Những vấn đề còn tồn tại trong hợp tác lao động giữa 2 nƣớc

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 68 - 73)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.2 Những vấn đề còn tồn tại trong hợp tác lao động giữa 2 nƣớc

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia còn những điểm tồn tại bất cập cần được chú trọng giải quyết trong thời gian tới.

Thứ nhất về chất lượng người lao động, lao động Việt Nam vẫn bị hạn chế như không có trình độ chuyên môn, không ngoại ngữ và không có tác phong công nghiệp. Do lao động Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề, không có trình độ nên thu nhập luôn thấp hơn lao động xuất khẩu từ các nước khác. Bên cạnh đó, sức khỏe của người lao động Việt Nam vẫn còn yếu kém, chỉ đủ sức khỏe làm các công việc trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, trong các nhà máy còn các công việc như đi biển chưa đạt yêu cầu. Trình độ ngoại ngữ của người lao động Việt Nam đặc biệt rất kém, sự bất đồng ngôn ngữ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động Việt Nam dễ gây ra những xung đột không đáng có. Nhiều lao động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Kỷ luật lao động cũng là một trong những vấn đề bất cập của lao động nước ta khi làm việc ở nước ngoài. Việc thiếu kỷ luật và thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện bảo hộ lao động là nguyên nhân của các vụ tai nạn lao động kể từ năm 2004 trở lại đây.

68

Nguyên nhân chính của những vấn đề trên là do người lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài đa số là lao động từ nông thôn chưa được đào tạo chính quy về tay nghề. Xuất thân từ nông nghiệp ở một nước còn kém phát triển như Việt Nam đã hình thành trong họ tác phong chậm chạp, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công nghiệp. Nhiều người trong số họ còn chưa học hết phổ thông. Mặt khác, những lao động này hầu hết đều có cuộc sống khó khăn, khi đi làm việc ở nước ngoài luôn mang trên vai gánh nặng thu nhập rất lớn nên họ thường bất chấp tất cả để kiếm tiền.

Thứ hai là công tác quản lý xuất khẩu lao động ở nước ta còn tồn tại một số vấn đề. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp có văn phòng đại diện để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động của mình. Có những doanh nghiệp chỉ biết tạo nguồn thu trong nước, thu phí, bàn giao lao động và hết trách nhiệm. Điều đó dẫn đến tình trạng người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài không có người quản lý, sống và làm việc vô tổ chức, bị trục xuất về nước.

Tình trạng phá vỡ hợp đồng tại Malaysia mặc dù ít nhưng vẫn còn diễn ra và chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Tỷ lệ vi phạm hợp đồng của lao động nước ta vẫn cao ở mức 10-15% làm ảnh hưởng đến uy tín của toàn thể lao động Việt Nam. Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động đi xuất khẩu vẫn còn. Mặc dù một số doanh nghiệp vi phạm Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng bị xử phạt hành chính chỉ từ 1.500 USD trở xuống. Nhiều lao động Việt Nam tại Malaysia bị lừa đảo hợp đồng lao động và bị ngược đãi, đánh đập, bỏ đói và phải tìm kiếm sự can thiệp để về Việt Nam. Các lao động Việt Nam bị nhà môi giới xuất khẩu bỏ mặc ngay sau khi sang nước ngoài, nhận được việc làm không theo nội dung như trong hợp đồng; một số rơi vào tình trạng việc làm lúc có lúc không,

69

bị quỵt lương, bị chuyển nơi làm việc nặng liên tục như bốc vác, hàn xì, đổ bê tông… Malaysia được xem là thị trường có thu nhập thấp và rủi ro cao, người lao động có thể phải làm việc 12 tiếng/ ngày tại những công trường có công việc nặng nhọc trong điều kiện lao động nguy hiểm mà công nhân địa phương không chịu làm và nhiều tháng liền không được trả lương đồng thời bị ngược đãi, đánh đập27.

Khi người chủ sử dụng lao động không may lâm vào cảnh làm ăn thua lỗ, bị phá sản, phải cắt giảm nhân công hay sa thải nhân công thì hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt trước thời hạn, người lao động sẽ bị mất việc làm và phải trở về nước trước thời hạn. Có người đã tích lũy đủ số tiền và phần nào ổn định được cuộc sống sau khi về nước nhưng cũng có người lại rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Mặt khác, có những trường hợp người sử dụng lao động không trả hoặc đánh mất hộ chiếu của người lao động khiến người lao động không thể trở về nước, khiến cho họ trở thành người nhập cư bất hợp pháp và phải chịu bất cứ hình phạt nào theo quy định của Malaysia.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn thái độ trông chờ, ỷ lại vào đối tác. Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm về quản lý lao động, chưa chấp hành tốt những quy định về chế độ tuyển chọn, đào tạo, định hướng nhằm bảo vệ người lao động làm việc tại Malaysia. Tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều chủ yếu là do thông tin về xuất khẩu lao động chưa đến được với mọi người lao động, phần lớn người lao động không biết tiếp cận với cơ quan, đơn vị nào để làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài. Ở một số địa phương, công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của cơ quan chức năng trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vụ việc lừa đảo người lao động. Bên cạnh đó, việc mở nhiều chi nhánh, trung tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.

27

70

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động cấp nhà nước với các cơ quan cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Vì vậy, các cơ quan quản lý chưa nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong lĩnh vực này chưa tổ chức việc cung cấp một cách có hệ thống thông tin thị trường lao động nước ngoài làm cơ sở cho hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp cũng như phổ cập hiểu biết cho người dân về xuất khẩu lao động. Các chính sách, văn bản về xuất khẩu lao động chưa bám sát thực tế và thường đi sau thực tế. Thủ tục xuất cảnh và các thủ tục khác có liên quan thường rườm rà, phức tạp gây mất nhiều thời gian và tiền của của người lao động. Công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động XKLĐ chưa được tiến hành thực sự nghiêm túc và có hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 2

Như vậy, trong chương 2, người viết đã tập trung vào nghiên cứu, tổng hợp, phân loại các dữ liệu định tính và định lượng từ đó đưa ra các phân tích, đánh giá và kết luận về thực trạng hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia trên các khía cạnh sau: Các chính sách chung về hợp tác lao động ở cấp hai Nhà nước, hai Chính phủ; Chính sách riêng của từng nước đối với hoạt động hợp tác lao động. Thực tiễn hợp tác lao động được chia làm 2 giai đoạn chính: Từ năm 2003 – 2007 và từ năm 2008 – 2014 với dấu mốc cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế thế giới năm 2008 và những thay đổi quan trọng trong chính sách của Malaysia; Đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế của hoạt động hợp tác xuất khẩu lao động giữa hai Nhà nước.

71

Dựa trên hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia từ năm 2002 đã gặt hái được một số kết quả nhất định, năm 2003, bản Ghi nhớ về tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia đã được hai Chính phủ ký kết. Sự kiện mở ra một chương mới trong hợp tác lao động nói riêng và hợp tác toàn diện giữa hai nước nói chung. Từ đó đến nay, mặc dù trải qua nhiều khó khăn, thăng trầm do những biến cố của lịch sử, hoàn cảnh và bản thân mỗi quốc gia, Việt Nam đang có hơn 80.000 người lao động đang làm việc tại Malaysia. Cả hai Chính phủ đã phối hợp khá tốt để bảo vệ quyền lợi của người lao động theo Công ước quốc tế, ASEAN và thỏa thuận song phương. Malaysia tiếp tục là thị trường truyền thống trọng điểm của Việt Nam, là một bộ phận trong phương hướng triển khai Quyết định số 71 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020.

So sánh với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới, mặc dù mức lương của người lao động tại Malaysia thấp hơn nhưng đã đáp ứng đủ nhu cầu của người lao động và cũng phù hợp với người lao động Việt Nam trình độ chuyên môn thấp, không có ngoại ngữ và không có tác phong công nghiệp. Cũng vì lí do này, người lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành xây dựng, sản xuất, chế tạo, giúp việc, nông nghiệp…

Từ việc đánh giá các thành tựu và hạn chế trong hoạt động hợp tác lao động giữa Việt Nam và Malaysia sẽ là cơ sở cho chương thứ 3 nghiên cứu phân tích về tác động, triển vọng và phương hướng của mối quan hệ này trong tương lai.

72

Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ MALAYSIA

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 68 - 73)