Chủ trương của Chính phủ Malaysia về hợp tác lao động

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 38 - 42)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.2 Chủ trương của Chính phủ Malaysia về hợp tác lao động

Là một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, nhưng Malaysia đã và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động đặc

38

biệt lao động trình độ tay nghề thấp làm việc trong những ngành như sản xuất, chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ. Nguyên nhân là do lao động người bản xứ Malaysia không muốn làm việc trong những ngành trình độ thấp, nguy hiểm, độc hại, cùng với đó là xu hướng già hóa dân số. Vì vậy, để giải quyết tình trạng trên, Chính phủ Malaysia đã đề ra chủ trương và các chính sách về hợp tác tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc trong những ngành kinh tế này. Thậm chí, hoạt động tuyển dụng lao động nước ngoài đã bắt đầu từ thế kỷ 19 khi Malaysia vẫn còn là thuộc địa của Anh quốc và trải qua giai đoạn phát triển kinh tế nhanh chóng. Sau thời gian dài phát triển đến ngày hôm nay, Malaysia vẫn là nước nhập khẩu lao động hàng đầu châu Á và khu vực Đông Nam Á. Malaysia đã tiến hành ký kết nhiều Bản ghi nhớ và thỏa thuận quốc tế về tuyển dụng lao động với những nước có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Chính phủ Malaysia chỉ cho phép nhận lao động của các nước là Indonesia, Thailand, Philipines, Bangladesh, Pakistan và Việt Nam. Song lao động của các quốc gia khác cũng được phép nhập cư trên cơ sở lựa chọn tùy theo yêu cầu của công việc.Pháp luật Malaysia cũng quy định tương đối đầy đủ các chế độ đối với người lao động như mức lương tối thiểu, thời gian làm việc, làm thêm giờ, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, và các quy định về bảo hiểm lao động (các chế độ này áp dụng cho cả người lao động nước ngoài) sẽ được cụ thể hóa trong phần tiếp theo của luận văn. Tuy nhiên, trong quá trình nhập khẩu lao động nước ngoài, Chính phủ Malaysia bộc lộ sự bối rối trong chính sách khi phải đối mặt với những khó khăn như: sự phụ thuộc quá mức của nền kinh tế vào lao động nước ngoài, tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Chúng ta có thể thấy những thay đổi liên tục, không ổn định trong chính sách nhập khẩu lao động của nước này. Trước tình trạng nhập cư bất hợp pháp, Chính phủ Malaysia đã tiến hành các chiến dịch truy lùng và bắt giữ lao động trái phép hồi tháng 8/2002 và tháng 3/2005 đã buộc hàng trăm nghìn người, chủ yếu từ Indonesia phải chạy khỏi Malaysia để tránh bị bắt giữ, đánh đập và bị phạt, dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng trong

39

những lĩnh vực trồng trọt và xây dựng. Để đối phó với tình hình này, Chính phủ Malaysia đã ra một số chính sách cởi mở hơn nhằm thu hút lao động nước ngoài, như cấp giấy phép tiếp nhận lao động trong ngày cho các chủ lao động thay vì phải chờ ít nhất vài tuần như trước đây. Từ tháng 2/2016, Chính phủ Malaysia đưa ra chủ trương tạm dừng tuyển chọn mới lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam vào Malaysia làm việc trong các ngành nghề chính thức nhằm rà soát lại tình hình lao động nước ngoài làm việc tại đây cũng như đánh giá lại chính sách thuế sử dụng lao động nước ngoài. Đây là nguyên nhân làm chững lại hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia trong những tháng đầu năm 2016 với tổng số lao động đi làm việc tại Malaysia trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt 1.762 người.

Ngày 24/8/2016, Bộ Ngoại giao Malaysia đã có thông báo chính thức về việc Chính phủ nước này quyết định cho phép tuyển dụng trên cơ sở xem xét từng trường hợp lao động mới từ các nước, trong đó có Việt Nam, cho ba lĩnh vực sản xuất, xây dựng và trồng trọt. Trên cơ sở đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đang hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ tiếp tục xúc tiến, khai thác các hợp đồng cung ứng lao động có điều kiện làm việc và tiền lương tốt cho thị trường này.

Tuy có nhiều thay đổi trong chính sách để phù hợp với yêu cầu và lợi ích của quốc gia, song Malaysia vẫn duy trì và đảm bảo các cam kết đã thỏa thuận với các nước có quan hệ về hợp tác lao động trong đó có Việt Nam. Đồng thời, hợp tác lao động quốc tế vẫn là một trong những trọng tâm chính sách nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động và phát triển kinh tế của nước này trong thời gian tới.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak mới đây khẳng định Malaysia sẽ cùng thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia, đặc biệt là trong tiếp cận với các công việc có tay

40

nghề và thu nhập ổn định, đồng thời tăng cường chính sách bảo vệ người lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng làm việc tại nước này.

Tiểu kết chƣơng 1:

Như vậy, chương 1 đã đi sâu vào tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động đến hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, các yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến quá trình triển khai và hiệu quả hợp tác lao động giữa hai nước. Các yếu tố khách quan đến từ tình hình thế giới và khu vực, xu hướng toàn cầu hóa với sự dịch chuyển nguồn vốn, công nghệ và lao động buộc các quốc gia nếu không muốn tụt hậu, kém phát triển đều phải tham gia vào quá trình này. Trong bối cảnh và yêu cầu hội nhập của thời đại, hai nước Việt Nam và Malaysia cũng nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác lao động với sự phát triển kinh tế, xã hội và vị thế của nước mình trên trường quốc tế. Ở vị trí là nước xuất khẩu lao động sang Malaysia làm việc, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với nhu cầu giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động thất nghiệp mỗi năm, hợp tác lao động được coi là trọng tâm trong chính sách lao động – việc làm của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngược lại, ở vị thế là nước nhập khẩu lao động, Malaysia có nhu cầu lớn về lao động nhập cư để bù đắp cho sự thiếu hụt lao động trong các ngành sản xuất và không đòi hỏi trình độ cao. Với những ưu điểm như nền kinh tế phát triển, điều kiện đi lại thuận lợi, chi phí cho xuất cảnh khá rẻ so với nhiều nước khác, không yêu cầu quá cao về trình độ của người lao động, Malaysia đã, đang và sẽ tiếp tục là thị trường việc làm được nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Những yếu tố tác động này sẽ định hướng quá trình thực hiện cũng như kết quả hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia sẽ được trình bày trong những chương tiếp theo.

41

Chƣơng 2: TÌNH HÌNH HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ MALAYSIA

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)