Hoạt động thương mại và dịch vụ

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH từ năm 1884 đến năm 1921 (Trang 56 - 58)

7. Kết cấu luận văn

2.2.4. Hoạt động thương mại và dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ ở Nam Định trong những năm đầu thế kỷ XX cũng có những biểu hiện rất nổi bật. Hệ thống giao thông vận tải và nền công nghiệp mới ra đời đã tạo tiền đề cho hoạt động thương mại dịch vụ

vốn được hình thành và tồn tại từ giai đoạn trước có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Trung tâm đô thị Nam Định có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy ven biển phong phú thuận lợi cho các hoạt động giao lưu trong tỉnh, vùng, liên vùng và trong cả nước.

Từ Bắc Trung bộ theo đường bộ, đường sắt mang ra Nam Định đủ các loại mặt hàng từ đường cát, đường phèn, hải sản, nước mắm đến các lâm thổ sản quý hiếm của miền Trung như trầm hương, gỗ...Từ Hà Nội, Hưng Yên mang tới Nam Định các mặt hàng mỹ nghệ như gốm Bát Tràng, Chu Đậu…Đặc biệt là từ các làng nghề trên địa bàn tỉnh mang về thành phố những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng như tơ lụa, đồ gỗ, đồng [26;130] …Nam Định trở thành một trung tâm thương mại sầm uất ở Bắc Kỳ đầu thế kỷ XX.

Hoạt động vận tải ở thành phố Nam Định có nhiều khởi sắc sau khi hệ thống giao thông vận tải của Nam Định nói riêng và Bắc Kỳ nói chung được đầu tư, nâng cấp và mở rộng. Nền công nghiệp, thương mại phát triển đã tạo nhu cầu lớn cho việc vận chuyển hàng hóa. Nam Định trở thành một điểm trung chuyển hàng hóa, một điểm dừng trong hành trình Bắc Nam của các đoàn buôn liên tỉnh trước khi lan tỏa về trung tâm Hà Nội hay ra thành phố cảng Hải Phòng. Trong những năm đầu thế kỷ XX, ở Nam Định đã xuất hiện những thương thuyền lớn của các hãng vận tải như Bạch Thái công ty của Bạch Thái Bưởi, Bồ- Đà, Đa- bô [42]…. Tuy nhiên, khi sông Vị Hoàng bị lấp và cảng Hải Phòng ra đời đã có những tác động nhất định khiến cho hoạt động thương mại dịch vụ ở Nam Định có phần giảm sút.

Trong thành phố, hoạt động buôn bán diễn ra rất nhộn nhịp và tấp nập với các mặt hàng phong phú từ thực phẩm cho đến đồ mỹ nghệ và các sản phẩm công nghiệp. Tương tự như thành phố Hà Nội, Nam Định cũng xuất hiện những phố hàng có tính chuyên môn hóa cao với khoảng 40 phố. Mỗi

khu phố đều bán chỉ bán 1 hoặc 2 mặt hàng đặc trưng như phố Hàng Đường, phố Hàng Đồng…..

Trong các hoạt động kinh tế ở thành phố Nam Định không thể không nhắc đến vai trò của cộng đồng người Hoa. Ở Nam Định người Hoa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực buôn bán các mặt hàng tiêu dùng. Nhờ có mối liên hệ với những đầu mối làm ăn bên Trung Quốc mà họ có nguồn hàng phong phú và thường xuyên, trong một số lĩnh vực họ độc quyền buôn bán như thuốc bắc, chè…

Tuy nhiên, trong những năm đầu của thế kỷ XX, song song với quá trình đầu tư của Pháp vào Nam Định là quá trình mất dần vị thế của các thương nhân, tư sản Hoa Kiều trong đời sống kinh tế của thành phố Nam Định. Vốn là những người giỏi về buôn bán, nhưng quy mô kinh doanh của người Hoa thường nhỏ với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ là chủ yếu. Trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là tơ sợi, tư sản Hoa Kiều dần bị lấn át, chèn ép và đánh bật ra khỏi lĩnh vực nhiều lợi nhuận này. Phải đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, mối liên hệ giữa thuộc địa với chính quốc bị gián đoạn thì tư sản Hoa kiều cùng với tư sản bản xứ mới dần lấy được vị thế của mình trong đời sống kinh tế.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH từ năm 1884 đến năm 1921 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)