Yếu tố từ phía người lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 33 - 38)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.4 Yếu tố từ phía người lao động Việt Nam

Là một trong những đối tượng của hoạt động hợp tác lao động, nhu cầu và chất lượng của người lao động có tác động đến sự phát triển và hiệu quả của hoạt động XKLĐ. Như đã trình bày ở trên, Việt Nam có quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn nhưng việc làm trong nước không đủ để cung cấp cho số lượng lao động này nên hàng năm vẫn có tới 1 triệu người trong độ tuổi lao độngthất nghiệp. Vì vậy, người lao động Việt Nam có nhu cầu tìm việc làm ở nước ngoài để tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Điều này trở thành một trong những nhân tố thúc đẩy Nhà nước và Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó chất lượng lao động bao gồm trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của người lao động cũng có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến quy mô lao động, khả năng cạnh tranh và lợi ích đạt được trên thị trường lao động quốc tế. Như đã biết, chất lượng lao động Việt Nam vẫn còn thấp và giá nhân công rẻ nên phù hợp với những thị trường lao động như Malaysia vì họ không yêu cầu cao về trình độ người lao động và chi phí để xuất khẩu sang Malaysia cũng khá rẻ so với nhiều thị trường khác. Với đặc điểm đó, người lao động Việt Nam tại Malaysia chủ yếu làm những công việc tay chân trong các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, giúp việc… và những đặc điểm khác sẽ được trình bày cụ thể trong chương tiếp theo của Luận văn.

33

1.2.3Yếu tố từ phía Malaysia

1.2.3.1Tình hình kinh tếxã hội – Lao động – Việc làm

Malaysia là đất nước khá phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á và là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu dầu cọ và cao su, ca cao và hạt tiêu, đồng thời là nước xuất khẩu về gỗ khối và các sản phẩm từ gỗ. Trong báo cáo mới nhất của Chương trình so sánh quốc tế (ICP) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào tháng 05/2014, Malaysia được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 27 trong số 199 nước trên thế giới. ICP đánh giá Malaysia là một trong những nước có thu nhập thấp và trung bình, những nước có đóng góp gần một nửa tổng số hàng hóa và dịch vụ trên thế giới với trị giá hơn 90.000 tỷ USD trong năm 2011. Ngân hàng Thế giới đánh giá Malaysia là một nước có thu nhập trên trung bình và là nền kinh tế rất mở với GDP bình quân đầu người đạt 10.500 tỷ USD trong năm 2013 và xuất khẩu đóng góp tới hơn 83% GDP của đất nước này14. Malaysia cũng nằm trong 3 nước có nơi làm việc tốt nhất trong khu vực dành cho những người từ nước ngoài hồi hương nhờ sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. KFI cơ quan nghiên cứu hàng đầu thế giới hoạt động tại 35 nước trong đó có Malaysia cho biết đánh giá này dựa trên kết quả cuộc thăm dò 185 Tổng giám đốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Chính phủ Malaysia khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu và các lĩnh vực công nghệ cao trên cơ sở liên doanh liên kết nhưng vẫn giữ thẩm quyền xét duyệt đáng kể đối với từng dự án đầu tư. Các công ty nước ngoài tại Malaysia bị hạn chế về số lượng người nước ngoài được phép tuyển dụng. Tháng 6/2003, Chính phủ Malaysia đã tự do hóa các quy định về tuyển dụng người lao động nước ngoài trong lĩnh vực chế tạo sản xuất (công ty sản xuất với vốn góp của nước ngoài tối thiểu 2 triệu USD được phép thuê tối đa 10

14

34

lao động nước ngoài). Các nhà đầu tư lớn là Đài Loan, Nhật, Mỹ, Singapore, Hongkong, Đức, Anh, Pháp, Australia. Malaysia được đánh giá là một trong những nước đứng đầu thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất. Đây là một trong những thành công trong chính sách phát triển kinh tế của Malaysia. Có nhiều lý do để Malaysia trở thành sự lựa chọn của các nhà đầu tư:

Đây là nơi quy tụ đông đúc các tôn giáo và chủng tộc như người Hồi giáo Mã lai, người Ấn Độ, người Hoa và nhiều các nhóm sắc tộc khác nhưng người dân lại chung sống rất hòa bình và hòa hợp. Malaysia là một đất nước an toàn và có tỷ lệ tội phạm thấp. Luật pháp và bầu không khí kinh doanh thuận lợi. Malaysia luôn mở cửa cho những người nước ngoài vào làm ăn và họ có thể mua bất động sản mang tên mình, điều không thể có được ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Cơ quan xúc tiến đầu tư Malaysia (MIDA) rất chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư muốn tìm hiểu cơ hội làm ăn cũng như muốn thành lập công ty hay mở cửa hàng tại Malaysia. Malaysia còn có mối quan hệ tốt với tất cả các nước trên thế giới và không hề thù địch với bất cứ nước láng giềng nào15.

15

Hồ sơ thị trường Malaysia, Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI,

35

Bảng 1.1: Một số chỉ số kinh tế tiêu biểu của Malaysia (Theo Malaysia Economy Data – Focus-economics.com)16

2011 2012 2013 2014 2015 Dân số (triệu) 29.1 29.5 29.9 30.3 30.8 GDP/ người 10,282 10,883 10,785 10,737 10,222 GDP (tỷ USD) 299 316 324 340 298 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 5.3 5.5 4.7 6.0 5.0 Tỷ lệ thất nghiệp 3.0 3.0 3.0 3.0 3.3 Tỷ lệ lạm phát 3.0 1.3 3.2 2.7 2.7

Từ những số liệu trên cho thấy, Malaysia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, nước này vẫn giữ tốc độ tăng 5% trong nhiều năm liền (số liệu được ghi nhận từ năm 1999 đến năm 2014 - Tờ New Straits Times của Malaysia ngày 18/5/2014 dẫn nguồn tin Chính phủ cho biết).

Theo thống kê của Bộ Nguồn Nhân lực Malaysia (Ministry of Human Resources) thì Malaysia hiện có quy mô dân số khoảng 31 triệu người; lực lượng lao động có khoảng 14 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp trong những năm gần đây duy trì khoảng 3%17. Năm 2015, Malaysia có 2,8 triệu người cao tuổi, chiếm 9% tổng dân số 31 triệu người. Theo Bộ trưởng Bộ Phụ nữ, Gia đình và Phát triển cộng

16

www.focus-economics.com

17

36

đồng Malaysia Rohani Abdul Karim, Malaysia sẽ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2035, khi mà số người cao tuổi chiếm 15% trong tổng dân số.

Theo thống kế của Ngân hàng Thế giới năm 2012 có khoảng 1 triệu người Malaysia đã di cư và đang làm việc tại các nước phát triển hơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và một số các nước châu Âu… trong các ngành nghề đòi hỏi có trình độ tay nghề, kỹ thuật cao, khả năng giao tiếp quốc tế tốt (tiếng Anh và tiếng Trung) hoặc dưới hình thức các chuyên gia, lý do chủ yếu của dòng di cư đi này là do thu nhập tại nước ngoài cao hơn so với trong nước (thu nhập tại các nước trên tối thiểu khoảng 3000 USD) và có điều kiện làm việc, phát triển nghề tốt hơn. Trong đó khoảng 46% lao động Malaysia ở nước ngoài làm việc tại Singapore.

Cùng với sự phát triển kinh tế trong nước và sự đầu tư từ nước ngoài mạnh mẽ nên Malaysia thu hút được số lượng rất lớn lao động nhập cư từ các nước đang phát triển. Tuy nhiên, công việc chủ yếu của lao động nước ngoài tại Malaysia có được là do các công việc này không thu hút được lao động trong nước, đó là các công việc giản đơn trong các khu công nghiệp, nhà xưởng quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề không cần nhiều kỹ thuật hoặc độc hại và thu nhập không cao.

Hiện Malaysia có khoảng 3.1 triệu lao động nước ngoài đang làm việc (kể cả hơn 1 triệu lao động không có giấy tờ cư trú và làm việc hợp pháp) đến từ 14 quốc gia, chủ yếu là những nước Đông Nam Á và Nam Á như: Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ, Campuchia, Nepal, Myanmar, Lào, Việt Nam, Philippines, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan, Turkmenistan, Uzbekistan, Kazakhstan. Trong đó lao động chiếm tỷ lệ nhiều nhất là Indonesia khoảng 51%, tiếp đến là Bangladesh với 17%, Nepal với 9,7%... Việt Nam đứng thứ bảy trong số các quốc gia đang có nhiều lao động tại Malaysia với khoảng hơn 2%.

37

Các ngành nghề chủ yếu là sản xuất chế tạo khoảng 38,2%, xây dựng khoảng 16%, trang trại và đồn điền (chủ yếu là trồng cọ) khoảng 14,2% và các ngành nghề khác như nông nghiệp, dịch vụ, giúp việc gia đình….

Lao động nước ngoài chủ yếu tập trung ở vùng Penusular đặc biệt ở vùng thành thị và các khu công nghiệp ở thung lũng Kelang, thủ đô Kuala Lumpur, trung tâm công nghiệp, thương mại và hành chính là mục tiêu của lao động nhập cư. Số lao động nước ngoài ở đây chiếm gần 70% tổng số lao động nước ngoài trên toàn lãnh thổ Malaysia. Bang Sabah cũng vậy, ở một vài huyện trong bang như bờ biển phía Đông, số lượng lao động nước ngoài vượt quá cả số dân địa phương. Riêng bang Sarawak, số lượng lao động nhập cư tương đối thấp. Do đặc điểm của lao động Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp, lực lượng lao động khá dồi dào và được đánh giá là cần cù, thông minh, giá thuê lao động rẻ nên việc thiếu hụt lao động của Malaysia sẽ là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong thời gian tới. So với một số thị trường khác trong khu vực cũng như một số thị trường truyền thống của Việt Nam, thị trường Malaysia là thị trường phù hợp với lao động Việt Nam hơn cả.

Bên cạnh hình thức lao động nước ngoài di cư vào Malaysia để làm việc, cũng có một bộ phận không nhỏ người nước ngoài đến Malaysia sinh sống, học tập hoặc đầu tư. Chính phủ Malaysia thực hiện chính sách “Second Home” khuyến khích người nước ngoài đầu tư vào thị trường bất động sản, cũng như việc chi phí sinh hoạt và học phí rẻ nên thu hút nhiều sinh viên và nhà đầu tư nước ngoài di cư vào Malaysia.

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)