Yếu tố từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 32 - 33)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.3 Yếu tố từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Theo quy định tại Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ thì các doanh nghiệp được xem xét cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần nhưng Nhà nước giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp thuộc cơ quan Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét quy định. Theo đó các doanh nghiệp XKLĐ có tác động đến hoạt động hợp tác lao động quốc tế với vai trò là cầu nối giữa nguồn cung và cầu lao động trong nước. Họ đảm nhiệm chức năng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng đến việc đào tạo và đưa người lao động đi làm việc.

Vì vậy, năng lực, trình độ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến các hoạt động hợp tác lao động cũng như phản ánh trình độ quản lý của Nhà nước và hiệu quả hợp tác lao động của quốc gia. Bên cạnh các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuân thủ các quy định và chính sách của Nhà nước về hợp tác lao động, hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ người lao động, cũng còn không ít những doanh nghiệp có trình độ và năng lực hạn chế, chạy

32

theo mục đích lợi nhuận, không tuân thủcác quy định về luật pháp của Nhà nước và Chính phủ, gây ra những thiệt hại đối với người lao động, uy tín cũng như hiệu quả hoạt động hợp tác lao động của nước ta trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)