Các quy định về tiếp nhận lao động Việt Nam tại Malaysia

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 46 - 57)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.2 Các quy định về tiếp nhận lao động Việt Nam tại Malaysia

Quy định chung

- Lao động nước ngoài được tuyển dụng vào làm việc trong các lĩnh vực sản

xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ (lao động giúp việc trong gia đình, nhà hàng, khách sạn, huấn luyện viên) và các lĩnh vực sản xuất khác.

- Bộ phận quản lý lao động nước ngoài của Cục Nhập Cư Mãi Lai là các tổ chức có thẩm quyền cấp phép cho việc tuyển dụng lao động nước ngoài theo từng loại: lao động có tay nghề, lao động phổ thông và bán phổ thông (không bao gồm những lao động nhập cư thuộc nhóm quản lý, chuyên gia, kỹ thuật, giám sát).

- Việc cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài được xem xét theo từng trường hợp và các điều kiện chấp thuận sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm. Yêu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài chỉ được xem xét sau khi không tìm được lao động địa phương hoặc lao động là dân nhập cư thường trú thích hợp với công việc. - Hàng năm chủ sử dụng phải đóng thuế lao động nước ngoài (biện pháp bảo vệ việc làm cho lao động trong nước). Mức thuế quy định với lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và xây dựng cao hơn mức áp dụng cho lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Từ 1/4/2009, chủ sử dụng nộp thuế Levy (thuế thu nhập hàng tháng) thay cho người lao động nước ngoài.

46

- Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động khi hợp đồng lao động có thời hạn tối thiểu hai năm, gia hạn tối đa 7 năm, hết hạn hợp đồng phải về nước.

- Người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp được hưởng quyền như người lao động nước sở tại theo pháp luật lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. - Lao động nước ngoài không được mang theo gia đình, không được có thai, không được hoạt động công đoàn, công hội. Nếu vi phạm thì bị trục xuất về nước và tự chịu chi phí.

- Lao động nước ngoài phải nộp thuế theo các quy định của Cục Nhập Cư - Lao động nước ngoài phải có chủ thuê và chỉ làm cho một chủ

- Chi phí về nước cho người nước ngoài được quy định:

+ Nếu người lao động hoàn thành hợp đồng hoặc chủ sử dụng lao động đơn phương kết thúc hợp đồng trước thời hạn, thì chủ sử dụng lao động phải chịu chi phí đưa người lao động nước ngoài về nước.

+ Nếu người lao động nước ngoài bị chấm dứt hợp đồng sẽ phải về nước do vi phạm hợp đồng lao động hoặc luật pháp Mã Lai hay tự ý xin về nước thì mọi chi phí để về nước do người lao động chịu.

Luật Nhập cư Malaysia

Luật nhập cư Malaysia quy định việc nhập cảnh, xuất cảnh, giấy phép nhập cảnh và những thủ tục cần thiết, chế tài xử lý vi phạm, những điều khoản quy định đặc biệt đối với vùng Đông Malaysia…

Cơ quan quản lý là Cục nhập cư trực thuộc Bộ nội vụ Malaysia, có trách nhiệm chính trong việc thực thi Luật Nhập Cư, kiểm tra và ngăn chặn không cho nhập cư đối với những công dân nước ngoài có tiền án, những công dân không

47

đảm bảo về nguồn tài chính và những công dân khai man về mục đích nhập cư vào Malaysia.

Để đi xuất khẩu lao động tại Malaysia, người lao động nước ngoài sẽ được Đại sứ hoặc lãnh sự quán Malaysia tại nước sở tại cấp visa, visa này sẽ được gắn vào hộ chiếu của người lao động. Visa cho lao động nước ngoài thông thường có thời hạn 3 tháng. Người nước ngoài nhập cảnh Malaysia phải lấy dấu vân tay các ngón trỏ và ngón cái tại các địa điểm làm thủ tục nhập cảnh.

Người nước ngoài có thể xin visa tại một trong 86 văn phòng tùy viên nhập cư, cao ủy, Đại sứ quan hoặc văn phòng Lãnh sự quán Malaysia tại 70 quốc gia trên thế giới hoặc tại bộ phận nhập cư tại các cửa khẩu của Malaysia kèm theo một số giấy tờ sau:

- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành hợp pháp (còn hiệu lực ít nhất 6 tháng) được chính phủ Malaysia công nhận.

- Mẫu đơn xin cấp visa IM.47 (03 bản) - Vé máy bay, ô tô hoặc tàu

- 03 ảnh mới nhất của người xin cấp visa khổ 3,5 cm x 5 cm;

- Tờ khai chứng minh khả năng tài chính để thanh toán các chi phí trong thời gian lưu trú tại Malaysia.

Các vùng cho phép người nước ngoài vào làm việc: Vùng Penusula (Trong đó có một số địa phương như Johor Darul Takzim, Kedah Darul Aman, Kelantan Darul Naim, Malacca, Negeri Sembilan, Pahang Darul Maccmur, Perak Darul Ridzuan, Perlis Indera Kayangan, Pulau Pinang, Selangor Darul Ehsan và Terengganu Darul Iman), Vùng Sabah, Vùng Sarawak.

48

Điều kiện nhập cảnh:

- Người lao động nước ngoài bắt buộc phải ở bên ngoài biên giới Malaysia trong thời gian tiến hành thủ tục xin cấp phép và chỉ được nhập cảnh vào Malaysia khi visa dành cho lao động ngắn hạn được cấp.

- Người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng bị cấm nhập cư Malaysia mới được phép lao động.

- Để được cấp phép lao động, người lao động nước ngoài phải nộp giấy chứng nhận y tế, chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe để làm việc tại Malaysia.

- Độ tuổi của người lao động từ 18-45 (riêng giúp việc gia đình Malaysia từ 25-45).

- Không được phép thay đổi ngành nghề làm việc và chủ sử dụng lao động nếu không có sự đồng ý của cục nhập cư Malaysia.

- Người lao động nước ngoài chỉ được lưu trú trên lãnh thổ Malaysia trong thời hạn hiệu lực của giấy phép lao động. Nếu muốn gia hạn người lao động phải nộp đơn gia hạn trước ít nhất 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn.

- Chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm cung cấp các giấy tờ cần thiết và phải nộp lệ phí cho người lao động nước ngoài tại cục nhập cư.

- Người lao động nước ngoài có nghĩa vụ hồi hương trong thời gian sớm nhất sau khi thôi việc, bị sa thải hoặc sau khi giấy phép lao động hết hạn hoặc bị hủy bỏ.

49

Quy trình tiếp nhận và cấp giấy phép lao động tại Malaysia để đăng ký và xin visa

Bước 1: Căn cứ vào giấy phép tiếp nhận lao động, nhu cầu và kết quả tuyển chọn lao động nước ngoài, chủ sử dụng sẽ gửi hồ sơ cá nhân của người lao động đến Cục nhập cư, Bộ Nội vụ Malaysia để đăng ký và xin giấy calling visa.

Trong thời gian khoảng 01 tháng, Cục nhập cư sẽ xem xét và cấp calling visa cho chủ sử dụng theo số lượng sau khi điều chỉnh. Những trường hợp không được cấp calling visa như: trong diện bị hạn chế hoặc cấm nhập cảnh vào Malaysia vì vi phạm pháp luật Malaysia trước đó hoặc có những động cơ khác có thể gây phương hại tới tình hình an ninh, chính trị của Malaysia…; độ tuổi không nằm trong quy định cho phép với lao động nước ngoài làm việc tại Malaysia là 18-45 tuổi; kết quả khám sức khỏe không đạt như viêm gan B, mắc bệnh truyền nhiễm….; người lao động chưa đăng ký rời khỏi Malaysia mà vẫn coi như đang làm việc hoặc lưu trú tại Malaysia.

Bước 2: Nộp calling visa và hộ chiếu gốc của người lao động để xin giấy phép nhập cảnh Malaysia tại Sứ quán Malaysia ở nước đến.

Bước 3: Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nhập cảnh, người lao động sẽ được chủ sử dụng đăng ký và làm giấy phép làm việc cấp bởi cơ quan Di trú Bộ Nội vụ Malaysia.

Giấy phép làm việc có thời hạn 01 năm và được gia hạn hàng năm theo hợp đồng của người lao động với chủ sử dụng nhưng không quá 05 năm, trong trường hợp người lao động và chủ sử dụng muốn gia hạn hợp đồng từ năm thứ 6 trở đi thì yêu cầu người lao động phải quay trở về quốc gia đi tối thiểu 03 tháng trước khi trở lại Malaysia làm việc theo hợp đồng gia hạn.

50

Mức xử phạt vi phạm luật nhập cƣ Malaysia

- Nhập cảnh trái phép: Phạt tối đa 10.000 RM hoặc bị phạt tù tối đa 5 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt trên, ngoài ra còn phải nộp án phí 3000 RM.

- Lưu trú quá hạn: Phạt tối đa 10.000 RM hoặc bị phạt tù tối đa 5 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt trên, ngoài ra còn phải nộp án phí 3000 RM.

- Sử dụng visa hoặc giấy phép nhập cảnh giả mạo: Phạt tối đa 10.000 RM hoặc bị phạt tù tối đa 5 năm hoặc phải chịu cả 2 hình phạt trên.

Quy định của Luật lao động Malaysia với người lao động Việt Nam

Người lao động nước ngoài được hưởng sự đối xử bình đẳng như đối với lao động nước sở tại về tiền lương và các lợi ích khác. Theo quy định của Malaysia, có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, mức tiền lương tối thiểu trả cho người lao động được nâng lên 900RM/ tháng (đối với lãnh thổ phía Tây Malaysia) và 800 RM/ tháng (đối với lãnh thổ phía Đông Malaysia).

Ngoài tiền lương cơ bản, người lao động Việt Nam còn có thu nhập từ làm thêm giờ (tính theo hệ số nêu trên) và các khoản trợ cấp khác như: chuyên cần, ca, bộ phận, hoặc tiền trang phục, tiền thưởng…

Tổng thu nhập hàng tháng của người lao động Việt Nam từ năm 2013 đạt khoảng 1.400 – 1.700 RM/ tháng (tương đương khoảng 460-560 USD/ tháng).

Thời gian làm việc cơ bản là 08h/ ngày hay 48h/ tuần, ngoài thời gian này nếu chủ sử dụng có yêu cầu người lao động làm thêm và được người lao động đồng ý thì tính thời gian làm thêm, hệ số tiền lương làm thêm gấp 1,5 lần/ ngày thường, 2 lần/ ngày nghỉ và 3 lần/ ngày lễ, tết so với tiền lương cơ bản.

Người lao động Việt Nam được hưởng chế độ ngày nghỉ tuần, nghỉ phép thường niên, nghỉ ốm, nghỉ lễ như sau:

51

- Ngày nghỉ: Người lao động được quyền nghỉ 01 ngày trong 01 tuần, ngày đó do chủ sử dụng quy định. Người chủ sử dụng sẽ bố trí lịch nghỉ và thông báo cho người lao động biết vào ngày nghỉ của họ. Tuy nhiên, nếu người chủ sử dụng lao động chọn 01 ngày nghỉ nhất định hàng tuần cho tất cả người lao động (thường là ngày chủ nhật) thì chỉ cần dán thông báo tại nơi làm việc để người lao động biết. - Nghỉ phép: Tùy theo thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng thì người lao động được nghỉ phép tối thiểu như sau:

+ Nếu làm việc dưới 02 năm: Sẽ được nghỉ phép 08 ngày/ năm làm việc + Nếu làm việc trên 02 năm (dưới 5 năm): Sẽ được nghỉ phép 12 ngày/ năm + Nếu làm việc trên 05 năm: Sẽ được nghỉ phép 16 ngày/ năm

Nếu người lao động tự ý nghỉ việc quá 10% số ngày làm việc trong 12 tháng liên tục mà không được sự đồng ý của chủ sử dụng lao động hoặc không có lý do chính đáng thì không được nghỉ phép thường niên trong giai đoạn 12 tháng đó21.

Khám sức khỏe định kỳ

Hàng năm người lao động được chủ sử dụng đưa đi khám sức khỏe theo yêu cầu của cục xuất nhập cảnh Malaysia để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép làm việc. Chi phí khám sức khỏe do chủ sử dụng chi trả.

Bảo hiểm tai nạn lao động

Người sử dụng lao động phải mua bảo hiểm lao động (tại công ty bảo hiểm địa phương) cho người lao động để đảm bảo người lao động được hưởng chế độ bồi thường tai nạn lao động trong quá trình làm việc tại Malaysia.

21

52

Bảo hiểm y tế

Theo quy định của luật pháp Malaysia, kể từ ngày 01/01/2011, chủ sử dụng phải đóng chi phí bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài tại 32 đại lý bảo hiểm đã đăng ký với Nhà nước (thay vì thanh toán trực tiếp cho cơ sở khám chữa bệnh trước đây). Nếu vi phạm chủ sử dụng sẽ bị xử phạt và giấy phép làm việc của người lao động nước ngoài sẽ không được cấp mới.

Thời hạn hợp đồng

Người lao động làm việc theo hợp đồng 3 năm có thể gia hạn từ 1 đến 4 năm nếu cơ quan có thẩm quyền Malaysia cho phép. Người lao động có thể quay lại Malaysia làm việc sau khi đã về nước từ 3 tháng trở lên.

Bồi thƣờng tai nạn lao động

Người sử dụng lao động phải mua bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động tại các công ty bảo hiểm của địa phương và không được khấu trừ tiền lương của lao động. Bảo hiểm này dùng để bồi thường cho người lao động bị chết, mất sức vĩnh viễn, mất sức tạm thời, thương tật do tai nạn lao động. Việc mua bảo hiểm này được thực hiện ngay sau khi người lao động được cấp giấy phép làm việc hàng năm.

Theo quy định về luật bồi thường cho lao động, khi xảy ra tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ chi trả chi phí điều trị, chi trả cho các trường hợp mất sức lao động hoàn toàn hoặc một phần, chi trả cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.

Lao động bị tử vong, công ty bảo hiểm chi trả những chi phí liên quan đến việc đưa thi hài về nước (4.800 RM), đồng thời thực hiện các thủ tục chi trả từ 23.000RM đến 25.000RM. Công ty bảo hiểm không chi trả đối với các trường hợp đột tử hay không xác định được nguyên nhân tử vong.

53

Để cân đối việc sử dụng lao động nước ngoài và lao động trong nước, Chính phủ Malaysia đã điều chỉnh tăng mức lệ phí tuyển lao động đối với một số lĩnh vực như lâm nghiệp, dịch vụ. Riêng khu vực sản xuất công nghiệp xây dựng vẫn giữ nguyên mức phí cũ. Nhưng việc điều chỉnh này không ảnh hưởng nhiều đến lao động Việt Nam, vì lệ phí tăng ở những lĩnh vực Việt Nam không khuyến khích đưa lao động đi làm việc. Điểm khó duy nhất trong chính sách của Malaysia đối với lao động nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng là việc bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Malaysia) do cơ quan chức năng Malaysia phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo và cấp22.

2.1.1.3 Các quy định của Việt Nam về hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Malaysia

Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đã từng bước ban hành các quy định pháp luật về hợp tác lao động: Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam đã được Quốc hội thông qua năm 1994, trong đó có 02 điều liên quan đến xuất khẩu lao động. Mặc dù nội dung về xuất khầu lao động còn ít nhưng Bộ luật Lao động đã đánh dấu một bước đổi mới quan trọng trong việc xây dựng thể chế hóa theo cơ chế thị trường đối với xuất khẩu lao động. Đến năm 2002, Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung một số điều như: ngoài việc đã sửa đổi toàn diện 02 điều về XKLĐ, còn bổ sung thêm 04 điều mới, đưa tổng số nội dung đề cập về XKLĐ lên 6 điều, bao phủ khá toàn diện các vấn đề liên quan tới hoạt động XKLĐ, trong đó điều 134 có quy định: “Nhà nước khuyên khích doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập”. Tiếp tục đổi mới hệ thống pháp luật về xuất khẩu lao động,

22

54

Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được Quốc hội thông qua năm 2006 (Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 – gọi tắt Luật 72), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2007. Quy mô của Luật khá lớn, gồm 8 chương với 80 điều, quy định chi tiết cụ thể nhiều nội

Một phần của tài liệu Hợp tác lao động giữa việt nam và malaysia (2003 2014) (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)