5. Cấu trúc của luận văn
3.2.3 Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong hợp tác lao động với Malaysia
động sau đó bỏ trốn ở lại cư trú bất hợp pháp. Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho rằng quy định mới không phân biệt đối với lao động Việt Nam mà áp dụng chung với lao động các nước nhằm bảo đảm họ nhập cảnh đúng mục đích31.
Mặc dù hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do sự khác biệt về phong tục, tập quán, chất lượng lao động… bất ổn về chính trị tại Malaysia khiến nhiều người lao động Việt Nam lo lắng khi sang làm việc tại thị trường này, song nhìn chung các nhân tố thuận lợi vẫn là chủ yếu. Do đó có thể khẳng định trong khoảng thời gian từ năm 2015 – 2020, xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường này không giảm mà có xu hướng tăng lên phù hợp với bối cảnh kinh tế chính trị quốc tế cũng như kinh tế xã hội của Việt Nam và Malaysia.
3.2.3 Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong hợp tác lao động với Malaysia Malaysia
3.2.3.1 Các giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Với vị trí là chủ thể chính của quan hệ hợp tác lao động quốc tế giữa Việt Nam và Malaysia, Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quy định và chỉ đạo thực hiện để hoạt động hợp tác này đạt được hiệu quả cao nhất cả về mặt kinh tế xã hội và ngoại giao. Từ việc phân tích những yếu tố tác động, thực trạng, kết quả, tác động và những triển vọng hợp tác lao động giữa hai nước, tác giả đưa
31
Siết chặt lao động ở Malaysia: http://www.24h.com.vn/cam-nang-tim-viec/siet-chat-lao-dong-o-malaysia- c545a745974.html
85
ra một số khuyến nghị chính sách đối với Nhà nước để có thể phát huy tối đa các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực, khó khăn để đưa quan hệ hợp tác này đi xa hơn nữa.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách đồng bộ, có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm, nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư để hình thành những doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, lao động ở vùng sâu vùng xa tham gia xuất khẩu lao động.
Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển thị trường và công tác quản lý; sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện có; chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc và quan tâm chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh đối với doanh nghiệp. Các địa phương và ngành ngân hàng cần tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ người lao động và đối tượng chính sách về chi phí đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết và vay vốn đi xuất khẩu lao động; cải tiến thủ tục, tại điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mô hình liên kết tuyển lao động tại địa phương.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường giáo dục, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động; đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nguồn lao động có chất lượng; tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, của các doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu lao động.
86
Tăng cường công tác thanh tra và xử lý vi phạm; phát hiện kịp thời và kiên quyết triệt phá các đường dây đưa đi làm việc bất hợp pháp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lừa đảo. Tăng cường công tác kiểm soát cửa khẩu để phát hiện và kịp thời ngăn chặn việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ; các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để đảm bảo có nguồn lao động xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế. Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu việc làm và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động…
Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở Malaysia: Triển khai thỏa thuận đã ký về hợp tác lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động; kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định để làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong và ngoài nước, giữa cơ quan đại diện ngoại giao với đại diện các doanh nghiệp tại nước ngoài. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần có một phòng ban chuyên trách chuyên đảm nhận về lao động làm việc ở thị trường Malaysia thông qua việc đặt các văn phòng đại diện và các cán bộ chuyên trách ở nước sở tại. Địa chỉ và thông tin cán bộ chuyên trách cần được công khai trên website của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, thậm chí in trong các tờ hướng dẫn, được nêu trong các chương trình đào tạo lao động trước khi đưa
87
lao động đi làm việc ở nước ngoài. Có như vậy, lao động Việt Nam tại nước ngoài mới được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và an tâm làm việc cho đến khi kết thúc hợp đồng.
Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động đến tận người dân với nhiều hình thức phù hợp. Cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Nhà nước cần quan tâm cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động ở nước ngoài thông qua việc cung cấp sách, báo và tổ chức các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở các điểm có nhiều người lao động Việt Nam sinh sống và làm việc.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, các cuộc thi cán bộ quản lý giỏi trong việc đào tạo và quản lý xuất khẩu lao động; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp uy tín, làm ăn có hiệu quả thông qua một số hình thức như cho vay vốn ưu đãi để doanh nghiệp mở rộng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đưa được nhiều lao động sang Malaysia làm việc và đảm bảo việc làm cho các lao động đó.
Sự khác biệt văn hóa quá lớn giữa Việt Nam và Malaysia cũng là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột giữa chủ lao động người Malaysia và lao động người Việt Nam, gây ra những mâu thuẫn căng thẳng có hệ quả xấu đến trực tiếp người lao động và gây khó khăn cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Từ việc thừa nhận sự đa dạng về văn hóa, Nhà nước ta cần đưa ra những chính sách khéo léo để hài hòa văn hóa giữa hai nước thông qua các hoạt động trao đổi, giao lưu, tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa nước bạn trong cộng đồng lao động người Việt tại Malaysia. Đồng thời, tăng cường hợp tác với Chính phủ Malaysia để đưa ra giải pháp hiệu quả hơn giảm thiểu xung đột văn hóa giữa chủ sử dụng và người lao động để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.
88
3.2.3.2 Các khuyến nghị giải pháp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Vì đây là lực lượng nòng cốt, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam. Do đó đứng về phía Nhà nước, cần phải có những chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển phù hợp và tương xứng với vai trò của nó. Về phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng lao động trước khi đưa sang làm việc tại Malaysia.
Các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam cần có chiến lược tuyển chọn và đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao; cần có quy trình tuyển chọn chặt chẽ, hợp lý, thống nhất giữa địa phương và các doanh nghiệp, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Các doanh nghiệp này cần có ban chuyên tuyển chọn lao động riêng, bao gồm những người có trình độ, am hiểu về thị trường, pháp luật cũng như văn hóa của Malaysia. Cần ưu tiên lao động có tay nghề, lao động đã tốt nghiệp phổ thông rồi mới đến các lao động khác; lao động được tuyển chọn phải tham gia khóa học 2 tuần bắt buộc do Malaysia tổ chức; quá trình thi lấy chứng chỉ phải được tiến hành công khai và đảm bảo không có tiêu cực. Có làm được như vậy thì chất lượng lao động mới được nâng cao và đáp ứng yêu cầu của phía bạn.
Đội ngũ cán bộ dạy nghề và dạy tiếng cần phải sang Malaysia để khảo sát thực tế, tìm hiểu điều kiện làm việc cũng như công nghệ mà nước bạn đang áp dụng để về dạy cho lao động Việt Nam. Việc này sẽ giúp các lao động, đặc biệt là lao động trong ngành sản xuất và chế tạo không bị bỡ ngỡ khi sang làm việc.
Các doanh nghiệp cần phải phổ biến pháp luật và văn hóa của Malaysia cho các học viên thông qua các bài tập tình huống cụ thể, các ví dụ thực tế nhằm gây hứng thú cho người học và làm cho người học nắm được cách ứng xử phù hợp trong những trường hợp tương tự.
89
Thứ hai, tăng cường tính đoàn kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Malaysia phải liên kết với nhau, xây dựng thành một hiệp hội thống nhất. Đối với việc tuyển chọn lao động trong nước, các doanh nghiệp cần cạnh tranh với nhau một cách công bằng, không có những hành động làm tổn hại uy tín của các doanh nghiệp khác. Khi ra nước ngoài các doanh nghiệp này cần đoàn kết với nhau để bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam nói chung và lao động của từng công ty nói riêng.
Thứ ba, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý lao động nước ngoài.
Các doanh nghiệp cần gắn trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với người lao động. Với những cán bộ quản lý phải sang Malaysia để thường trực thì các doanh nghiệp phải có chính sách tiền lương cũng như phụ cấp thỏa đáng. Những người quản lý này cần được lựa chọn cẩn thận, đảm bảo có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu thị trường Malaysia và đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại giao, đồng thời cần phải có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm.
Thứ tư, tích cực mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải năng động trong việc tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng. Cần phải tìm hiểu kỹ về uy tín, tài chính của đối tác. Đồng thời, cần nghiên cứu về nhu cầu thị trường lao động của Malaysia, cơ chế chính sách của Chính phủ Malaysia nhằm lựa chọn ra được các lĩnh vực tiềm năng để có thể tập trung nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động. Bên cạnh đó, cần phải tạo ra lực lượng lao động có chuyên môn tốt và có tay nghề cao thông qua việc đầu tư chuyên sâu về kỹ thuật, trang thiết bị giảng dạy. Tập trung chuyên môn vào một lĩnh vực để tạo uy tín, đồng thời không ngừng mở rộng và đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác.
90
3.2.3.3 Các giải pháp đối với công tác đào tạo xuất khẩu lao động
Nguồn lao động của nước ta dồi dào, cần cù, chăm chỉ nhưng chưa đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, sức khỏe… Do vậy, cần phải tăng cường công tác đào tạo lao động xuất khẩu để đáp ứng cho thị trường. Đây được coi là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến vấn đề này. Nếu thực hiện không tốt công tác này, người lao động sẽ không đủ khả năng, trình độ đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động và từ đó có thể dẫn đến việc không hoàn thành tốt trách nhiệm đề ra, gây thiệt hại, vi phạm hợp đồng… ảnh hưởng xấu đến uy tín, lợi ích của doanh nghiệp và xa hơn nữa là chiến lược xuất khẩu lao động của Nhà nước.
Do đó cần có sự quản lý, hướng dẫn chặt chẽ của Nhà nước cho doanh nghiệp thực hiện:
Đối với Nhà nước: Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn lao động xuất khẩu, cùng doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở, trung tâm dạy nghề… chú trọng phát triển những nghề mà có nhu cầu cao của người sử dụng lao động. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục phổ thông để khi ra trường, lực lượng này đủ khả năng, điều kiện về ngoại ngữ tham gia xuất khẩu lao động.
Từng khu vực, ngành nghề có từng chương trình giảng dạy riêng. Đào tạo chuyên môn, kiến thức phải đi kèm đào tạo về ý thức kỷ luật, trách nhiệm cho người lao động. Bổ sung cho người lao động về pháp luật . Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải thường xuyên hướng dẫn cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người lao động về định hướng, thông tin các thị trường một cách cụ thể.
Cuối cùng, cần phải làm cho người lao động thấy được ý nghĩa, vai trò to lớn, trách nhiệm của họ đối với quê hương, đất nước, doanh nghiệp và gia đình khi họ được chọn ra nước ngoài làm việc.
91
3.2.3.4 Các giải pháp đối với người lao động
Bản thân người lao động là đối tượng chính của hoạt động hợp tác XKLĐ giữa hai quốc gia, vì vậy, trước khi nhận được sự trợ giúp, bảo vệ từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, người lao động cần phải tự mình nâng cao kiến thức và hiểu biết về XKLĐ.
Người lao động cần chủ động đến bệnh viện có uy tín khám và kiểm tra sức khỏe, nhằm phát hiện kịp thời bệnh tật trước khi tham gia xét tuyển tránh lãng phí tiền bạc, thời gian.
Tự chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy hoặc chính quyền địa phương để nắm bắt các thông tin liên quan đến thị trường, công việc, điều kiện sống và làm việc, thu nhập…, nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng ký với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, chủ sử dụng lao động để quyết định việc đi làm việc ở Malaysia của mình. Không nghe theo lời dụ dỗ của môi giới bất hợp pháp, các “cò xuất khẩu lao động”.
Chủ động đầu tư, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ tay nghề, ngoại ngữ phù hợp bằng việc tham gia học nghề một cách bài bản phù hợp với nhu cầu lao động của thị trường Malaysia; nâng cao nhận thức về ý nghĩa và mục đích của xuất khẩu lao động; chuyên cần trong học ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Bahasa Malaysia; rèn luyện sức khỏe, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật; trang bị kiến thức về xã hội, văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán của người dân Malaysia; học cách sống tự lập, tự quản tài chính và thu nhập, tự bảo vệ bản thân khi sống và làm việc ở Malaysia.
Chuẩn bị trước các điều kiện về tài chính để đáp ứng các khoản phí trước khi đi. Trong trường hợp cần thiết có thể làm thủ tục vay ở ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ