7. Kết cấu luận văn
2.2.2. Kiến thiết hệ thống cơ sở hạ tầng
Để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của Đông Dương nói chung và Bắc Kỳ nói riêng, thực dân Pháp đã tiến hành thiết lập một hệ thốn rộng khắp Đông Dương với quy mô và mức đầu tư rất lớn. Tại Bắc Kỳ, hệ thống đường sắt lấy thành phố Hà Nội làm trung tâm từ đó tỏa ra các hướng đến các
“đô thị vệ tinh” như Hải Dương, Phúc Yên, Bắc Ninh và Nam Định. Tuy
nhiên, giữa các trung tâm này với nhau thì chủ yếu được kết nối bằng hệ thống đường bộ. Năm 1903 tuyến đường sắt Hà Nội - Nam Định đi vào hoạt động đã tạo những xung lực mới cho sự phát triển của thành phố Nam Định. Tại thời điểm đầu thể kỷ XX, Nam Định còn là điểm trung chuyển quan trọng của tuyến đường sắt Hà Nội- Nam Định và Nam Định- Ninh Bình kết nối với các tỉnh vùng Thanh- Nghệ. Hệ thống đường sắt đóng vai trò quan trọng trong
việc vận chuyển hàng hóa từ Nam Định đi đến các nơi tiêu thụ khác, đặc biệt từ khi sông Vị Hoàng bị lấp đầu thế kỷ XX sau nhiều năm bị bồi lắng do bị chia sẻ dòng chảy với sông Đào được khai thông từ năm 1832 dưới thời vua Minh Mệnh.
Các tuyến đường bộ liên tỉnh được nâng cấp và mở rộng. tạo cơ hội lớn cho mối quan hệ giao thương buôn bán liên vùng, liên tỉnh. Đường 10 chạy từ vùng Thanh- Nghệ ra tận Quảng Ninh kết nối Nam Định với trung tâm cảng biển lớn nhất Bắc Kỳ. Đường 12 và đường 21 chạy từ hướng Hà Nam xuôi về xuyên qua địa bàn của nhiều huyện trong tỉnh kết nối Thành phố Nam Định với các làng nghề lân cận và khu vực ven biển Hải Hậu, Xuân Trường.
Trong thành phố, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư mở rộng và nâng cấp. Đường phố được mở rộng và rải đá dần thay cho đường đất. Tính đến năm 1920, toàn thành phố đã có 24 km đường được rải đá, chỉ còn 6,7 km đường đất. Tuy nhiên lúc này, Nam Định vẫn chưa có đường rải nhựa. Các con đường mới được xây dựng có lề đường rộng rãi, thông thoáng phục vụ người đi bộ. Đến năm 1920, thành phố đã có gần 4km lề đường trong đó có khoảng 0,5km2
lề đường đã được lát gạch [51; 27].
Hệ thống cấp thoát nước của thành phố bắt đầu được quan tâm để đảm bảo vệ sinh đô thị. Đến năm 1920, toàn thành phố đã có 2.3 km cống với khoảng 50 cửa cống nhưng đến thời điểm này thành phố vẫn chưa có nước sạch để sử dụng [51; 27].
Hệ thống chiếu sáng đã được quan tâm phát triển, các phố đã có hệ thống đèn chiếu sáng đô thị. Đến năm 1920, toàn thành phố có khoảng 500 đèn chiếu sáng đô thị. Tuy nhiên đây là hệ thống đèn dầu [14; 27] mà chưa có hệ thống đèn điện.
Để phục vụ cho hoạt động của bộ máy hành chính, các công sở đã lần lượt mọc lên trên các phố phường như: Tòa Công sứ, Tòa án Tây, Sở Kho
Bạc, Sở Thương Chính. Sở Mật thám, Đề lao…..Song song với đó, hàng loạt các dinh thự, công trình công cộng phục vụ nhu cầu của những người Âu đến làm việc và sinh sống ở đây như: Nhà kèn, công viên. Từ đó tạo nên dáng dấp, diện mạo của một khu phố người Âu theo hướng hiện đại ở khu phía Tây