Về liên đới trách nhiệm bồi thường giữa các cơ quan tiến hành tố

Một phần của tài liệu nghĩa vụ hoàn trả và liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp gây ra oan trong tố tụng hình sự (Trang 71 - 79)

* Liên đới trách nhiệm bồi thường giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thi hành luật cũng gặp nhiều tồn tại trách nhiệm liên đới bồi thường giữa hai cơ quan này là:

Hiện nay việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan là gặp nhiều khó khăn nếu như không có cơ sở pháp lí cụ thể làm căn cứ để xác định nhất là khi vụ án phức tạp đòi hỏi hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan phải có cơ sự phối hợp.

Phần liên đới bồi thường giữa các cơ quan: Trước khi ban hành LTNBTCNN năm 2009, việc thực hiện các quy định về bồi thường do cán bộ, công chức gây ra trong khi thi hành công vụ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của các cơ quan. Ví dụ trong hoạt động tố tụng hình sự: Theo quy định của pháp luật, Cơ quan điều tra muốn ra lệnh tạm giữ, tạm giam thì phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành hoặc phải báo cáo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản, nếu là bắt người trong trường hợp khẩn cấp; Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì phải trả lại tự do ngay cho người bị bắt. Trên thực tế, Viện kiểm sát ít có khả năng tự tiến hành điều tra nên thường chỉ xem xét và quyết định trên cơ sở những căn cứ do Cơ quan điều tra đưa ra. Nếu Cơ quan điều tra làm sai thì sẽ kéo theo việc phê chuẩn sai của Viện kiểm sát. Vậy trong trường hợp này, Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát có lỗi và ai sẽ là người đứng ra bồi thường cho người bị oan? Nếu là trách nhiệm liên đới thì việc bồi thường sẽ do cơ quan nào giải quyết?

Theo Điều 30 và Điều 31 LTNBTCNN năm 2009 quy định trách nhiệm bồi thường của từng cơ quan cụ thể khi xảy ra oan thì các cơ quan này có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào hai điều này, thì các Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát chỉ bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 30 và 31 LTNBTCNN năm 2009 dẫn đến khó khăn trong việc xác định trách nhiệm bồi thường khi cùng vụ án mà hai cơ quan điều gây ra oan. Kế tiếp, trách nhiệm bồi thường giữa hai cơ quan giữa hai cơ

quan phải bồi thường thì cơ quan nào bồi thường nhiều và cơ quan nào bồi thường ít hơn, hiện nay luật chưa quy định dẫn đến nhiều khó khăn bất cập.

Ví dụ: Liên quan đến vụ 7 thanh niên ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, bị bắt oan, ngày 8-8, Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can tội “dùng nhục hình” đối với 2 điều tra viên của Công an tỉnh Sóc Trăng là đại úy Triệu Tuấn Hưng và thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân. Riêng ông Phạm Văn Núi, nguyên kiểm sát viên của VKSND tỉnh Sóc Trăng, bị khởi tố về tội “thiếu

trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong quá trình điều tra vụ án giết tài xế xe ôm Lý Văn Dũng, một số cán bộ điều tra của Công an tỉnh Sóc Trăng đã có những hành vi đánh đập, treo Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách lên cửa sổ và dùng dùi cui đánh nhiều lần vào những nghi phạm khác là Trần Hol, Thạch Mươl, Trần Cua, Khâu Sóc, Nguyễn Thị Bé Diễm. Riêng ông Núi, mặc dù 7 thanh niên liên tục không nhận tội và đưa ra những bằng chứng ngoại phạm nhưng không được Kiểm sát viên này làm rõ sự thật mà lại đề xuất phê chuẩn bắt khẩn cấp đối với họ. Hai điều tra viên Quân và Hưng cũng có liên quan đến nghi án oan sai trong vụ án giết người ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng mà Báo Người Lao Động vừa phản ánh ngày 5 và 7- 8.44

Trong phần này, tác giả đề xuất một số giải pháp được tiến hành đồng bộ để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc xác định trách nhiệm liên đới trong tố tụng hình sự đã nêu trên, cụ thể là:

Thứ nhất: Người viết cho rằng cần quy định trách nhiệm liên đới bồi thường

giữa hai cơ quan này. Vì trong tố tụng hình sự giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra có sự phối hợp chặt chẽ, các yêu cầu của Kiểm sát viên điều được điều tra trao đổi, bàn bạc cùng thực hiện, tài liệu điều tra của vụ án được Điều tra viên thu thập được chuyển cho Kiểm sát viên để nghiên cứu. Mặc khác ở giai đoạn truy tố Viện kiểm sát nhân danh nhà nước căn cứ vào hoạt động điều tra và kiểm sát điều tra, bằng việc thực thi quyền công tố đánh giá sự việc đã xảy ra đủ yếu tố cấu thành tội phạm và đề nghị Tòa án xét xử.

Thứ hai: Từ các tồn tại trên có thể thấy cần quy định trách nhiệm liên đới ở hai cơ quan này là điều cấp thiết và quan trọng. Bởi, tình trạng né tránh trách nhiệm, đùn đẩy cho nhau giữa hai cơ quan này là rất lớn, ví dụ điển hình: Trường hợp vụ án làm oan bảy thanh niên ở tỉnh Sóc Trăng của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Trách

44 Tin-ảnh: Ph.Công, Vụ oan sai ở Sóc Trăng: Khởi tố 2 điều tra viên, 1 nguyên kiểm sát viên,

nhiệm hai cơ quan này đã làm sai và dẫn đến người bị oan gây bức xúc dư luận, mặc khác việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường của hai cơ quan này là rất khó. Giả thiết, trong khi hai cơ quan này cùng gây ra oan thì trách nhiệm bồi thường luật quy định thuộc về Viện kiểm sát. Nhưng thực tế cơ quan điều tra cũng làm sai và góp phần làm oan người vô tội, người viết cho rằng hai cơ quan này làm oan người vô tội thì phải có trách nhiệm liên đới bồi thường. Người viết đề xuất giải pháp là: Khi cơ quan Viện kiểm sát làm sai dẫn đến oan người vô tội và việc làm oan đó có bắt nguồn từ Cơ quan điều tra thì cả hai cơ quan này có trách nhiệm liên đới bồi thường. Việc bồi thường dựa trên mức thiệt hại hay mức độ lỗi mà cơ quan đó gây ra để xác định mức độ lỗi mà cơ quan đó gây ra để xác định mức bồi thường của cơ quan đó.

Thứ ba: Mặc khác, xác định trách nhiệm liên đới bồi thường giữa hai cơ quan

trong LTNBTCNN năm 2009 đảm bảo tính công bằng và hoàn thiện các quy định pháp luật theo quá trình phát triển của đất nước và xã hội dân chủ, công bằng. Quy định như vậy nhằm giảm bớt khó khăn cho người bị oan. Tránh trường hợp vì thực hiện quyền yêu cầu bồi thường quá khăn, tốn nhiều thời gian và tiền của mà người bị oan không thực hiện được quyền yêu cầu bồi thường mặc dù trên thực tế người thi hành công vụ đã có những sai phạm gây ra thiệt hại cho họ. Điều này không những không bảo vệ được quyền lợi của người bị oan mà còn ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức và cơ quan tiến hành tố tụng. Những cơ quan này có thể lợi dụng sự e ngại của người dân trong trong vấn đề đòi bồi thường mà không làm đúng các quy định của pháp luật khi thi hành công vụ, có tư tưởng ỷ lại, vì làm sai vẫn không phải bồi thường do người dân gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Thứ tư: Việc sửa đổi, bổ sung LTNBTCNN năm 2009 cần được đặt trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác có liên quan như: BLTTHS năm 2003, Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm năm 2002...phải có sự thống nhất, phù hợp nhằm tạo ra một cơ chế pháp lý đồng bộ để xác định rõ ràng và chính xác trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về liên đới chịu trách nhiệm trong tố tụng hình sự

Thứ năm: Cần thành lập một cơ quan chuyên biệt và thống nhất làm tham

mưu cho các hoạt động xét xử của Tòa án, đối với việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường của cơ quan tiến hành và người thi hành công vụ trong thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.

*Liên đới bồi thường giữa Viện kiểm sát và Tòa án

Những tồn tại, vướng mắc từ chính những quy định hiện hành của luật về trách nhiệm liên đới bồi thường giữa Viện kiểm sát và Tòa án là:

Cũng như Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, trách nhiệm liên đới bồi thường giữa Tòa án và Viện kiểm sát hiện nay luật chưa quy định trách nhiệm liên đới bồi thường giữa các cơ quan này, mà chỉ quy định trách nhiệm của từng cơ quan được quy định Điều 31 và Điều 32 LTNBTCNNN năm 2009. Trước hết cần phải khẳng định đây là quy định đúng nhưng chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa được cụ thể hóa. Thực tế cho thấy, với những quy định hiện nay, không phải trường hợp nào cũng dễ dàng xác định được cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

Quy đó cho thấy hai cơ quan này khi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về cơ quan cuối cùng làm sai dẫn đến oan được quy định tai các Điều 31, 32 LTNBTCNN năm 2009. Việc xác định trách nhiệm bồi thường như vậy sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại, vấp phải sự phản ứng từ phía các cơ quan Tòa án trong khi đó Viện kiểm sát cũng là cơ quan bắt nguồn và dẫn đến oan. Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường giữa hai cơ quan này rất khó khăn khi mối quan hệ giữa hai cơ quan này mật thiết với nhau, để Tòa án xét xử phải dựa vào bản cáo trạng của Viện kiểm sát, thông qua đó Tòa án mới căn cứ vào đó để xác định hành vi phạm tội của bị cáo. Các lời định tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa cùng với nhận định của Tòa án được cho là người đó phạm tội, thì trách nhiệm thuộc về hai cơ quan này. Nhưng trong thực tế lại thuộc về Tòa án xét xử dẫn đến oan người vô tội đó, từ đó trách nhiệm của Viện kiểm sát bị bỏ ngõ. Xét về tính chất liên đới bồi thường trong BLDS năm 2005 thì cho thấy mất đi một chủ thể có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại, trong khi đó hai chủ thể này cùng thực hiện hành vi trong tố tụng dẫn đến oan người vô tội.

Từ những tồn tại trên, tác giả đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc xác định trách nhiệm liên đới giữa Tòa án và Viện kiểm sát:

Thứ nhất: Cần quy định trách nhiệm liên đới giữa Viện kiểm sát và Tòa án

trong LTNBTCNN năm 2009, thêm vào đó nữa là mức độ thiệt hại làm oan của từng cơ quan. Xác định mức độ làm oan của cơ quan để xác định cơ quan nào có trách nhiệm nhiều nhất, nếu không xác định được cơ quan nào dẫn đến oan nhiều nhất thì xác định mức độ bồi thường thiệt hại của hai cơ quan này là bằng nhau.

Thứ hai: Trách nhiệm liên đới giữa các cơ quan này khi cả hai cùng thực hiện các hành vi và dẫn đến oan cho người đó. Nghĩa là ít nhất từ hai cơ quan trở lên và hai cơ quan này cùng gây ra thiệt hại cho người bị oan. Người viết dựa vào cơ sở những nguyên tắc cơ bản của pháp luật trách nhiệm bồi thường khi cơ quan nào gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường. Vậy, khi nhiều cơ quan cùng gây thiệt hại dẫn đến oan thì chịu trách nhiệm liên đới bồi thường.

Thứ ba: Nhà nước cần xây dựng trách nhiệm liên đới bồi thường trong LTNBTCNN năm 2009 không những hai cơ quan này mà còn các cơ quan khác khi cùng gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm liên đới bồi thường. Tránh tình trạng bỏ lọt cơ quan vi phạm pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh pháp luật và tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của mình. Khi xác định trách nhiệm bồi thường Tòa án cho rằng việc Tòa án xử dẫn đến oan là do Viện kiểm sát, và ngược lại Viện kiểm sát cho rằng Tòa án mới chính là cơ quan xét xử dẫn đến oan người vô tội và quy định trách nhiệm liên đới bồi thường hai cơ quan này là cần thiết. Mặc khác, người viết cho rằng cũng như các cơ quan trên, Tòa án và Viện kiểm sát cần thành lập một cơ quan chuyên biệt và thống nhất làm tham mưu cho các hoạt động xét xử của Tòa án đối với việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường của cơ quan tiến hành và người thi hành công vụ trong thực hiện nghĩa vụ hoàn trả.

Thứ tư: Để đảm bảo việc bồi thường oan trong tố tụng hình sự được thực thi

có hiệu quả trong thực tế cần phải cải cách thực sự trong nhận thức của các cơ quan gây thiệt hại về trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm bồi thường trước hậu quả gây ra oan. Các cơ quan gây oan cần phải có thái độ chủ động bồi thường với ý thức khắc phục hậu quả thiệt hại do người tiến hành tố tụng gây ra. Đồng thời, cần nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp của công chức tiến hành tố tụng cũng như xử lý kịp thời, nghiêm khắc trách nhiệm của người gây oan.

* Trách nhiệm liên đới bồi thường giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án

Những tồn tại trong trách nhiệm liên đới bồi thường giữa các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án là:

Cũng như các cơ quan trên, hiện nay LTNBTCNN năm 2009 ở nước ta chưa quy định trách nhiệm liên đới mà chỉ quy định trách nhiệm riêng lẽ của từng cơ quan được quy định tại Điều 30, 31 và Điều 32 LTNBTCNN năm 2009 việc quy định như vậy dẫn đến trách nhiệm bồi thường trong tố tụng hình sự hiện nay còn nhiều bất cập và chưa hợp lí. Bởi lẽ, các khâu trong tố tụng có mối liên hệ chặt chẽ,

ví dụ như: trong tố tụng hình sự, những sai sót từ khâu điều tra sẽ làm ảnh hưởng đến khâu truy tố, xét xử…không những thế, quá trình tố tụng còn có tham gia của rất nhiều người, thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, trong một số trường hợp, sẽ có nhiều người có thẩm quyền thuộc nhiều cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau có trách nhiệm liên đới.

Những khó khăn tương tự cũng xảy ra khi xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp Cơ quan điều tra đưa ra kết luận sai, Viện kiểm sát truy tố sai và vì vậy, Tòa án đưa ra bản án sai. Về nguyên tắc, khi xét xử, Thẩm phán độc lập trong việc xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án nhưng trên thực tế nhận định của Thẩm phán phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của Cơ quan điều tra và không thể tránh khỏi trường hợp những sai sót trong quá trình điều tra là nguyên nhân dẫn đến những sai sót của bản án. Trong những trường hợp như vậy, rất dễ dẫn đến tình trạng tranh cãi giữa các cơ quan vì vấn đề không chỉ dừng lại trách nhiệm giải quyết bồi thường mà còn xác định lỗi. Cơ quan nào đứng ra bồi thường thì vô hình chung, trước mắt người bị thiệt hại nói riêng và công chúng nói chung đã trở nên thành người có lỗi.

Nhưng ví dụ nêu trên cho thấy, việc không xác định cụ thể trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp đã dẫn đến hậu quả là các cơ quan tiến hành tố tụng tranh cãi nhau còn người bị thiệt hại thì không biết cơ quan nào có trách nhiệm để đòi bồi thường, đơn thư khiếu kiện chuyễn từ cơ quan này sang cơ quan khác, vụ việc bị kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ hoàn trả và liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp gây ra oan trong tố tụng hình sự (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)