Tác giả lựa chọn nêu ra một số kinh nghiệm về quản lý NSNN của một số địa phương khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung là do các địa phương này có
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương tự nhau.
Nhìn chung, công tác quản lý ngân sách của các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung đều tuân thủ quy định của Luật Ngân sách và các quy
định hiện hành. Việc thực hiện chu trình ngân sách: lập, chấp hành, quyết toán ngân sách đều đảm bảo tính tích cực trong quản lý NSNN ở địa phương. Bên cạnh đó, do đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương có sự khác nhau nhất định nên việckhai thác nguồn thu để đảm bảo nhu cầu chi của các địa phương cũng có phần khác nhau. Công tác quản lý chi ngân sách của các địa phương trong khu vực này khá chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; các khoản chi đều được kiểm soát qua KBNN theo quy định.
* Tỉnh Nghệ An
giai đoạn I với công suất 200.000 tấn/năm; Nhà máy thủy điện Hủa Na; Các nhà máy may tại Nam Đàn, Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu;.... Công tác đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước cơ bản hoàn thành, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhanh. Các cơ chế tài chính, đa dạng hoá các giải pháp huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh, kích cầu, tạo nguồn thu cho ngân sách được tỉnh thực hiện trong nhiều năm qua đã phát huy tác dụng (cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, thuỷ sản, khuyến công, chính sách phát triển các khu công nghiệp, hỗ trợ giao thông, kiên cố hoá kênh mương,...) đã thực sự tạo động lực phát triển SXKD, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhờ đó, nguồn thu ngân sách của Nghệ An được mở rộng, tạo điều kiện tăng thu cho ngân
sách.
* Tỉnh Hà Tĩnh
Giai đoạn 2011-2013, kinh tế tỉnh Hà Tĩnh tăng trưởng nhanh, phát triển theo hướng bền vững, có sự thay đổi về chất. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 14,8%. Thu NSNN trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2011-2013
đạt 12.485 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với giai đoạn 2006-2010; năm 2013 ước đạt trên 5.500 tỷ đồng. Trong bối cảnh tình hình sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế đất nước không mấy thuận lợi, nhưng Hà Tĩnh trở thành địa phương thuộc nhóm có tốc độ tăng thu ngân sách cao. Để có được kết quả nàyphải kể đến sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc khai thác nguồn thu. Tỉnh Hà Tĩnh đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể và khoa học như triển khai các biện pháp quản lý chỉ đạo, quản lý và đôn đốc thu nợ đọng thuế đến tận các doanh nghiệp; mời các doanh nghiệp nợ thuế cam kết xử lý một cách nghiêm túc; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, tăng cường công tác phát hiện gian lận thuế trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của tất cả đối tượng chịu thuế. Ngành thuế đẩy mạnh công tác rà soát, đôn đốc đến từng đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo tiến độ thu theo từng tháng, quý. Đồng thời, thường xuyên cử cán bộ theo dõi sát tình hình thực tế của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh… trên địa bàn, qua đó, đánh giá, phân tích hoạt động của các đối tượng nộp
công tác thi đua, tuyên truyền và coi đây là công cụ đắc lực cho việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ. Theo sự chỉ đạo của UBND tỉnhHà Tĩnh, các cấp, ngành cũng đã vào cuộc hết sức khẩn trương nhằm thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách. Các
Sở TN&MT, Xây dựng, GTVT cùng các ngành Công an, Thanh tra… tích cực hỗ trợ ngành Thuế trong công tác giám sát, xác minh các hoạt động liên quan. Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý và cấp phát vốn, chính quyền các cấp… phối hợp nhuần nhuyễn với ngành Thuế trong công tác thu hồi nợ đọng, thành lập đoàn liên ngành để thu hồi, cưỡng chế nợ thuế…
* Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là đô thị loại I, thành phố lớn nhất Miền Trung, có hệ thống giao thông đa dạng và thuận tiện, có cảng nước sâu Tiên Sa và Liên Chiểu; là một trong ba trung tâm viễn thông lớn nhất nước ta. Một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển mạnh của Đà Nẵng những năm qua là sự quan tâm đúng mức và thực hiện một cách khoa học trong quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố. Trong quản lý chi NSNN gắn với quá trình CNH-HĐH, Đà Nẵngđã thực hiện một số chính sách như:
Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước. Gắn việc phân phối NSNN với việc huy động các ngồn lực xã hộiđáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu
KT-XH của Thành phố trong thời kỳ trung hạn.
Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH,
giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ và du lịch ... Đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển. Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường cho chi ĐTPT và đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phục vụ đời sống nhân
dân.
Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ xã hội, nghiên cứu thực hiện cơ chế đầu tư cung cấp dịch vụ do Nhà nước đặt hàng đối với các tổ chức dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh