Tác động tới Malaysia

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 76 - 78)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.2 Tác động tới Malaysia

3.1.2.1 Tác động tích cực

Với nhu cầu lao động ngày càng tăng cao đặc biệt là lao động làm việc trong những ngành sản xuất chế tạo, xây dựng… việc nhập khẩu lao động giá rẻ từ phía Việt Nam sẽ góp phần giúp Malaysia giải quyết nhu cầu thiếu hụt lao động trong nước. Đặc biệt, lao động Việt Nam có thể nhận bất cứ công việc nào mà những người Malaysia không sẵn sàng làm bao gồm những công việc độc hại, ô nhiễm,

29

Lê Hồng Huyên, Tác động của di chuyển lao động quốc tếđối với sựphát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

76

đơn điệu, nhàm chán và thu nhập thấp. Lí do là vì người Malaysia bản xứ khá kén chọn khi tìm việc làm, họ muốn một công việc với mức lương cao hơn nhưng không nặng nhọc.

Việc nhập khẩu lao động Việt Nam cũng góp phần tăng trưởng kinh tế cho Malaysia bởi khi có nhiều lao động nước ngoài sẽ giúp tăng sức sản xuất của quốc gia từ đó kéo theo sự tăng trưởng về kinh tế. Ví dụ một nhà máy có thể sản xuất nhiều sản phẩm hơn khi có nhiều công nhân và thu được nhiều lợi nhuận vì có số lượng lớn lao động. Ngoài ra, những lao động có trình độ cao đến nước này làm việc sẽ góp phần tăng năng suất lao động xã hội do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mức độ cao.

Người lao động Việt Nam khi đến Malaysia làm việc cũng góp phần tạo môi trường cạnh tranh giữa lao động trong và ngoài nước. Thông qua đó, người lao động sẽ phải tự cải tiến, thay đổi bản thân, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để làm việc ngày càng tốt hơn và giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3.1.2.2 Tác động tiêu cực

Mặc dù góp phần tăng trưởng kinh tế, nhưng lao động nhập cư là nguyên nhân của việc giảm thu nhập ròng từ nước ngoài trong tổng thu nhập quốc gia (GNI) vì người lao động nước ngoài đến nước nhập khẩu lao động làm việc sẽ được trả lương và được chuyển về nước phần thu nhập còn lại. Kết quả là làm giảm tổng thu nhập quốc gia.

Chủ sử dụng lao động dựa vào việc nhập khẩu lao động không lành nghề với giá rẻ từ Việt Nam và các nước khác nên không quan tâm đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất cũng như không đổi mới, cải tiến thiết bị, cơ sở sản xuất. Điều này gây ra trì trệ trong việc áp dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ.

77

Nhiều ngành kinh tế của Malaysia như khai khoáng, xây dựng, chăm sóc sức khỏe… vì sử dụng quá nhiều lao động nhập cư nên lệ thuộc vào nguồn lao động nước ngoài và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Lao động nhập cư chỉ đến trong thời gian ngắn nên không ổn định về số lượng, chưa kể đến việc nhập khẩu lao động còn phụ thuộc vào chính sách nhập cư của Chính phủ và tình hình kinh tế, chính trị, quan hệ kinh tế đối ngoại… gây thụ động cho chủ sử dụng lao động trong quá trình hoạch định chính sách phát triển sản xuất kinh doanh.

Nguồn lao động nhập cư từ Việt Nam nói riêng và nước ngoài nói chung đến Malaysia cũng là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp…, đặc biệt ở những khu công nhân nghèo sinh sống và làm việc. Đối với Malaysia là một quốc gia Hồi giáo, có những đặc trưng và quy định riêng về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, khi lao động nhập cư đến Malaysia, họ mang theo văn hóa của dân tộc và đất nước họ. Bên cạnh những yếu tố văn minh, người lao động nhập cư cũng mang theo những lối sống không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của nước nhập khẩu lao động. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến truyền thống tốt đẹp của người dân sở tại hoặc gây nên những mâu thuẫn, xung đột về tôn giáo, văn hóa, sắc tộc.

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 76 - 78)