Xu hƣớng hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 78 - 85)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2 Xu hƣớng hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia

3.2.1Xu hƣớng di cƣ lao động nội khối ASEAN

Là hai thành viên tích cực của tổ chức liên kết khu vực ASEAN, hợp tác lao động hay xuất khẩu lao động giữa Việt Nam và Malaysia là ví dụ điển hình của di cư lao động nội khối ASEAN, vì vậy xu hướng phát triển của hợp tác động giữa hai nước trong thời gian tới sẽ dựa trên xu hướng di cư lao động chung của tổ chức này.

78

Di chuyển lao động nội khối có xu hướng tăng và chiếm phần lớn trong các dòng di chuyển lao động quốc tế của các nước thành viên ASEAN.

Các nước ASEAN hiện là nơi tiếp nhận phần lớn lao động di cư từ các nước thành viên ASEAN khác, mặc dù số lượng và trình độ của lao động tiếp nhận là khác nhau ở các nước do có sự khác nhau về các mức thu nhập, biến động dân số, vị trí địa lý và các vấn đề khác. Ví dụ có tới 90% trong tổng số 1,6 triệu lao động Mianma ở nước ngoài làm việc tại Thái Lan – quốc gia có mức thu nhập GDP trên đầu người cao gấp 8 lần so với của Mianma.

Số lượng lao động nữ tham gia vào lực lượng lao động di chuyển trong nội khối ASEAN ngày càng tăng.

Lao động nữ đóng góp một phần lớn vào các dòng di chuyển lao động của các nước thành viên ASEAN, cả trong nội khối ASEAN và trên phạm vi quốc tế. Lao động nữ ASEAN làm việc ở các nước thành viên khác tạp trung chính trong một số giới hạn các công việc dành cho phụ nữ theo đặc trưng về giới tính, chủ yếu là các công việc dành cho phụ nữ theo đặc trưng về giới tính, chủ yếu là các công việc trong lĩnh vực kinh tế phi chính thức như giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh và giải trí.

Xu hướng này sẽ tăng mạnh, thậm chí nhu cầu lao động nữ trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là nhân viên y tế đang tăng nhanh chóng ở các nước tiếp nhận lao động ASEAN do ảnh hưởng của sự già hóa dân số của các nước này.

Tồn tại một số lượng lớn lao động di cư bất hợp pháp ở các nước khu vực ASEAN, đặc biệt ở Malaysia và Thái Lan.

Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể là sự lỏng lẻo trong quản lý biên giới, sự tồn tại của các quan hệ văn hóa dân tộc của các khu vực dân cư sát biên giới, đặc biệt là những lợi ích của việc sử dụng lao động di cư bất hợp

79

pháp đối với các chủ sử dụng lao động ở các nước. Việc xử lý đối với lao động di cư bất hợp pháp bằng các hình thức ân xá cho hồi hương, đăng trình lại để trở thành lao động hợp pháp ở các nước tiếp nhận lao động đôi khi lại trở thành sự khuyến khích với lao động di cư bất hợp pháp. Vì các vấn đề trên, các nỗ lực giảm lao động di cư bất hợp pháp của các nước ASEAN dường như không đem lại nhiều hiệu quả và càng làm cho tình trạng này tồn tại dai dẳng trong khu vực.

Sự phân hóa trong sử dụng lao động nước ngoài ở các nước tiếp nhận ASEAN thể hiện sự phân công lao động rõ nét.

Hầu hết lao động bán lành nghề hoặc không có nghề, lao động giản đơn ASEAN di chuyển trong nội khối được tuyển dụng vào làm việc trong giới hạn một số lĩnh vực, làm các công việc mà người lao động bản địa không muốn làm, chủ yếu dành cho người lao động nước ngoài nhập cư, như công việc có địa vị, xã hội thấp kém trong xã hội, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, mất vệ sinh… Ngay cả trong thời gian suy thoái kinh tế và thất nghiệp cao, lao động địa phương vẫn không sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực, công việc này, do vậy, nhu cầu về lao động nước ngoài vẫn không thay đổi. Trong khi đó, một bộ phận lao động bản xứ lành nghề, trình độ cao hơn lại được đưa đi làm việc ở các nước phát triển hơn để có thu nhập cao hơn. Malaysia và Thái Lan là những ví dụ rõ ràng nhất về sự phân chia thị trường lao động như vậy trong khu vực ASEAN. Hơn một triệu lao động giản đơn từ những nước nghèo láng giềng trong khu vực tới hai nước này làm việc trong một phạm vi hẹp các công việc có địa vị xã hội thấp kém ở mỗi quốc gia. Sự phân chia thị trường và phân công lao động như vậy làm cho người lao động di cư dễ bị tổn thương từ các công việc của họ. Với địa vị thấp kém về vị trí công việc trong xã hội, khả năng hòa nhập cộng đồng tại các nước tiếp nhận là khó khăn đối với lao động di cư trình độ thấp. Đặc biệt, họ cũng rất dễ bị làm dụng, khai thác cả

80

về thể xác và tinh thần như chậm trả lương, mất việc hay bị mắng chửi, đánh đập, kể cả lạm dụng tình dục đối với lao động di cư nữ…

Nhu cầu về lao động di cư trình độ cao, lành nghề, lao động trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng tăng trong khu vực ASEAN.

Đây là xu hướng nổi lên trong thời gian gần đây do tác động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng biến động dân số (nhất là sự già hóa dân số), sự cạnh tranh thu hút nhân tài phục vụ cho phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức cũng như lo ngại về việc tiếp nhận nhiều lao động trình độ thấp có thể gây ra các xung đột về mặt xã hội ở các nước tiếp nhận lao động trong khu vực ASEAN. Sự di chuyển trong nội khối của người lao động là các chuyên gia và lao động lành nghề, trình độ cao đang có xu hướng tăng lên, đáp ứng nhu cầu về các chuyên viên công nghệ thông tin, nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe, giáo viên, kiến trúc sư và các nhà quản lý ở các quốc gia. Gắn liền và để thúc đẩy xu hướng này, các quốc gia tiếp nhận lao động trong khu vực đang tiến tới việc quản lý lao động di cư một cách chặt chẽ hơn theo hướng mở cửa cho lao động có trình độ cao, lành nghề và hạn chế tiếp nhận lao động trình độ thấp, không có tay nghề.

Các nước ASEAN có xu hướng sử dụng các hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương để thúc đẩy tự do hóa và điều hòa di chuyển lao động trong nội khối.

Malaysia đã ký kết hiệp định song phương với Indonexia, Thái Lan, Việt Nam và một số nước châu Á khác. Các hiệp định, thỏa thuận này là những giải pháp cụ thể, thích hợp và quan trọng trong việc quản lý sự di chuyển lao động giữa các thành viên. Thông qua đó các nước tiếp nhận lao động nước ngoài có thể xác định được số lượng, nguồn cung, tình trạng của người lao động nhập cư dựa trên các lợi ích chiến lược và quan hệ chính trị, hay sự liên hệ về văn hóa, lịch sử với nước xuất cư. Các hiệp định và thỏa thuận này cũng là các công cụ quan trọng để

81

đảm bảo sự hợp tác của các nước xuất cư ASEAN trong việc quản lý lao động di cư bất hợp pháp và bảo đảm việc di chuyển lao động trong nội khối diễn ra có trật tự.

3.2.2Xu hƣớng hợp tác lao động Việt Nam – Malaysia

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nền kinh tế Malaysia đã có bước hồi phục và tiếp tục phát triển. Theo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, sau thông báo ngừng tiếp nhận lao động nước ngoài từ đầu năm 2014 do khủng hoảng, kinh tế nước này đang phục hồi mạnh, nhiều nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động bình thường, nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư cũng đã tăng trở lại. Số liệu thống kê của cơ quan này cho biết, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đang gia tăng ở hầu hết các ngành nghề tại Malaysia. Hiện có khoảng gần 30.000 chỗ làm đang chờ lực lượng lao động nước ngoài. Đại diện một số doanh nghiệp tỏ ra lạc quan khi nói về thị trường “vàng” một thời của xuất khẩu lao động Việt Nam. Các doanh nghiệp cho biết gần đây họ ký được rất nhiều đơn hàng tuyển dụng lên đến hàng trăm công nhân từ Malaysia30.

Trong thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu lao động của Malaysia vẫn cao do sự thiếu hụt nguồn cung lao động trong nước để làm việc trong các công trình, nhà máy, khu công nghệ cao bởi sự già hóa dân số, tăng trưởng lực lượng lao động thấp. Malaysia còn có nhu cầu lớn về lao động phổ thông làm các công việc như giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh tại gia đình, thợ xây, thợ may, công nhân công trường, làm trong dây chuyền lắp ráp…

Đồng thời, Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi để tiếp tục để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang Malaysia do hai nước có khoảng cách địa lý gần, đồng thời có quan hệ đối tác chiến lược, người sử dụng lao động ở Malaysia cũng

30

http://haindeco.vn/?language=vi&nv=news&op=Thi-truong-Malaysia/Xuat-khau-lao-dong-Hoi-phuc-thi-truong- Malaysia-1053

82

đã quen với đặc điểm của lao động xuất khẩu Việt Nam nên cũng muốn tuyển dụng lại lao động Việt Nam. Các chuyên gia của chúng ta cũng nhận định Malaysia vẫn tiếp tục là thị trường hấp dẫn với lao động Việt Nam trong 10-15 năm tới. Từ ngày 1/1/2013, mức lương cơ bản của Malaysia đã tăng gần bằng với thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản… nhưng lại có chi phí trước khi đi thấp hơn nhiều. Đây sẽ là nhân tố quan trọng để dự báo trong những năm tới thị trường Malaysia vẫn còn rất hấp dẫn với người dân các huyện nghèo, tay nghề chưa cao được sự hỗ trợ của Chính phủ thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo đến năm 2020.

Với Bản Ghi nhớ hợp tác lao động giữa Việt Nam – Malaysia được ký kết vào ngày 08/08/2015 sẽ là điều kiện để Việt Nam và Malaysia tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn nữa trong lĩnh vực tiềm năng này.

Là những nước tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng, hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia cũng chịu tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa cũng như bối cảnh và xu hướng chung của thế giới. Một trong những xu hướng đó là nhu cầu nhập khẩu lao động có trình độ cao ngày càng tăng mạnh và nhu cầu có chất lượng thấp có xu hướng giảm dần, tập trung chủ yếu trong các ngành đòi hỏi nhiều lao động giản đơn, có môi trường làm việc độc hại, địa vị thấp hay những công việc mà người lao động nước sở tại không muốn làm. Nguyên nhân của xu hướng này là do nền kinh tế ngày càng phát triển với sự đổi mới, cải tiến không ngừng của khoa học, công nghệ, thay vì sử dụng sức lao động là con người, các nền kinh tế hướng đến việc sử lao động có trình độ cao, có khả năng điều khiển máy móc, tự động hóa. Mặc dù Malaysia, hiện tại do các ngành kinh tế, đặc biệt ngành công nghiệp phát triển mạnh nên nhu cầu đối với lao động không chuyên và bán chuyên nghiệp vẫn gia tăng, nhưng đồng thời do trọng tâm phát triển hướng vào tự động hóa cũng như sự nổi lên của nền kinh tế tri thức và các ngành công nghiệp công nghệ cao nên nhu cầu với công nhân ngoại quốc có chuyên môn cao

83

cũng ngày một tăng, đặc biệt khi ngành giáo dục trong nước không có khả năng đáp ứng những nhu cầu này. Điều này đặt ra thách thức với Việt Nam là cần có những biện pháp, chính sách để nâng cao trình độ và lợi thế cạnh tranh của người lao động xuất khẩu Việt Nam so với người lao động xuất khẩu từ nước khác tại Malaysia để có thể giành lấy những công việc làm tốt hơn với mức lương cao hơn.

Ngoài ra, cùng với sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước nội khối trong đó có Malaysia dự báo sẽ gia tăng. Trong năm 2015 có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương. Ngoài ra nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn. Số lượng người lao động Việt Nam trong 8 ngành nghề nói trên hoặc có trình độ bằng cấp đạt tiêu chuẩn sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các nước trong khối, đồng thời có điều kiện dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc tận dụng những cơ hội này. Vì vậy dự báo số lượng lao động đi làm việc tại Malaysia thuộc đối tượng này sẽ gia tăng sau năm 2015, nhất là với 8 ngành: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, vận chuyển và nhân viên ngàng du lịch.

Trong thời gian tới, Chính phủ Malaysia sẽ siết chặt hơn lao động làm việc tại nước này. Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab, thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), cho biết Cục Nhập cư Malaysia vừa thông báo về những điều chỉnh quản lý xuất nhập cảnh liên quan đến lao động Việt Nam.

Từ tháng 10/2015, thời gian đón người lao động nhập cảnh Malaysia tại sân bay được điều chỉnh từ 24h xuống 6h. Đáng chú ý là tất cả lao động Việt Nam sang Malaysia phải được chủ sử dụng lao động ra tận sân bay làm thủ tục đón về nơi

84

làm việc chứ không được thông qua công ty môi giới như trước đây. Nếu chủ sử dụng lao động không đến đón trong quãng thời gian quy định, người lao động sẽ buộc quay về nước.

Quy định trên xuất phát từ việc thời gian qua, người nước ngoài nhập cư bất

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 78 - 85)