Thực trạng hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia giai đoạn 2008 – 2014

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 61 - 65)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.3 Thực trạng hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia giai đoạn 2008 – 2014

Giai đoạn hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 với nhiều khó khăn, thử thách cho mối quan hệ hợp tác này giữa hai nước. Tuy nhiên, với sự đoàn kết, hợp tác và điều chỉnh chính sách phù hợp theo yêu cầu của hoàn cảnh, hai nước Việt Nam và Malaysia đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về hợp tác lao động trong giai đoạn này. Nhìn chung giai đoạn 2008 – 2014, hợp tác lao động Việt Nam và Malaysia vẫn được đánh giá có nhiều triển vọng, Malaysia vẫn đứng trong top 5 thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam bên cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Đông. Số lượng lao động, thu nhập, chi phí cùng những thủ tục xuất nhập cảnh và điều kiện sống, làm việc của của người lao động Việt Nam được cải thiện và nâng lên một tầm cao mới.

61

Bảng 2.2: Số lƣợng lao động Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trƣờng chính giai đoạn 2008 – 2014 Đơn vị: Người Hàn Quốc Nhật Bản Đài Loan

Malaysia Châu Phi & Trung Đông Khác Tổng 2008 18.141 6.142 31.631 7.810 11.113 12.153 86.9990 2009 7.578 5.456 21.677 2.792 16.083 19.442 73.028 2010 8.628 4.913 28.499 11.741 10.888 20.877 85.546 2011 15.214 6.985 38.796 9.977 6.557 10.771 88.300 2012 9.228 8.775 30.533 9.298 7.428 15.058 80.320 2013 5.446 9.886 46.368 7.546 5.602 13.289 88.155 2014 7.242 19.766 62.124 5.139 10.661 1.908 106.840 Tổng 71.477 61.923 259.628 54.321 68.332 93.498 609.179

Nguồn: Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh & xã hội

Từ năm 2008, do khó khăn về kinh tế, thị trường xuất khẩu hàng hóa bị thu hẹp, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải thu hẹp sản xuất… nên Chính phủ Malaysia đưa ra chính sách cắt giảm số lượng lao động nước ngoài vào làm việc trong một số lĩnh vực như: dệt may, điện, điện tử… nhằm giảm sự lệ thuộc vào lao động nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho người lao động để giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước. Một số ngành kinh tế giảm nhu cầu lao động, dẫn đến nhiều lao động nước ngoài (trong đó có lao động Việt Nam) gặp khó khăn trong việc làm và thu nhập, một bộ phận phải về nước trước thời hạn. Bên cạnh đó, một số phương tiện thông tin đại chúng trong nước đã đưa

62

nhiều thông tin tiêu cực về thị trường này, làm người lao động hoang mang, không muốn đi, do đó, trong hai năm 2008 và 2009, số lao động đi làm việc tại Malaysia đã giảm đi rõ rệt so với hàng chục nghìn người của những năm trước đó. Năm 2008 là 7.810 người và năm 2009 xuống thấp kỉ lục chỉ có 2.792 người nghĩa là chúng ta đã để mất đến 90% lao động ở thị trường Malaysia so với năm 2007. Thực tế từ trước đến nay, đây là thị trường mà các doanh nghiệp đưa đi được nhiều lao động nhất, cũng là thị trường có số lượng doanh nghiệp khai thác rất lớn (trên 100 doanh nghiệp). Tuy nhiên, trong năm 2009, phần lớn số doanh nghiệp này đều “đứng yên”, số doanh nghiệp đưa lao động đi “nhỏ giọt” cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. “Nếu như năm 2007, cả nước đưa được gần 3 vạn lao động sang Malaysia, thì năm 2009, chúng ta gần như thất bại ở trị trường này khi chỉ dừng lại ở con số 3.000 lao động”25.

Từ nửa cuối năm 2009, thị trường Malaysia đã phát triển trở lại, cùng với đó, nhu cầu lao động của thị trường này rất lớn, thu nhập được nâng cao hơn, những gì mà Chính phủ Malaysia hy vọng đạt được khi ban hành chính sách với lao động nước ngoài đã phần nào không đạt được do người dân bản địa không muốn tiếp nhận các công việc mà lao động nước ngoài làm. Một số chủ nhà máy may, điện tử vẫn xin chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất, công ty dịch vụ Malaysia đã đề nghị các công ty Việt Nam cung ứng lao động vào làm việc trong các lĩnh vực gồm: lao động làm việc trong nhà máy (nghề điện tử, cơ khí, may, chế tác đồ trang sức, găng tay cao su…); lao động xây dựng, dịch vụ nhà hàng ăn uống, nuôi trồng thủy, hải sản…Trước tình hình đó, Chính phủ Malaysia đã thành lập một tổ công tác đặc biệt khảo sát nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong 5 lĩnh vực (điện, điện tử, cơ khí, dệt may và chế biến thủy sản) và

25 Theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước:

http://vics.vn/TinTuc/TinKinhTe/42963/xuat-khau-lao-dong-tiep-tuc-thoi-cua-thi-truong- %E2%80%9Cvang%E2%80%9D-malaysia.aspx

63

các hiệp hội đã yêu cầu Chính phủ xem xét nhu cầu thực tế của các ngành này trong việc tiếp nhận lao động.Chính phủ Malaysia cũng đưa ra một số chính sách giảm chi phí và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã lựa chọn những hợp đồng tốt, thu nhập khá và ổn định để đưa lao động đi. Năm 2010, Việt Nam đã đưa được 11.741 lao động sang làm việc tại Malaysia, tăng gấp 4 lần so với năm 2009 và được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xuất khầu lao động nhận định là năm thị trường “vàng” Malaysia. Năm 2011, khi thị trường Libya gặp khó khăn và 10.000 lao động phải về nước trước thời hạn, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội đã làm việc với Bộ Nguồn nhân lực Malaysia để nâng tỷ lệ tiếp nhận lao động Việt Nam của họ. Bộ Nguồn nhân lực Malaysia đã cho phép các doanh nghiệp nước này tuyển dụng 45.000 lao động nước ngoài trong năm 2011. Những ngành nghề Malaysia có nhu cầu tuyển dụng vẫn là dệt may, sản xuất – chế tạo, nhà hàng – khách sạn, xây dựng… Kết quả là năm 2011, Việt Nam đã đưa được 9.977 người sang làm việc tại Malaysia. Trong giai đoạn 2011-2012, Chính phủ Malaysia đã thực hiện Chương trình 6P cho phép lao động nước ngoài bất hợp pháp để đăng ký hợp pháp hóa. Tiếp theo nước này đã đồng thời triển khai 2 chiến dịch, chiến dịch thứ nhất nhằm truy quét và xóa sổ các băng nhóm tội phạm và chiến dịch thứ hai truy quét người nhập cư và lao động nước ngoài đang làm việc trái phép tại Malaysia. Để ứng phó với tình hình đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã triển khai một loạt các biện pháp như: Đại sứ quán đã sớm thông báo rộng rãi trên website của Sứ quán và tại cổng cơ quan Đại sứ quán để công dân Việt Nam tại Malaysia biết về chiến dịch của bạn; Ban Quản lý lao động thường xuyên liên hệ với các công ty môi giới và doanh nghiệp và các cơ quan liên quan của Malaysia để kịp thời nắm bắt tình hình và giải quyết khi phát sinh vụ việc; Cán bộ thuộc bộ phận lãnh sự và Ban Quản lý lao động mở máy điện thoại 24/24 để tiếp nhận yêu cầu và hướng dẫn công dân; Đối với số công dân Việt Nam bị bắt, Đại sứ quán đã phối hợp với các cơ quan liên quan của

64

bạn để thực hiện công tác bảo hộ công dân, giải quyết các vụ việc theo quy định của pháp luật; Đối với những công dân bất hợp pháp chưa bị bắt và có nhu cầu trở về nước, Đại sứ quán đã hỗ trợ giải quyết nhanh các thủ tục xuất cảnh và giảm tiền nộp phạt; Đại sứ quán Việt Nam cũng đã phối hợp với các Đại sứ quán các nước để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân26.

Hiện nay, tình hình lao động nước ta làm việc tại Malaysia ổn định, thu nhập tốt, hầu như không có vụ việc lớn phát sinh. Đặc biệt kể từ khi triển khai Quyết định số 71 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020, công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là đối với những thị trường dễ tính như Malaysia đã được triển khai mạnh, nên số đăng ký tham gia đã tăng lên rất nhiều. Khoảng một nửa trong số trên 2.500 lao động các huyện nghèo đang làm việc tại Malaysia đều có điều kiện làm việc đảm bảo, thu nhập khá, hàng tháng tiết kiệm được khoảng 4 triệu đồng. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường khai thác các hợp đồng có điều kiện tốt, phối hợp với các địa phương tuyển chọn lao động đưa đi làm việc tại Malaysia.

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)