7. Kết cấu luận văn
3.3.1. Cấp thành phố
Về tổ chức bộ máy chính quyền đã được quy định rất rõ trong điều 2 của nghị định:
Điều 2.- Thành phố Nam Định do Công sứ kiêm nhiệm chức danh Đốc
lý cai quản
Giúp việc cho Đốc lý là Hội đồng thành phố gồm 4 thành viên người Âu và 4 thành viên người bản xứ.
Như vậy, Đốc lý và Hội đồng thành phố chính là hai thành phần cơ bản và quan trọng nhất trong vai trò tổ chức và cai quản thành phố.
Đốc lý là người đứng đầu thành phố, do Công sứ chủ tỉnh kiêm nhiệm nên còn gọi là Công sứ- Đốc lý. Nếu như ở chính quyền cấp tỉnh, công sứ là người thay mặt thống sứ để nắm tình hình mọi việc trong tỉnh thông qua hệ thống quan lại người Việt, thì ở chính quyền cấp thành phố, đốc lý là người trực tiếp cai quản thành phố về mọi mặt. Quyền hạn và trách nhiệm của đốc lý được quy định cụ thể trong phần 2 của Nghị định.
Đốc lý được giao quản lý thành phố; quản lý nguồn thu và giám sát hoạt động kế toán; là người đại diện cho thành phố tại tòa án, với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn; dự trù ngân sách và phát lệnh chi trả, chỉ đạo các công trình xây dựng và các biện pháp liên quan đến hệ thống đường sá trong khu vực nội thành; ký kết giao kèo, hợp đồng và thi công các công trình của thành phố theo luật định; phụ trách các vấn đề an ninh của thành phố; công bố, thực thi đạo luật và quy định, áp dụng mọi biện pháp an ninh chung và đảm nhận các chức năng theo luật định. (điều 5).
Đốc lý còn có thể ban hành các nghị định để ra chỉ thị thực hiện các biện pháp mang tính địa phương về những vấn đề mà pháp luật cho phép; công bố luật và quy định về an ninh, đồng thời kêu gọi công dân tuân thủ. (điều 6)
Đốc lý còn có quyền bổ nhiệm các chức danh cấp thành phố mà cách chức bổ nhiệm các chức danh này còn chưa được quy định. Đốc lý có quyền đình chỉ chức vụ và cách chức những người giữ các chức danh trên (điều 9).
Đốc lý còn là người đại diện cho công sản của thành phố, Do đó, Đốc lý có quyền quy định, tham gia hoạt động quản lý và các vụ kiện liên quan đến công sản địa phương (điều 17).
Đốc lý còn được phép đại diện cho Thành phố nhận quà biếu tặng sau khi có ý kiến của Hội đồng Thành phố và được sự cho phép của Thống sứ Bắc Kỳ (điều 15).
Có thể nhận thấy, với bản nghị định này, chính quyền thực dân đã trao cho viên công sứ- đốc lý trách nhiệm quản lý và quyền quyết định cao nhất đối với các vấn đề của thành phố.
Tuy nhiên, nghị định cũng quy định rằng những nghị định do đốc lý đưa ra phải được thông báo đến người đứng đầu chính quyền địa phương và vị này có thể hủy bỏ hoặc hoãn thi hành các nghị định trên (điều 7).
Giúp việc cho đốc lý là Hội đồng thành phố. Đây là cơ quan mới được thành lập sau Nghị định ngày 17 tháng 10 năm 1921. Theo như nội dung của nghị định. Hội đồng Thành phố gồm 8 người với 4 người Âu và 4 người bản xứ (điều 2). Các thành viên của Hội đồng Thành phố được Thống sứ Bắc Kỳ bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 3 năm (điều 3).
Thành viên của Hội đồng Thành phố được lựa chọn trong số các điền chủ, thương nhân có đóng thuế môn bài hoặc thân hào và phải là người có độ tuổi từ 25 tuổi trở lên, không đảm nhận chức vụ nào mà được trả thù lao từ tổng ngân sách và ngân sách địa phương hoặc ngân sách của thành phố. Đồng thời không phải chấp hành bất kỳ án phạt nào (điều 3).
Tiêu chí lựa chọn ủy viên của Hội đồng Thành phố Nam Định cũng tương tự như ở các thành phố khác của Bắc Kỳ. Sau này, tiêu chí lựa chọn Ủy
viên của Hội đồng Thành phố Hải Dương cũng tương tự như vậy. Có chăng là khác về số lượng và cơ cấu ủy viên mà thôi. Hội đồng Thành phố Hà Nội gồm 16 ủy viên với 14 người Pháp và 2 người Việt; Hội đồng Thành phố Hải Phòng gồm 14 ủy viên với 12 người Pháp và 2 người Việt. Sau này, Hội đồng Thành phố Hải Dương và Bắc Ninh chỉ gồm 4 người với 2 người Pháp và 2 người Việt. Như vậy, đến khi thành lập Hội đồng Thành phố Nam Định thì số ủy viên người Việt và người Âu mới cân bằng nhau và được duy trì trong mô hình ở các thành phố thành lập sau này ở Bắc Kỳ.
Hội đồng thành phố là cơ quan đóng vai trò cơ quan trợ giúp, tư vấn cho đốc lý - công sứ về các vấn đề liên quan đến thành phố. Theo điều 10 của Nghị định ngày 17 tháng 10 năm 1921 của Toàn quyền Đông Dương, Các lĩnh vực mà Hội đồng Thành phố có thể cho ý kiến về các vấn đề sau:
1. Ngân sách và báo cáo quyết toán;
2. Biểu thuế và qui định về việc thu lợi tức cho thành phố; 3. Các hợp đồng sử dụng hoặc cho thuê tài sản;
4. Sửa đổi ranh giới trên địa bàn thành phố;
5. Dự án lập sơ đồ mặt bằng những tuyến đường lớn trong thành phố; 6. Mở đường, xây dựng quảng trường và các dự án nắn chỉnh các đường phố lớn và xây dựng các công trình công cộng;
7. An ninh trong thành phố và vệ sinh công cộng; 8. Các vụ kiện và hòa giải;
9. Tài sản hiến tặng và di tặng
Như vậy có thể thấy, ngoài chức năng tư vấn, góp ý cho đốc lý về các hoạt động của thành phố, trong một chừng mực nhất định, Hội đồng này còn có chức năng giám sát các hoạt động của đốc lý.
Ngoài ra, đốc lý còn có các cơ quan chuyên môn giúp việc bao gồm: Tòa đốc lý phụ trách các vấn đề về hành chính, kế toán, lưu trữ, quản lý hộ tịch, tổ
chức đấu thầu…; Sở cảnh sát quản lý các vấn đề liên quan đến an ninh, trậ tự và giao thông đô thị; Ban Công chính phụ trách công tác thiết kế, xây dựng và sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất trong thành phố; Ủy ban Vệ sinh phụ trách việc liên quan đến vệ sinh đô thị….
Chính quyền thành phố mới thành lập có một ngân sách riêng để phục vụ cho hoạt động của thành phố. Nguồn ngân sách này được lấy từ các khoản:
Khoản thu từ thuế điền thổ của thành phố; Khoản thu từ phần trăm thuế trực thu;
Các khoản thu từ hợp đồng lĩnh canh hoặc các khoản thuế riêng khác của thành phố;
Các khoản thu khác như thuế lò mổ, xe kéo, thuế đường bộ, các khoản thu từ nơi tạm giữ súc vật đi lạc, phạt vi cảnh, thuế thu từ gái mại dâm, chiếu sáng công cộng, thuế chợ…
Khoản thu từ hoạt động buôn bán động sản và bất động sản của thành phố;
Khoản thu từ việc cấp phép cho thuyền bè neo đậu và cập bến, thuế lưu thông xe cộ, cầu cảng và tất cả các khoản thu được phép khác.
Trong trường hợp thu không đủ chi, ngân sách thành phố sẽ được bổ sung bằng khoản hỗ trợ từ ngân sách địa phương
Ngân sách này được sử dụng cho các khoản chi gồm: 1. Chi phí cho việc quản lý thành phố
2. Tiền lương cho nhân viên và phí mua sắm thiết bị của lực lượng cảnh sát đô thị
3. Phí bảo trì đường sá
4. Chi phí chỉnh trang và vệ sinh thành phố 5. Chi phí bảo trì và xây dựng chợ
7. Chi phí cung cấp nước sạch 8. Chi phí chiếu sáng
9. Các chi phí khác như lễ tết, trợ cấp cho người bản xứ, bảo trì tu sửa nghĩa trang
10. Chi phí cho nhân sự và cơ sở vật chất của các trường học và y tế và định suất chi phí này do Thống sứ Bắc Kỳ ấn định
Nhìn vào các danh mục thu chi của ngân sách thành phố và so sánh với quy định về ngân sách trong nghị định về việc thành lập các thành phố do Toàn quyền Đông Dương ký ngày 31 tháng 12 năm 1914 ta sẽ thấy.
Trong khi nguồn thu của ngân sách thành phố Nam Định vẫn tuân thủ theo đúng các nội dung quy định của ngân sách thành phố đã được ban hành thì các khoản chi của ngân sách thành phố lại có sự thay đổi rất lớn. Đó là việc bổ sung các hạng mục về kiến thiết hạ tầng và mở rộng cơ sở vật chất vào ngân sách thành phố.
Ta có thể dễ dàng thấy rằng, dường như ngân sách thành phố khó có thể đảm bảo nguồn thu cho những khoản chi lớn lao này. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đáng lo ngại lớn vì trong nghị định đã quy định rõ khi ngân sách thành phố thiếu hụt thì sẽ được bổ sung bằng ngân sách địa phương. Điều này phù hợp với nguyện vọng của những người đứng đầu thành phố khi có ý định xin nâng cấp trung tâm đô thị.
Như vậy có thế thấy, đến năm 1921, Thành phố Nam Định đã được quản lý độc lập tách ra khỏi tỉnh Nam Định do Đốc lý đứng đầu và giúp việc là Hội đồng Thành phố và các cơ quan chuyên môn.