5. Cấu trúc của luận văn
2.2.1 Thành tựu đạt đƣợc trong hợp tác lao động giữa 2 nƣớc
Từ sau khi ký kết Bản ghi nhớ năm 2003 đến nay, các hoạt động hợp tác lao động nói chung và xuất khẩu lao động nói riêng giữa Việt Nam và Malaysia diễn ra sôi nổi với nhiều thành tựu nổi bật. Hiện cả nước có 138 doanh nghiệp được phép đưa lao động sang làm việc tại Malaysia với khoảng 200.000 người lao động sang làm việc tại 12 trong tổng số 13 bang của Malaysia, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và giúp việc gia đình. Theo Cục Quản lý lao động nước ngoài, với mức chi phí xuất cảnh khoảng trên 20 triệu đồng, mức lương 200 – 300 USD/ tháng, thời gian làm thêm đều đặn 1.5 – 5 tiếng/ ngày, sau khi trừ hết các chi phí ăn uống, sinh hoạt, thuế Levy thì một tháng người lao động Việt Nam có thể tiết kiệm được khoảng từ 6 – 8 triệu đồng, một số đơn hàng tốt, yêu cầu tay nghề, bằng cấp, ngoại ngữ, người lao động có thể thu nhập trên 10 triệu đồng/ tháng. So với chi phí xuất cảnh phải chăng người lao động phải đầu tư để đi thì mức lương trên khá tốt để người lao động hoàn lại tiền vốn đã huy động hoặc vay mượn. Sau 3 đến 4 năm làm việc, người lao động có thể tiết kiệm được số tiền khoảng 4000 – 6000 USD, là một khoản tiền không nhỏ, đáp ứng được nhu cầu của người lao động Việt Nam có xuất thân từ các hộ nghèo ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. So với các thị trường lao động khác, Malaysia có luật pháp lao động khắt khe và không có sự chênh lệch giữa thu nhập theo hợp đồng và bên ngoài nên số lao động Việt Nam phá vỡ hợp đồng và trốn ra ngoài làm việc không lớn, chỉ chiếm dưới 1% tổng số lao động tại thị trường này.
Với những ưu điểm như chi phí xuất cảnh thấp, không yêu cầu trình độcao, vị trí địa lý gần gũi, thị trường Malaysia luôn giữ vị trí quan trọng trong chính sách
66
hợp tác lao động quốc tế của Việt Nam và luôn nằm trong Top 5 thị trường lao động bên cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông. Trong những giai đoạn thị trường Trung Đông gặp khó khăn, Malaysia là một trong những thị trường truyền thống được ta tăng cường và chú trọng.
Bảng 2.3: Số lƣợng lao động Việt Nam đi làm việc tại các quốc gia trong ASEAN Đơn vị: Người Thị trƣờng 2009 2010 2011 2012 2013 Campuchia 1.769 3.615 2.820 5.215 4.250 Lào 9.070 5.903 4.277 6.195 4.860 Malaysia 2.792 11.741 9.977 9.200 7.564 Singapore 195 164 61 107 149 Thái Lan 36 Brunei 12 109 82 74 18
(Nguồn: Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội)
Theo số liệu thống kê cho thấy, khi so sánh số lượng lao động Việt Nam làm việc tại các thị trường trong ASEAN, Malaysia luôn là thị trường thu hút nhiều nhất lao động Việt Nam đến đây làm việc. Năm 2014 có 5.481 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường ASEAN, trong đó lao động sang làm việc tại Lào là 200, Campuchia là 50 người; và Malaysia vẫn có quy mô tiếp nhận lớn nhất là 5.139 người, chiếm 93,76% số lao động đưa đi trong khu vực. Bình quân mỗi tháng thị
67
trường này tiếp nhận 428 lao động. Tuy thu nhập không cao bằng một số nước khác song cũng đáp ứng đủ nhu cầu của người lao động Việt Nam.
Về cơ cấu lao động theo ngành nghề, do lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành xây dựng và sản xuất chế tạo nên có sự chênh lệch lớn giữa số lao động nam và lao động nữ. Lao động nữ chủ yếu tập trung làm việc tại các xưởng may, phân bố ở các khu vực nông nghiệp hoặc làm người giúp việc.