Đối với các Sở, ban ngành, các địa phương trong tỉnh

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh quảng trị đến năm 2020 (Trang 109 - 113)

- Để tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của địa phương và quyết định phân bổ ngân sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đề nghị TW chỉ quyết định

3.3.2.2. Đối với các Sở, ban ngành, các địa phương trong tỉnh

- Nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các quy định, yêu cầu về cải cách

hành chính, nhất là cải cách các thủ tục hành chính trên lĩnh vực thu hút vốn đầu tư,

quản lý đất đai, thủ tục đăng ký giao dịch, đảm bảo theo hướng giải quyết công việc

thời kỳ 2011-2015, trong đó cơ quan tài chính, kế hoạch, UBND các cấp giữ vai trò chủ đạo) để chuẩn bị chu đáo cho nhiệm vụ xây dựng định mức phân bổ ngân sách

(chi thường xuyên và chi đầu tư) cho thời kỳ ngân sách mới phù hợp với điều kiện, khả năng nguồn lực của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020.

- Các cấp, các ngành cần tích cực huy động nhiều nguồn lực (vốn trong nước, vốn ngoài nước...) để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo QP-AN của địa phương trong điều kiện nguồn lực từ NSNN là hạn hẹp.

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phát huy hơn nữa vai trò của người đứng đầu trong việc giáo giục pháp luật; Quán triệt và phổ biến đầy đủ các văn bản pháp luật cho CBCC của ngành tài chính, các đơn vị sử dụng ngân sách, đặc biệt lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những kết luận nghiên cứu cũng như mục tiêu, phương hướng của tỉnh Quảng Trị về công tác quản lý và điều hành NSNN, tác giả luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN trên địa bàn. Trong đó, tác giả tập trung vào một số giải pháp chủ yếu: (1). Hoàn thiện và cải tiến cơ chế vận hành, điều hành của ngân sách nhà nước; (2). Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức; (3). Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ban ngành chức năng; (4). Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NSNN tỉnh Quảng Trị; (5). Nâng cao và đổi mới theo hướng hiện đại, ứng dụng CNTT vào quản lý và điều hành điều hành NSNN; (6). Giải pháp khác. Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị để các giải pháp nêu trên được triển khai trong thực tế nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

KT LUN

Hiệu quả quản lý NSNN là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp, ảnh hưởng

đến việc quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nước để thực hiện tốt chức năng quản lý của mình, ảnh hưởng đến việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

Thực tiễn cho thấy, hiệu quả quản lý NSNN là một trong những yếu tố ảnh

hưởng đến sự thành công hay thất bại của nhiệm vụ cải cách tài chính công, một trong sáu nhiệm vụ quan trọng của chương trình cải cách hành chính mà Đảng và Nhà nước

ta đã, đang quyết tâm thực hiện.

Đối với tỉnh Quảng Trị, một tỉnh nghèo trong khu vực duyên hải Miền Trung và cảnước thì việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH trong từng giai đoạn, đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020, phấn đấu rút ngắn về khoảng cách giàu, nghèo so với các

địa phương trong khu vực.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn công tác của tác giả, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Quảng Trị đến năm 2020"

với mong muốn đánh giá thực trạng về quản lý NSNN, hiệu quả quản lý NSNN của tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua, chỉ ra được những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài được hoàn thành, đáp ứng được yêu cầu của Luận văn thạc sỹ , với những nội dung khoa học chủ yếu sau:

Một là, Hệ thống hóa một cách khoa học những lý luận về NSNN, quản lý NSNN, hiệu quả quản lý NSNN. Ở đây việc nghiên cứu các tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản lý NSNN được xem như đóng góp mới của đề tài.

Hai là, Đánh giá được thực trạng về hiệu quả quản lý NSNN của tỉnh Quảng Trị 10 năm (giai đoạn 2004-2013, sau khi Luật NSNN năm 2002 có hiệu lực thi hành) một cách khách quan, nêu được những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, được

Ba là, Trên cơ sở các chủtrương, định hướng của Đảng, Nhà nước đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. Đồng thời, tác giảcũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Trung ương, với UBND tỉnh, HĐND tỉnh và các Sở, ban, ngành, các địa phương của tỉnh Quảng Trịđể

thực hiện một cách khả thi các giải pháp đã được đề xuất.

Những nội dung đề xuất trong luận văn sát với tình hình thực tế của tỉnh Quảng Trịvà có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện một cách có hiệu quả những giải pháp được đề xuất thì đòi hỏi phải tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, khoa học, phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương, trong đó, môi trường pháp luật, nhận thức của con người là yếu tố then chốt mang ý nghĩa quyết

định.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù tác giả đã hết sức cố

gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong nhận được sự

góp ý, chia sẽ của các thầy, cô giáo và những người quan tâm để luận văn được hoàn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh quảng trị đến năm 2020 (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)