liên đới có nghĩa vụ hoàn trả. Bên cạnh đó quy định trách nhiệm liên đới hoàn trả dựa trên mức độ lỗi của từng người mà chỉ trách nhiệm hoàn trả cho cơ quan Nhà nước, miễn người nào làm sai dẫn đến oan thì phải chịu trách nhiệm bồi hoàn, người viết đề xuất trường hợp bồi hoàn trong tất cả trường hợp của người thi hành công vụ là lỗi cố ý. Vì không ai mong muốn mình làm sai dẫn đến người đó bị oan, mặc khác dựa trên tính trách nhiệm, kĩ luật nghề nghiệp của một người Thẩm phán hay Hội thẩm thì sẽ rất thận trọng trong mọi trường hợp, khi ra phán quyết các Thẩm phán hay Hội thẩm dựa trên số đông chắc hẳn những người này cũng có năng lực, nghiệp vụ và lương tâm
53 Thanh tùng, Bồi thường oan sai, vướng xác định thiệt hại, http://www.baomoi.com/Boi-thuong-do-oan-sai- vuong-xac-dinh-thiet-hai/58/9655985.epi, [Ngày truy cập 18-10-2014]
của người Thẩm phán hay Hội thẩm trong xét xử...để oan người vô tội là việc không ai mong muốn. Điều đặc biệt Thẩm phán hay Hội thẩm là người thay mặt cho công lý, vì lẽ phải, công tâm, khách quan. Mặc khác, người Thẩm phán hay Hội thẩm được Nhà nước giao nhiệm vụ chắc hẳn cũng qua vòng xét kĩ càng. Vì vậy người viết đề xuất ý kiến là lỗi cố ý mới chịu trách nhiệm bồi thường.