TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM
3.2.1.3. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý chu trình ngân sách
- Để nâng cao hiệu quả lập dự toán ngân sách, hạn chế việc lạm dụng, sử dụng ngân sách bừa bãi cần phải ban hành đầy đủhệ thống các văn bản pháp luật quy định các chính sách, chế độ chi tiêu. Tăng cường trách nhiệm của các đơn vị lập dự toán đồng thời tăng cường việc xem xét dự toán của cơ quan tài chính thông qua việc hướng dẫn công tác lập ngân sách, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị chậm gửi dự toán và lập dự toán không đúng yêu cầu, mẫu biểu đã được hướng dẫn nhằm tăng tính tự giác chấp hành quy định của các đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách.
- Cần đơn giản hóa và thay đổi vai trò của hệ thống các định mức chi tiêu. Xây
dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét duyệt dự tóan chi NS cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Hệ thống định mức chi tiêu cần
mang tính định hướng, hướng dẫn để cho đơn vị sử dụng ngân sách có thể tự quyết định trong chi tiêu, miễn là đạt được hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, không vi phạm tính kỷ luật tài chính tổng thể. Theo đó, cần xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả, công bằng, tính tương hợp trong những giới hạn nguồn lực có thể đáp ứng.
- Cần tăng cường sự tham gia trực tiếp của người dân, bởi thực tiễn cho thấy rằng, đối với các công trình, dự án có sự đóng góp của dân, có sự tham gia trực tiếp của dân thì hiệu quả của dự án thường cao hơn. Tuy nhiên, để việc giám sát thực sự phát huy được hiệu quả, tránh mang tính hình thức thì cần tăng cường việc công khai,
minh bạch, tăng cường dân chủ ở cơ sở.
- Hướng tới, tiếp cận việc lập dự toán ngân sách trung hạn, quản lý ngân sách theo đầu ra. 19TLập DTNS theo đầu ra là phân bổ ngân sách gắn với kết quả đầu ra, đưa các thông tin về kết quả đạt được trong các tài liệu ngân sách; so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa chi phí ngân sách bỏ ra với mức độ kết quả đầu ra khác nhau để lựa chọn phương án phân bổ nguồn lực ngân sách cho hiệu quả cao nhất. Khi tổ chức thực hiện, cùng với DTNS đồng thời phải lập kế hoạch công việc và kế hoạch kết quả đạt được.
19T
Đặc điểm cơ bản của phương thức quản lý ngân sách đầu ra là: Ngân sách lập theo tính chất “mở” công khai, minh bạch; các nguồn lực tài chính của Nhà nước được tổng hợp toàn bộ vào trong DTNS; ngân sách được lập theo thời gian trung hạn, dựa vào nhu cầu, hướng tới khách hàngvà mục tiêu phát triển KT-XH; ngân sách hợp nhất
chặt chẽ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư; ngân sách lập dựa trên cơ sở nguồn lực không thay đổi trong trung hạn và do vậy, đòi hỏi phải có cam kết chặt chẽ; phân bổ ngân sách dựa theo thứ tự ưu tiên chiến lược; phi tập trung hóa trong quản lý ngân sách, người quản lý được trao quyền chủ động trong chi tiêu.
19T
* Hoàn thiện quá trình chấp hành NSNN.
19T
- Tiếp tục tăng cường vai trò kiểm soát chi của KBNN 19Tđảm bảo các khoản chi đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định, tiết kiệm, có hiệu quả. Để đạt được mục đích đó cần phải hướng dẫn thực hiện quy trình kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc. Qua đó thực hiện công khai nội dung kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng NS để có sự phối hợp thực hiện đúng các quy định của Luật NSNN.
- Tập trung thực hiện tốt công tác quản lý chi trên hai mặt, một mặt là thanh toán kịp thời các nhu cầu chi trả của các đơn vị sử dụng NSNN, mặt khác, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo việc thanh toán đúng quy định.
- Tổ chức giao ban định kỳ về công tác tài chính cho các đơn vị sử dụng ngân sách để phổ biến những chủ trương, chính sách về điều hành tài chính - ngân sách,
đồng thời tháo gỡkhó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự toán được giao, trong thực hiện chế độ, chính sách pháp luật về tài chính, để hoàn thiện công tác quản lý quá trình chấp hành ngân sách.
- Tổ chức tập huấn về công tác tài chính cho đối tượng là thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm tăngcường tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm đúng mức đến công tác tài chính của các chủ tài khoản.
* Hoàn thiện công tác quyết toán NSNN.
- Các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách cần nhận thức đầy đủ vai trò của công tác quyết toán NSNN để từ đó triển khai thực hiện, chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của công tác quyết toán (về số liệu, biểu mẫu, thời gian...)
- Quyết toán NSNN ngoài yêu cầu phải phản ánh được đầy đủ số liệu thu, chi
ngân sách còn cần phải báo cáo được tính hiệu lực, hiệu quả của các khoản thu, chi ngân sách. Đây là vấn đề quan trọng, bởi nguồn lực của địa phương là có hạn do vậy cần phải báo cáo và giải trình các nguồn thu đã được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu
quả và đảm bảo tiết kiệm. Các khoản thu, chi ngân sách có đạt được mục tiêu đề ra hay
không, có đảm bảo hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng ngân sách hay không? Đây là vấn đề đặt ra mà khi quyết toán NSNN phải thể hiện.