Vùng đất giàu truyền thống văn hóa

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH từ năm 1884 đến năm 1921 (Trang 40 - 43)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3. Vùng đất giàu truyền thống văn hóa

Với lịch sử khai thác lãnh thổ lâu dài và liên tục, Nam Định đã sớm trở thành địa bàn cư trú của các cộng đồng dân cư. Đó là các luồng dân cư từ vùng trung du miền núi phía bắc tràn xuống chiếm lĩnh vùng đồng bằng trong suốt thời Bắc thuộc. Sau này là các cộng đồng dân cư của vùng thượng và trung châu thổ Bắc Bộ kéo xuống miền ven biển để khai hoang lập ấp. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận cư dân từ Bắc Trung Bộ ngược ra đây kiếm kế sinh nhai.

Khi Nam Định trở thành một khu vực ổn định, một trung tâm kinh tế thì có rất nhiều các thương nhân ở khắp nơi về đây kinh doanh sinh sống bao gồm cả người Việt lẫn người nước ngoài như người Hoa, người Nhật và người phương Tây. Tính đến đầu thế kỷ XIX, dân cư của Nam Định có khoảng hơn 58 nghìn người [36; 147]. Sự đa dạng về dân cư đã hình thành những mảng màu độc đáo trong nét văn hóa của vùng đất này.

Người dân Nam Định từ xa xưa đã nổi tiếng là những con người chất phác, cần cù trong lao động, anh dũng trong chiến đấu chống giặc ngoai xâm và giàu tinh thần hiếu học.

Nơi đây là mảnh đất của làng nghề, của những bàn tay tài hoa, sáng tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đi khắp bốn phương. Các làng nghề nằm rải rác khắp trong tỉnh và vô cùng đa dạng về chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên tập trung nhất vẫn là khu vực ven đô tạo thành một mạng lưới các làng nghề, cơ sở gia công tiểu thủ công nghiệp sau này.

Ngoài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền thống của người Việt, người dân Nam Định từ xa xưa đã có tục thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Người dân xứ này vẫn truyền tai nhau câu ca

tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” để nhắc nhở lớp lớp con cháu nhớ ngày

hội của quê hương mà tìm về quê cha đất tổ.

Bên cạnh tín ngưỡng bản địa thì các tôn giáo như: Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cũng được du nhập vào Nam Định từ khá sớm. Trải qua thăng trầm của lịch sử, tuy từng lúc hưng thịnh khác nhau nhưng các tôn giáo đều để lại dấu ấn mạnh mẽ trong đời sống cư dân vùng đất Nam Định

Nơi đây cũng chính là nơi truyền bá đầu tiên của ki- tô giáo vào Đàng Ngoài. Theo sử cũ, năm 1533 có một giáo sĩ người người Tây Dương tên là I- Nê- Khu (dân gian gọi là ông I- Nhã) đã đến vùng Trà Lũ, Quần Anh, Ninh Cường thuộc đất Nam Định ngày nay truyền giáo. Từ đó đến nay, Ki- tô giáo có sức lan tỏa mạnh mẽ và thu hút đông đảo giáo dân đi theo. Nơi đây đã trở thành một trong những nơi đạo gốc của ki- tô giáo ở Việt Nam.

Nam Định còn là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học. Dưới thời quân chủ, đời nào cũng có người Nam Định tham gia thi cử và đỗ đạt, nhiều người đã ra giúp nước và trở thành những công thần nổi tiếng. Đầu thời Nguyễn (1819) trường thi Sơn Nam chuyển từ phố Hiến về Vị Hoàng và đến năm 1824, trường thi Sơn Nam đổi tên thành trường thi Nam Định. Trong suốt thế kỷ XIX, trường thi Nam Định là nơi tổ chức các kỳ thi Hương cho các sĩ tử

Quảng Yên, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương về ứng thí. Sự xuất hiện của Trường thi Nam Định đã tạo cho giáo dục Nam Định có điều kiện phát triển, trở thành một trung tâm văn hóa lớn ở Bắc Kỳ [26-166].

Tiểu kết chương 1

Tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX với nhiều diễn biến sinh động đã làm thay đổi căn bản tình hình kinh tế xã hội đất nước. Sau khi dập tắt các phong trào yêu nước của nhân dân các địa phương, chính quyền thuộc địa đã nhanh chóng thiết lập bộ máy cai trị các cấp nhằm chuẩn bị cho công cuộc khai thác thuộc địa. Mặc dù hướng đầu tư và cách thức khác nhau nhưng cả hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương đều nhằm mục tiêu nhanh chóng vơ vét sức người, sức của ở thuộc địa để phục vụ sự phát triển của chính quốc. Những biến đổi về kinh tế đã làm tiền đề quan trọng cho sự thay đổi của đời sống chính trị- xã hội ở Đông Dương, là nền tảng quan trọng cho sự ra đời các trung tâm kinh tế, xã hội hiện đại theo kiểu phương Tây ở Việt Nam

Nam Định là một vùng đất văn hiến, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng. Ngay từ xa xưa, nơi đây đã thu hút được đông đảo dân cư khắp nơi về làm ăn sinh sống, tạo nên diện mạo sầm uất của chốn đô hội. Chính những tiền đề quan trọng về điều kiện tự nhiên, con người đồng thời kết hợp với bối cảnh lịch sử Việt Nam đã tạo ra các thành tố thiên – địa – nhân cho sự phát triển của thành phố Nam Định thời thuộc địa.

CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1921

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH từ năm 1884 đến năm 1921 (Trang 40 - 43)