Hiệu quả quản lý chi ngân sách

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh quảng trị đến năm 2020 (Trang 36 - 37)

Hiệu quả quản lý chi NSNN được đánh giá thông qua:

- Việc tuân thủ dự toán: Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

- Hiệu quả quản lý chi NSNN biểu hiện ở sự phân phối hợp lý, nhằm đạt hiệu quả cao, bền vững đối với ĐTPT và tiết kiệm tối đa trong các khoản chi thường xuyên để khắc phục bội chi NS trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội tương ứng đã được xác lập, cụ thể:

+ Đối với chi ĐTPT: phải lấy hiệu quả làm đầu, hiệu quả ở đây là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các công trình kinh tế- xã hội, đảm bảo trực tiếp hay gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế và tích tụ cho phát triển kinh tế.

+ Đối với chi thường xuyên: phải bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả, đặc

biệt tiết kiệm tối đa các khoản chi quản lý hành chính. Các khoản chi phải được thực hiện đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu quy định.

Hiệu quả quản lý chi ngân sách được xác định, đánh giá thông qua:

+ Kết quả (%) thực hiện chi (TH chi) so với dự toán chi được giao (DT chi):

TH chi/DT chi

+ Tốc độ tăng chi ngân sách hàng năm (%): TH chi năm sau/TH chi năm trước Bên cạnh đó, cần chú ý đến hiệu quả vay và sử dụng vốn vay. Vốn vay của nhà nước chủ yếu từ 2 nguồn: Vốn vay của chính phủ và vốn tín dụng nhà nước. Vốn vay của chính phủ phải tính tới lợi ích trước mắt, lâu dài và hiệu quả KT-XH của nó. Đồng thời phải đảm bảo mức an toàn của nợ công tính trên GDP và khả năng hoàn trả theo

tài khóa.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh quảng trị đến năm 2020 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)