Tầm quan trọng của việc chịu trách nhiệm liên đới hoàn trả trong tố

Một phần của tài liệu nghĩa vụ hoàn trả và liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp gây ra oan trong tố tụng hình sự (Trang 34 - 35)

tụng hình sự

Trước khi ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống pháp luật, bước đầu đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có pháp luật về trách nhiệm bồi thường của cơ quan Nhà nước đối với các thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra trong khi thi hành công vụ. Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự”.

Đối tượng được bồi thường quy định tại Điều 2 LTNBTCNN năm 2009, theo đó, đối tượng được bồi thường là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần trong các trường hợp quy định tại luật. Tuy nhiên trong tố tụng hình sự chỉ quy định về trách nhiệm là cá nhân chứ không phải là tổ chức cho nên trong trường hợp này bồi thường trong tố tụng hình sự chỉ là cá nhân bị oan về vật chất, tinh thần…

Hiện nay LTNBTCNN năm 2009 cũng như một số văn bản khác chưa quy định về trách nhiệm liên đới bồi thường của Nhà nước, nhưng bước vào thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nước ta cần phải hoan thiện pháp luật hơn nữa để đảm bảo quyền của con người và các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại xảy ra hiện nay. Trong đời sống việc liên đới chịu trách nhiệm bồi thường diễn ra hàng ngày, thực tế hiện nay việc nhiều chủ thể cùng gây ra thiệt hại và phải liên đới bồi thường là khá phổ biến, nhất là hiện nay xu hướng bạo lực trong giới trẻ, các vụ đánh hội đồng, gây hậu quả nghiêm trọng thường xuyên xảy ra; Tuy nhiên trong tố tụng hình sự trách nhiệm liên đới giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hay người tiến hành tố tụng lại ít được biết đến mà chỉ quy định từng trường hợp về chủ thể bồi thường, còn phần liên đới hoàn trả của người thi hành công vụ trách nhiệm liên đới chỉ quy định chung chung kho giải quyết được các yêu cầu bồi thường thực tế đặt ra. Vấn đề liên đới bồi thường rất quan trọng đảm bảo các chủ thể chịu trách nhiệm phải liên đới bồi thường.

Hiện nay trong tố tụng hình sự khi một chủ thể nào đó gây thiệt hại dẫn đến oan sai, trong quá trình xử lý vụ án phức tạp có nhiều cơ quan tham gia, không thể

đùng đẩy trách nhiệm cho một cơ quan hay một người thi hành công vụ nào đó được. Trong thực tiễn không thể một cơ quan hay cá nhân đó giải quyết vụ án được mà cần có sự tham gia, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy có thể khẳng định vấn đề liên đới bồi thường sẽ tạo ra mạng lưới nhằm quy trách nhiệm liên đới với nhau, thể hiện tinh thần trách nhiệm của từng cơ quan đối với vấn đề đó, từ đó đảm bảo hiệu quả hoạt động và gắn kết hơn nữa trong hoạt động tố tụng của mình. Qua đó làm cho quá trình bồi thường trong xác định cơ quan hay cá nhân có trách nhiệm bồi thường dể dàng hơn, đảm bảo tính khả thi của luật.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ hoàn trả và liên đới thực hiện nghĩa vụ hoàn trả trong trường hợp gây ra oan trong tố tụng hình sự (Trang 34 - 35)