Quá trình vận động thành lập thành phố Nam Định

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH từ năm 1884 đến năm 1921 (Trang 66 - 71)

7. Kết cấu luận văn

2.3.3. Quá trình vận động thành lập thành phố Nam Định

Từ những bất cập này, ngày 14 tháng 4 năm 1921, Công sứ Nam Định Morel đã gửi văn bản số 1602 lên Thống sứ Bắc Kỳ đề nghị nâng cấp Nam Định lên thành phố trong điều kiện quy định tại Nghị định ngày 31 tháng 12 năm 1914 [60]. Văn bản đã trình bày những hạn chế của thành phố hiện nay trong việc quy hoạch phát triển, tổ chức quản lý và thu chi nguồn ngân sách của địa phương. Từ đó, Ông thấy rằng cần phải nâng cấp Nam Định lên thành phố với sự quản lý của một bộ máy chính quyền hoàn bị, có sự tham gia của người bản xứ và nguồn ngân sách độc lập thì mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của Nam Định hiện nay.

Sau khi nhận được văn bản đề nghị của Công sứ Nam Định Morel, ngày 30 tháng 5 năm 1921, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ đã có văn bản số 3478, trả lời Công sứ Nam Định về vấn đề này. Theo đó, Phủ Thống sứ hiểu rằng, Công sứ Nam Định Morel đề xuất nâng cấp thị xã Nam Định lên thành phố loại 1 theo quy định tại nghị định ngày 31 tháng 12 năm 1914. Trong văn bản

trả lời này, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ cũng đã phân tích những mặt thuận lợi và nhiều điểm bất cập trong đề nghị của Công sứ Nam Định [61].

Ngày 10 tháng 6 năm 1921, Đốc sự phòng 1 đã gửi thông tri số 102 tới Thống sứ Bắc Kỳ trình bày quan điểm của mình về việc nâng cấp trung tâm đô thị Nam Định này lên thành đô thị loại 1 [62]. Họ cho rằng, sẽ là không thực tế nếu như muốn nâng cấp trung tâm đô thị Nam Định lên thành phố để có thể thúc đẩy quá trình kiến thiết, mở rộng cơ sở vật chất và hạ tầng cho sự phát triển của thành phố này. Bởi lẽ, theo tinh thần của nghị định ngày 31 tháng 12 năm 1914, nguồn ngân sách dành chi thành phố là rất hạn chế và chỉ phù hợp với những thành phố có nhu cầu kiến thiết không quá lớn. Để thay đổi các khoản thu chi này cần đến rất nhiều biện pháp lòng vòng khác nhau. Chính vì vậy, họ cho rằng muốn xây dựng một thành phố mới quy chế tự do sử dụng nguồn của cải của mình để thi công các công trình quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế- xã hội thì rất cần có một sắc lệnh.

Ngày 17 tháng 6 năm 1921, Công sứ Nam Định lại tiếp tục gửi Công văn số 2479 về việc nâng Nam Định lên thành phố. Trong văn bản này ông ta gửi kèm bản dự thảo nghị định về việc nâng cấp Nam Định lên thành thành phố và nhấn mạnh vai trò của Thống sứ Bắc Kỳ trong việc thi hành các quyết định liên quan tới việc nâng cấp các trung tâm đô thị lên thành thành phố [62]. Đến đây có thể thấy, chủ trương nâng cấp trung tâm đô thị Nam Định lên thành phố đã được tán đồng. Việc tiếp theo là xây dựng mô hình của thành phố Nam Định sau khi được nâng cấp.

Việc tìm kiếm các nguồn ngân sách để phục vụ cho việc duy trì sự tồn tại của thành phố là vấn đề rất đáng được quan tâm. Trong văn bản của phòng 1 gửi thống sứ Bắc Kỳ tán thành quan điểm của công sứ Morel khi muốn miễn cho ngân sách Nam Định phần thuế môn bài phải đóng góp và sung phần này vào ngân sách thành phố coi như thay thế cho các khoản phụ thu thuế theo quy định tại nghị định ngày 31 tháng 12 năm 1914.

Ngày 1 tháng 8 năm 1921, Hội đồng Bảo hộ Bắc Kỳ đã họp để bàn luận về các vấn đề liên quan đến việc dự thảo nghị định quy định ranh giới, lập thuế đô thị tại trung tâm đô thị Nam Định và nâng cấp trung tâm đô thị Nam Định lên thành phố với sự có mặt của Toàn quyền Đông Dương [64].

Hội đồng đã bàn luận những vấn đề quan trọng đến mô hình của thành phố Nam Định trong tương lai.

Việc xác định vai trò của Vua An Nam với tính chính thống của việc ra đời thành phố, xác định quốc tích của thành phố là Pháp hay An Nam, vị trí pháp lý của thành phố…đều được bàn luận một cách sôi nổi. Kết thúc cuộc họp các ý kiến đều được ghi lại rõ ràng trong đó đáng lưu ý nhất là ý kiến của Toàn quyền Đông Dương về việc thành lập ở Bắc Kỳ một loại hình thành phố khác với các những thành phố đã được quy định tại các nghị định đã ban hành hay không ?

Việc xác định ranh giới của thành phố Nam Định là một vấn đề rất đáng quan tâm. Thực trạng của trung tâm đô thị Nam Định lúc này là việc cạn kiệt nguồn quỹ đất để kiến thiết cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của thành phố. Chính vì vậy, cần phải mở rộng và quy hoạch lại ranh giới thành phố. Trong nghị định ngày 24 tháng 8 năm 1921 của Thống sứ Bắc Kỳ về giới hạn và quy hoạch xây dựng của trung tâm đô thị Nam Định. Theo đó, giới hạn đô thị được ấn định theo chỉ dẫn trân bản đồ kèm nghị định này (điều 1). Về mặt xây dựng đô thị được chia làm 3 khu (điều 2):

Điều 1.- Giới hạn của tỉnh Nam Định vẫn được ấn định theo các chỉ

dẫn trên bản đồ đính kèm nghị định này

Điều 2.- Về mặt xây dựng, tỉnh được chia 3 khu:

Khu 1: khu màu đỏ trên bản đồ- dành cho các công trình xây dựng bằng gạch phủ mái ngói

Khu 2: khu màu vàng: chỉ gồm các ngôi nhà mái ngói, các công trình xây dựng ngoài sân như (bếp, khu phụ, chuồng ngựa) có thể lợp mái tranh

Khu 3: khu màu xám- dành cho các công trình xây dựng bằng bất kì vật liệu nào.

Ngày 17 tháng 10 năm 1921, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định nghị định số 3415bis nâng cấp trung tâm đô thị Nam Định lên thành phố Nam Định. Kết thúc quá trình vận động thành lập thành phố kéo dài hơn 6 tháng.

Sự ra đời của thành phố Nam Định là sự nối tiếp của quá trình phát triển các trung tâm đô thị ở Nam Định, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của Nam Định thời thuộc địa.

Tiểu kết chương 2

Quá trình hình thành khu vực trung tâm đô thị ở Nam Định được bắt đầu từ khi có sự ra đời của hành cung Tức Mặc- Thiên Trường dưới thời Trần. Trải qua thăng trầm của lịch sử, trên mảnh đất thành phố Nam Định ngày nay nối tiếp hình thành các trung tâm kinh tế là điểm giao lưu buôn bán sầm uất. Đến cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã quy hoạch và kiến thiết nơi đây trở thành một trung tâm công nghiệp với nền công nghiệp dệt là chủ đạo. Từ đó hình thành một diện mạo mới cho đô thị Nam Định thời thuộc địa theo hướng hiện đại.

Tốc độ phát triển mạnh mẽ của thành phố Nam Định đầu thế kỷ XX đã đặt ra vấn đề cần phải quy hoạch thành phố một cách khoa học và có hệ thống nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài của khu vực này. Trên cơ sở những hành lang pháp lý quan trọng được áp dụng ở Đông Dương, những người đứng đầu địa phương đã nỗ lực không ngừng để vận động nâng cấp trung đô thị Nam Định nhằm tận dụng những cơ chế, quy định có lợi cho sự phát triển của trung tâm kinh tế này.

Sự ra đời thành phố Nam Định năm 1921 với những quy chế riêng biệt là một tất yếu khách quan thể hiện tính năng động của một trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Kỳ, mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển của thành phố trong tương lai.

CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH từ năm 1884 đến năm 1921 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)