4.3.8.1. Biến chứng sớm
Giảm hoặc mất mùi là hiện tượng có thể gặp ở những ngày đầu sau phẫu thuật. Ở đây gặp 5/47 (10,6%) trường hợp. Tae S. L. và cộng sự gặp 3,0% [118].
Các tác giả trong nước không thấy đề cập vấn đề này. Nguyên nhân có thể do trong quá trình phẫu thuật hoặc gây tê tại chỗ, tác động đến xoăn mũi giữa, nơi có một phần thần kinh khứu giác hoặc do cục máu đông, chất tiết sau phẫu thuật gây ra. Mặc dù không trầm trọng, phục hồi hoàn toàn sau 2 đến 3 tuần nhưng cũng làm bệnh nhân băn khoăn lo lắng, cần giải thích kĩ trước khi phẫu thuật.
4.3.8.2. Biến chứng muộn
Hình 4.60. Sau mổ 1 tháng u hạt và dính tại vùng phẫu thuật.
Bệnh nhân Mai Thị K, nữ 46 tuổi, S.N.V 55538/2005.
Hình 4.61. Sau mổ 3 tháng có u hạt và thử nghiệm Jones 1.
Bệnh nhân Kiều Thị H. nữ, 76 tuổi, S.N.V 67451/2005.
U hạt, xuất hiện tuần thứ 2, gặp 4/47 (8,5%) trường hợp. Sau 1 tháng, gặp 7/47 (14,9%), 3 tháng 3/44 (6,8%), u hạt được đốt bằng điện 2 cực tiến triển tốt, hết sau đó. So với Tae S. L. gặp 358/966 (37,06%) [118] số bệnh nhân bị u hạt
trong nghiên cứu này ít hơn. Điều này chưa lý giải được, có thể cần nghiên cứu thêm chi tiết để đánh giá.
Dính niêm mạc sau phẫu thuật, kiểm tra bằng nội soi, vùng niêm mạc vách mũi, nơi mở thông vào ổ mũi có 6/47 (12,8%) trường hợp bị dính niêm mạc ở tuần thứ 2, lúc này xử lý khá dễ dàng. Dùng ống hút tách tại chỗ dính sẽ khắc phục được tình trạng này. Sau 1 tháng, số bệnh nhân dính niêm mạc gặp 6/47 (12,8%) trường hợp, xử lý bằng cách tách và đốt. Sau 3 tháng 5/44 (11,4%), 6 tháng 5/43 (11,6%), 12 tháng 4/47 (8,5%).
Hình 4.62. Sau mổ 2 tuần có dính tại vết mổ và thử nghiệm Jones 1.
Bệnh nhân Cao Minh T., nam 34 tuổi, S.N.V. 21663/2005.
Những trường hợp dính, phần lớn không nghiêm trọng, vị trí dính thường gặp tại xoăn mũi giữa hoặc vách ngăn ổ mũi. Có 3 trường hợp bị bít lỗ mở vào ổ
mũi sau 12 tháng, nguyên nhân khơng do lỗ mở xương, chỉ cần đặt lại ống si-li-
côn qua nội soi. Đối chiếu với Tae S. L., Jung C. S., John J.W., nghiên cứu trên
996 bệnh nhân được phẫu thuật từ 1992-2000 tại Hàn Quốc, trong đó có 152 bệnh nhân bị dính (15,7%), 74 bệnh nhân bị tắc nghẽn do màng che [118]. Như
vậy tiû lệ bị dính niêm mạc trong nghiên cứu này gặp ít hơn. Song, với Ngô Thị
Biến chứng tổn thương điểm lệ, tác giả Ngô Thị Anh Tài gặp 4,35%, nhưng ở đây không gặp. Có thể lý giải là với phương pháp cố định dây si-li-côn trong ổ mũi, dùng kẹp mạch máu hoặc thắt nút để tự do nên di động khá dễ dàng, không gây ra căng kéo dính điểm lệ trên và dưới. Tuột dây si-li-côn gặp trên 2 bệnh nhân, đặt lại không khó khăn, trong khi tác giả Tae S. L. gặp trên 29/966 bệnh nhân [118].