đồng xét xử
* Liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả giữa các Hội thẩm và Thẩm phán trong trường hợp các thành viên cùng gây ra oan
Những tồn tại trách nhiệm liên đới bồi thường giữa các thành Hội thẩm và Thẩm phán cùng gây oan:
Hiện nay luật chưa quy định về liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả giữa các thành viên Hội đồng xét xử là Hội thẩm và Thẩm phán do: Hội đồng xét xử ra một bản án oan thì vấn đề nghĩa vụ hoàn trả được quy định tại Điều 56 LTNBTCNN năm 2009 sẽ không thực hiện được do Hội đồng xét xử không phải là một cá nhân mà là một tập thể (gồm có các thành viên Hội đồng xét xử sơ thẩm hay Hội đồng xét xử phúc thẩm), trong trường hợp này vấn đề liên đới giữa các thành viên với nhau thực hiện nghĩa vụ bồi thường là chưa xác định được. Có thể xác định tất cả các thành viên của Hội đồng xét xử cùng chịu một mức bồi thường như nhau không. Khi mà người có năng lực chuyên môn cao hơn là Thẩm phán và vấn đề hiện nay luật chưa quy định mà chỉ quy định mức độ lỗi của Người thi hành công vụ, mức độ thiệt hại gây ra để xác định mức hoàn trả (Điều 57 LTNBTCNN năm 2009).
Liên đới Thẩm phán và Hội thẩm trong trường hợp các thành viên Hội đồng xét xử cùng gây ra oan. Cần quy định trách nhiệm liên đới giữa Thẩm phán và Hội thẩm. Vì trong trường hợp này nếu quy định trách nhiệm thuộc về Thẩm phán thì có vẻ không hợp lí. Theo quy định Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2002 khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm không bị ràng buộc bắt kì cá nhân nào. Khi xét xử, các thành viên cũng độc lập với nhau trong việc xác định, chứng cứ và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng. Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, và theo Điều 8 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 thì trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm khi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Qua đó khẳng định trách nhiệm ở đây là trách nhiệm riêng lẽ của từng thành viên trong Hội đồng xét xử còn trách nhiệm liên đới thì chưa có, trong khi Thẩm phán và Hội thẩm là những người cùng đưa ra phán quyết, đưa ra bản án là người đó có tội hay không có tội. Nếu xảy ra oan thì trách nhiệm liên đới bồi thường sẽ như thế nào.
Ví dụ: Chiều 16/10, ông Trần Việt Hưng (Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp) cho hay,9 tháng qua trong gần 9 tỷ đồng nhà nước bồi
bộ liên quan trách nhiệm. Trong số này không có người mắc sai phạm cố ý khi giải quyết án hình sự.
Theo ông Hưng, trong tố tụng hình sự, chỉ người bị xác định mắc lỗi cố ý ra bản án trái luật hay cố ý làm sai lệch hồ sơ... mới phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi này gây ra, với lỗi vô ý thì không.
Trao đổi với VnExpressvề việc xử lý bồi thường thiệt hại do việc kết tội oan ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Hưng cho rằng trách nhiệm chính thuộc về TAND Tối cao. Cục Bồi thường nhà nước chỉ tác động, phối hợp “ở một mức độ nhất định”. Cục đã nhiều lần chủ động gửi công văn cho TAND Tối cao đề nghị đẩy nhanh quá trình giải quyết bồi thường cho ông Chấn.
Ông Hưng nhận định, hiện việc điều tra nguyên thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm, chủ tọa phiên phúc thẩm cuối cùng kết tội ông Chấn, bị cáo buộc có hành vi thiếu trách nhiệm mới ở giai đoạn đầu. Theo khoản 1, Điều 16 Nghị định 16/2010/NĐ-CP, nếu ông Chiêm bị xác định là cố ý, bị kết tội bằng bản án có hiệu lực thì ông sẽ phải bồi hoàn 100% số tiền bồi thường thiệt hại được xác định đã gây ra cho ông Chấn. Trong trường hợp nhiều người liên quan trách nhiệm trong vụ án, căn cứ đánh giá sai phạm của từng người, mức tiền bồi thường sẽ được chia cụ thể.47
Từ những tồn tại trên, người viết xin đề ra những giải pháp:
Thứ nhất: Trong nghĩa vụ liên đới hoàn trả thì phần bồi thường của Thẩm phán và Hội thẩm sẽ ngang nhau. Mặc khác cũng dựa trên mức độ lỗi và năng lực của người đó mà xác định trách nhiệm bồi thường; Về trách nhiệm kỷ luật hoặc buộc thôi việc trong những trường hợp lỗi vô ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, còn vấn đề buộc người đó thôi việc khi xét thấy Thẩm phán hay Hội thẩm không đủ đáp ứng những điều kiện do Nhà nước đặc ra cũng như sự tín nhiệm của người dân, thì buộc người này thôi việc và chuyển công tác khác cho phù hợp.
Thứ hai: Nhà nước cần quy định nghĩa vụ liên đới hoàn trả trong LTNBTCNN 2009: Quy định về nghĩa vụ liên đới bồi thường của Thẩm phán và Hội thẩm khi cùng gây ra thiệt hại và dẫn đến oan cho người vô tội, chứ không quy định chung chung về trách nhiệm liên đới ở Điều 57 LTNBTCNN năm 2009. Phải có sự thống nhất, phù hợp nhằm tạo ra một cơ chế pháp lý đồng bộ để xác định rõ
47 Bảo Hà, Người cố ý làm oan ông Nguyễn Thanh Chấn phải bồi thường thiệt hại, http://vnexpress.net/tin- tuc/phap-luat/nguoi-co-y-lam-oan-ong-nguyen-thanh-chan-phai-boi-thuong-thiet-hai-3094560.html, [Ngày
ràng và chính xác trách nhiệm của người thi hành công vụ (Thẩm phán và Hội thẩm) về liên đới chịu trách nhiệm trong tố tụng hình sự.
Thứ ba: Việc quy định nghĩa vụ liên đới hoàn trả giữa Thẩm phán và Hội thẩm sẽ căn cứ vào mức độ lỗi, cũng như quyết định ra phán quyết của mình về bản án đó. Người viết đề xuất lỗi được xác định là lỗi cố ý mới xác định nghĩa vụ hoàn trả còn lỗi vô ý sẽ không chịu nghĩa vụ hoàn trả như Điều 16 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP và Điều 56 LTNBTCNN năm 2009. Bên cạnh đó, Thẩm phán và Hội thẩm sẽ chịu nghĩa vụ liên đới hoàn trả với lỗi vô ý trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì chịu trách nhiệm kỷ luật, nếu xét thấy không phù hợp với công việc thì chuyển đổi nơi công tác hợp lý cho Thẩm phán hoặc Hội thẩm.
Thứ tư: Người thi hành công vụ phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, đạo
đức và ý thức trách nhiệm trong giải quyết công việc: Thẩm phán và Hội thẩm là một nghề đặc biệt trong xã hội nghề phục vụ nhân dân, người đại diện cho công lý, giải quyết công việc trong tố tụng hình sự bằng chính quyền hạn mà Nhà nước đã giao, nhằm duy trì sự ổn định, phát triển của chế độ xã hội. Tăng cường xây dựng cụ thể đường lối của Đảng về cải cách các cơ quan trong tiến hành tố tụng nói chung, cải cách cán bộ, công chức trong công vụ nói riêng, xây dựng một nền hành chính dân chủ, văn minh, trong sạch, vững mạnh, hiện đại hóa.
Thứ năm: Khi các thành viên Hội đồng xét xử cùng ra phán quyết cho rằng
người đó phạm tội thì trách nhiệm thuộc về những thành viên này. Kinh nghiệm xét xử và khả năng công tác của các Thẩm phán cũng như Hội thẩm khi ra phán quyết cũng suy nghĩ kĩ càng, quyết định cân nhắc, xem xét tình tiết vụ án nặng nhẹ...rồi mới ra phán quyết. Dựa trên Điều 57 LTNBTCNN năm 2009 cũng như Điều 616 BLDS năm 2005, người viết đề xuất giải pháp là: Khi nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì những người gây ra thiệt hại phải chịu nghĩa vụ liên đới hoàn trả, mức hoàn trảliên đới nhiều hay ít dựa vào mức độ lỗi các thành viên Hội đồng xét xử gây ra, nếu không xác định được mức độ lỗi thì xác định mức hoàn trả của các thành viên bằng nhau.
* Liên đới trách nhiệm bồi thường trong trường hợp Hội thẩm không đồng ý với phán quyết của Thẩm phán
Tồn tại:
Do Hội đồng xét xử không phải là cá nhân mà là tập thể và quyết định theo đa số. Trường hợp này nếu trong khi nghị án và giả thiết xảy ra án oan thì trách
về phương diện pháp lí và đạo đức thì ta khẳng định rằng ai làm sai, vi phạm pháp luật thì người đó phải chịu trách nhiệm. Tại Điều 16 BLTTHS năm 2003 khẳng định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luật”, do vậy không có lí do gì khi người này không làm sai mà bắt người kia phải bồi thường. Đây là vướng mắc lớn nhất của Luật quy định ở nước ta hiện nay. Người viết quan điểm rằng trường hợp trong khi nghị án kết tội nhưng do theo nguyên tắc đa số, bản án vẫn được thông qua và gây ra oan thì người không đồng ý với bản án đó không phải chịu nghĩa vụ liên đới hoàn trả. Trong trường hợp này người viết cho rằng là rất hợp lí theo quy định khoản 2 Điều 57 LTNBTCNN năm 2009 có quy định:
“Trường hợp nhiều người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ liên đới hoàn trả”, người viết cho rằng nhiều người ở đây là nhiều người cùng gây thiệt hại còn những người không gây thiệt hại thì không chịu nghĩa vụ liên đới hoàn trả. Do vậy, Luật chưa quy định rõ ràng nên trong trường hợp này khó xác định được và dẫn đến việc họ phải hoàn trả là không thỏa đáng. Mặc khác, trình độ chuyên môn của Thẩm phán luôn cao hơn Hội thẩm, thiết nghĩ người viết cho rằng nghĩa vụ hoàn trả của Thẩm phán phải cao hơn. Điều đặc biệt, thực tế lương của Thẩm phán và Hội thẩm hiện nay còn ở mức lương trung bình nếu bồi thường với số tiền khá lớn lên đến hàng hàng tỉ đồng thì Thẩm phán hay Hội thẩm không có khả năng hoàn trả, nếu trừ vào lương thì không biết khi nào cho xong. Thực tế này còn nhiều vướng mắc và nan giải đối với Nhà nước và các nhà soạn thảo luật ở nước ta hiện nay.
Từ những tồn tại trên, người viết xin đề xuất một số giải giải pháp:
Thứ nhất: Trong trường hợp Hội thẩm không đồng ý với phán quyết chung
được ghi vào biên bản thì không phải hoàn trả. Dựa trên mức độ lỗi, nếu người nào gây thiệt hại thì phải chịu nghĩa vụ hoàn trả, nếu nhiều người gây thiệt hại thì phải chịu nghĩa vụ liên đới hoàn trả dựa trên tinh thần của Điều 56, 57 LTNBTCNN năm 2009, bên cạnh đó BLDS năm 2005 cũng quy định về trách nhiệm bồi thường liên đới Điều 616, bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra: Có nghĩa là khi người đó gây ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người này phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường. Vậy, trong trường hợp Hội thẩm không đồng ý với phán quyết kết tội của Thẩm phán thì sẽ không chịu trách nhiệm hoàn trả nếu xảy ra oan.
Thứ hai: Hội đồng xét xử dựa trên số đông, và ra phán quyết dựa theo kết quả đa số thắng tiểu số. Vì bản án nhân danh tập thể chứ ko phải cá nhân? Người viết đề xuất ý kiến, dựa trên những cơ sở trên nguyên tắc chung của luật trách
nhiệm bồi thường, khi người nào gây thiệt hại thì về lý thuyết, người đó có nghĩa vụ hoàn trả do đã gây ra oan. Theo đó nhiều người gây thiệt hại có đều có nghĩa vụ liên đới hoàn trả với nhau. Trường hợp này Hội thẩm không đồng ý với phán quyết của Thẩm phán nếu xảy ra oan sẽ căn cứ vào quyết định hình phạt của từng thành viên trong Hội đồng xét xử mà xác định nghĩa vụ hoàn trả. Nếu có một Hội thẩm không đồng ý với phán quyết đó còn lại cho rằng bị cáo có tội nếu xảy ra oan sẽ quy nghĩa vụ hoàn trả ở những người dẫn đến oan người vô tội.
Thứ ba: Ngành tòa án cần tuyển dụng những cán bộ, công chức thực sự tâm
quyết với nghề, được đào tạo bài bản chính quy vào làm việc hoặc sắp xếp những người giàu kinh nghiệm xét xử, làm việc thấu tình đạt lí, được mọi người yêu quí tín nghiệm để giữ những chức trách quan trọng trong ngành. Làm như vậy thì chất lượng của phiên tòa mới được nâng lên, xét xử đúng người, đúng việc, tạo niềm tin cho nhân dân vào đường lối xét xử của ngành Tòa án. Từ đó nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Thứ tư: Quyền phải đi đôi với nghĩa vụ, bên cạnh chăm lo, cải thiện quyền
của Thẩm phán và Hội thẩm cần phải có quy chế giám sát, quy định những nghĩa vụ và hình thức xử phạt rõ ràng, minh bạch kể cả trường hợp bồi thường hay chịu trách nhiệm kĩ luật hoặc trách nhiệm hình sự. Quá trình hoàn thiện pháp luật cần phân biệt trách nhiệm liên đới hoàn trả của người thi hành công vụ trong tố tụng hình sự, vì hiện nay chỉ quy định chung chung không giải quyết được các vấn đề.
Thứ năm: Đẩy mạnh hoạt động thanh tra công vụ thường xuyên và định kỳ:
Tăng cường củng cố quyền hạn trách nhiệm cho các cơ quan tố tụng hình sự trong việc thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật. Nâng cao năng lực, ý thức pháp luật và đạo đức công vụ cho đội ngũ người thi hành công vụ. Tăng cường kỹ luật, kỹ cương trong hoạt động tố tụng hình sự, lề lối làm việc, tạo chuyễn biến trong nhận thức về ý thức trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ, góp phần nâng cao năng lực giải quyết công vụ, chấn chỉnh kịp thời thiếu sót, sai. Xác định trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong các công việc cụ thể.
* Liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp Thẩm phán không cùng có sự buộc tội với Hội thẩm
Những tồn tại trong liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả:
Trường hợp này do Hội đồng xét xử không phải là một cá nhân cụ thể mà là một tập thể (gồm Hội đồng xét xử sơ thẩm hay Hội đồng xét xử phúc thẩm) trong
chưa được xác định. Để xác định được nghĩa vụ bồi thường của từng chủ thể trong Hội đồng xét xử cần phải xem xét tương ứng với vai trò trách nhiệm và địa vị pháp lý của từng chủ thể. Bản án kết tội (gây ra oan) là nhân danh Tòa án, Hội đồng xét xử là bản án tập thể. Nhưng Thẩm phán không cùng có sự buộc tội với Hội thẩm (và được ghi vào biên bản). Vậy trường hợp Hội thẩm này có phải hoàn trả hay không? Nếu có, thì có vô lý không (Thẩm phán không đồng ý việc kết tội) Và nếu có, thì Thẩm phán phải hoàn trả như thế nào. Nếu không, thì có hợp lý chưa? (vì bản án nhân danh tập thể chứ ko phải cá nhân. Và nếu Thẩm phán không cùng phán quyết với Hội thẩm và Hội thẩm phán quyết dẫn dẫn đến người đó bị oan. Vậy không gây ra oan không phải hoàn trả, thì chắc hẳn gì Thẩm phán hay Hội thẩm mà bảo rằng bị cáo có tội. Cứ bảo rằng vô tội hết là xong, để lỡ có gây ra oan thì mình khỏi phải hoàn trả), việc xác định các trường hợp như vậy rất là khó khăn và hiện nay LTNBTCNN năm 2009 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành một số điều của LTNBTCNN năm 2009.
Từ những tồn tại trên, người viết đề xuất giải pháp về liên đới trách nhiệm bồi thường trong trường hợp Thẩm phán không cùng có sự buộc tội với Hội thẩm:
Thứ nhất: Người viết cho rằng trong các Trường hợp trên Thẩm phán không
phải chịu nghĩa vụ hoàn trả nếu không có sự buộc tội với Hội thẩm, nếu xảy ra oan theo nguyên tắc chung của LTNBTCNN năm 2009 ai gây ra thiệt hại người đó có trách nhiệm bồi thường. Trường hợp nếu nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó có trách nhiệm bồi thường. Thực tế các thành viên Hội đồng xét xử theo số đông và theo ý kiến biểu quyết của đa số mới cho ra phán quyết chung và được