Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh quảng trị đến năm 2020 (Trang 51 - 52)

Nền kinh tế của tỉnh duy trì mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ ngày càng tăng và tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, tính chung tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã chiếm đến 76,4% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nền kinh tế tỉnh từ “thuần nông” đã chuyển mạnh sang “công nghiệp - dịch vụ”.

Hệ thống ngân hàng nhất là ngân hàng thương mại phát triển với tốc độ nhanh và đang từng bước hiện đại hóa công tác quản lý phù hợp với xu thế hội nhập; chất lượng tín dụng được nâng lên, đảm bảo nhu cầu cho vay, ĐTPT, tín dụng trong dân và các doanh nghiệp, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sản xuất công nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số cơ sở sản xuất và lao động công nghiệp đã tăng lên đáng kể. Nếu năm 1989 toàn tỉnh chỉ có 1.653 cơ sở sản xuất công nghiệp với 9.969 lao động thì đến năm 2013 toàn tỉnh có 7.285 cơ sở với 20.884 lao động.

Hoạt động thương mại có qui mô ngày càng tăng, nếu năm 1989 toàn tỉnh có khoảng 7.300 cơ sở kinh doanh thương nghiệp (28 cửa hàng quốc doanh) với 8.500 lao động thương nghiệp thì đến năm 2013 có 24.171 cơ sở kinh doanh thương mại với 38.111 lao động. Mạng lưới chợ, các điểm bán hàng hóa và kinh doanh dịch vụ phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn tỉnh.

Hạ tầng giao thông đô thị, giao thông nông thôn trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc. Toàn tỉnh có 2.660,8 km đường bộ, trong đó có 342,46km đường tỉnh, 838,2 km đường huyện và 1.252,5 km đường xã. Hệ thống giao thông quốc lộ 1, quốc lộ 9, tỉnh lộ và nhiều tuyến đường quan trọng được nâng cấp và xây dựng mới, giao

thông nông thôn được triển 64Tkhai đồng bộ 64Tvới 100% xã, phường có đường ô tô về trung

tâm.

tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được quan tâm và phát triển cả về quy mô, chất lượng lẫn cơ sở vật chất. Đã triển khai thực hiện kiên cố hóa trường lớp và phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, đẩy mạnh xã hội hóagiáo dục và xây dựng xã hội học tập. Mạng lưới trường học được quan tâm đầu tư phân bố khá hợp lý, phù hợp với điều kiện từng vùng, miền.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊGIAI ĐOẠN 2004-2013

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh quảng trị đến năm 2020 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)