Quá trình quy hoạch đô thị

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH từ năm 1884 đến năm 1921 (Trang 50 - 52)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1. Quá trình quy hoạch đô thị

Sau khi bình định xong Nam Định, thực dân Pháp đã tiến hành phân chia lại địa giới hành chính để thuận lợi cho việc cai trị. Theo đó, vùng tả ngạn sông Hồng của tình Nam Định đã được cắt ra để thành lập tỉnh Thái Bình năm 1890. Một số xã phía tây- bắc sáp nhập vào tỉnh Hà Nam.

Đến cuối thế kỷ XIX, Nam Định vẫn là một trung tâm kinh tế sầm uất tiếp nối sự phát triển của đô thị Vị Hoàng ở thời kỳ trước. Trung tâm đô thị được chia làm 12 khu phố bao gồm: Vị Xuyên, Vĩnh Lại, Đô Xá, Đồng Lạc, Hai Cơ, Cửa Bắc, Vĩnh Ninh, Yên Lạc, Đông Thành, Tả Trường, Định Tĩnh, Năng Tĩnh [28; 5]. Các khu buôn bán vẫn bám vào trục chính là bờ sông Vị Hoàng để phát triển và lan tỏa.

Chính quyền thuộc địa đã lên kế hoạch cho việc xây dựng ở đây một trung tâm đô thị hiện đại. Theo đó, chính quyền sở tại đã tiến hành đấu thầu việc phá bỏ, san lấp thành Nam Định phục vụ cho quy hoạch tổng thể đô thị. Cô Tư Hồng, một nhà thầu khoán Hà Nội, người đã từng trúng thầu việc phá thành Hà Nội đã trúng thầu việc phá thành Nam Định [36; 305].

Sau khi san lấp mặt bằng xong, đô thị mới được quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Địa phận thành phố giờ đây được đặt trên địa bàn của 3 làng Năng Tĩnh, Phù Long, Vị Hoàng thêm phần đất của Vị Xuyên và Đông Mặc. Lúc này đất của trung tâm đô thị dài 4000 thước tây, rộng 1400 thước tây; diện tích khoảng 5600000 thước vuông tây [42].

Trung tâm đô thị được chia thành các khu với kết cấu ô bàn cờ tương tự như các khu phố Tây ở Hà Nội. Trước năm 1911, thành phố Nam Định được chia thành 16 khu. Tuy nhiên, cách chia này đã gây ra những khó khăn cho chính quyền sở tại trong việc quản lý trật tự đô thị. Vì vậy ngày 15 tháng 1 năm 1911, Công sứ Nam Định đã ban hành quyết định chia Trung tâm đô thị Nam Định thành 6 khu từ khu 1 đến khu 6 có tên lần lượt là:

Khu 1 (Định Tân phố ): Khu Tả Trường và Dinh Tinh, giới hạn bởi

đường Paul Bert, đường Citadelle, đường Balny, kè Lamothe de Carrier (tính từ đường Paul Bert) và toàn bộ kè Concession.

Khu 2: (Định Tiền phố) Toàn bộ khu Năng Tĩnh, từ đường Balny (tính

từ đường Ninh Bình, đường Citadelle, đường Paul Bert đến Chợ Tây, bao gồm đê Bắc Môn nối khu Năng Tĩnh với ga.

Khu 3 (Định Trung phố): Đường Paul Bert, từ Sở Thuế quan đến

đường Carreau, đường Carreau và đường Carreau kéo dài, kè Khoai Dong đến Sở Thuế quan, kè Lamothe de Carrier.

Khu 4 (Định Tả phố): Đường Paul Bert, từ đường Carreau đến Chợ Tây

(bao gồm đê Ba By), đường La Châu, đê từ đường Tự Đức đến đường Nguyen Huu Do, đường Nguyen Huu Do, đường Fer, đường Poterie đến đường Carreau, Sở Cảnh sát, toàn bộ phần sông Courbe từ đường Poterie đến đường Nguyen Huu Do.

Khu 5 (Định Hữu phố): Phần lãnh thổ thảnh phỗ nằm trong: 1. Đường Nguyễn Hữu Độ

2. 1 phần đường Fer, đường Protectorat 3. Đường Domine

4. Đường Henri Riviere đến đường Domine.

Khu 6 (Định Hậu phố): Khu bên trái đường Carreau kéo dài đến sông,

kè Khoái Đồng, tính từ đường Carreau kéo dài, kè De Tu, toàn bộ khu Đệ Tứ và Phụ Long đến đường Domine [70]..

Đến năm 1915 khu vực tỉnh lỵ Nam Định được mở rộng với 10 phố bao gồm: Định Tả, Định Hữu, Định Tiền, Định Hậu, Định Tân, Định Trung, Nam Long, Nam An, Nam Mỹ, Nam Xuyên với 40 đường phố. Tên các đường phố thường gắn với các địa danh của nước Pháp, tên các vị tướng Pháp tham gia cuộc viễn chinh, tên tiếng Việt cũ hay cũng có thể là tên phiên âm từ tiếng Việt sang tiếng Pháp. Đến năm 1920, diện tích thành phố Nam Định là khoảng gần 377 ha [51; 27].

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và tổ CHỨC bộ máy QUẢN lý HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH từ năm 1884 đến năm 1921 (Trang 50 - 52)