Những dấu hiệu của môđun

Một phần của tài liệu Xây dựng giáo trình môn điện lạnh theo môđun cho hệ đào tạo công nhân kỹ thuật tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 29 - 31)

Nh− đã trình bày ở trên, có rất nhiều khái niệm và quan điểm về môđun, tuy nhiên chúng cũng có những điểm chung, thống nhất, đặc biệt là các dấu hiệu của nó. Có thể xét ở đây một số dấu hiệu sau của môđun:

* Dấu hiệu trọn vẹn:

Tính chọn vẹn thể hiện bản chất của môđun đào tạo. Nó thể hiện sự "trọn gói"trong cấu trúc, nội dung và quy trình thực hiện để đạt đ−ợc mục tiêu, trong việc hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp. Tính trọn vẹn thể hiện qua các khả năng "làm đ−ợc" của ng−ời kết thúc môđun đào tạo. Vì vậy có thể áp dụng cách diễn giải của ILO "mô đun là nhiệm vụ có sự bắt đầu kết thúc rõ ràng"

Dấu hiệu trọn vẹn là tính chất cơ bản nhất của mô đun đào tạo, nó không những chỉ ra bản chất của mô đun mà còn giúp các nhà thiết kế đ−a ra đ−ợc kích th−ớc của mô đun đào tạo. Kích th−ớc lớn hay nhỏ của mô đun phụ thuộc vào nội dung cần thiết nhằm tạo ra một khả năng thực hiện thành công trọn vẹn công việc.

Tính tích hợp đ−ợc thực hiện theo những con đ−ờng khác nhau. Tích hợp giữa các ngành, bộ môn khoa học, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành và tích hợp các ph−ơng pháp truyền tải nội dung. Nhờ tích hợp mà môđun trở nên trọn vẹn.

Dấu hiệu tích hợp nhằm giúp các nhà thiết kế nhận diện đ−ợc mức độ và cách thức tích hợp của môđun đào tạo.

* Cá nhân hoá ng−ời học:

Dấu hiệu này còn đ−ợc sử dụng d−ới thuật ngữ "theo nhịp độ ng−ời học, thể hiện sự đáp ứng các điều kiện cá nhân ng−ời học về trình độ, lứa tuổi, thời gian. Việc cá nhân hoá bao giờ cũng gắn với hoạt động thực tế của ng−ời học, đảm bảo để ng−ời học đạt đ−ợc mục đích yêu cầu đặt ra, mặt khác khuyến khích, khai thác đ−ợc những tiềm năng phát triển ở ng−ời học đến mức tối đa. Điều này cho phép tạo ra ch−ơng trình mềm dẻo, dẽ dàng với việc đào tạo theo lớp, nhóm hoặc cá nhân. Đồng thời ng−ời học có thể xuất phát từ năng lực hiện có để tiếp thu các mô đun đào tạo theo nhịp độ khác nhau, thời l−ợng khác nhau.

* Đánh giá liên tục và hiệu quả:

Dấu hiệu này thể hiện một ph−ơng pháp đánh giá đặc thù của mô đun đào tạo. Đánh giá liên tục để nhắc nhở chuẩn mực, để giảm sức ép tâm lý, để gia tăng động cơ học tập. "Đánh giá liên tục theo mức độ thuần thục nghề.

Đánh giá trong đào tạo theo mô đun không nhằm đánh tr−ợt ng−ời học, nó theo nhịp độ của ng−ời học và chủ yếu do ng−ời học tự kiểm tra đánh giá mình. Việc kiểm tra đánh giá này đ−ợc xây dựng trên nguyên tắc là: Các kết quả đánh giá phải theo những chuẩn thực hiện về kỹ năng và có thể mô tả, đo, đếm, quan sát đ−ợc.

* Dấu hiệu lắp ghép phát triển:

Dấu hiệu này thể hiện khả năng lắp ghép và sử dụng nhiều lần của mô đun đào tạo trong phát triển ch−ơng trình do tính chất trọn vẹn mà các mô đun có đ−ợc. Các mô đun có thể chủ định ghép theo "chiều ngang" nếu nh− cần trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản rộng của nhiều lĩnh vực công việc, nghề nghiệp khác

nhau. Cũng có thể ghép theo "chiều dọc" (xếp chồng) một số l−ợng nhất định mô đun cùng về chuyên môn, khác nhau về trình độ.

Trên đây là những dấu hiệu cơ bản của môđun. Có thể nói, đây là những dấu hiệu nhận biết môđun đào tạo. Những dấu hiệu này đ−ợc sử dụng trong việc xác định các môđun và trong xây dựng CTM. Trong các tính chất đã nêu, trọn vẹn và tích hợp là hai dấu hiệu cơ bản và là những dấu hiệu phân biệt môđun với môn học. "Môn học có thể có hoặc có thể không bao gồm cả lý thuyết và kỹ năng thực hành, và có thể không là một nội dung trọn vẹn… Môđun phải đồng thời tích hợp và trọn vẹn". Chính trọn vẹn và tích hợp là hai dấu hiệu thể hiện bản chất của một môđun đào tạo. Chúng giúp ng−ời thiết kế ch−ơng trình không những nhận dạng đ−ợc môđun đào tạo mà còn giúp phân biệt đ−ợc môđun với môn học, CTM với ch−ơng trình truyền thống.

Ngoài những dấu hiệu kể trên, còn có thể bắt gặp nhiều dấu hiệu khác nh− tính mềm dẻo, tích luỹ đ−ợc, mục đích cao… Tuy nhiên, các dấu hiệu này có chung nội dung hàm với các dấu hiệu cơ bản.

Việc sử dụng các dấu hiệu đã giúp cho việc định ra "kích th−ớc" của môđun, một công việc th−ờng gặp khi phân tích nghề để xác định môđun. Công việc phân tích này, tr−ớc tiên nhằm chia và xác lập ra các nhiệm vụ hay phần việc. Tuy nhiên, các nhiệm vụ này có t−ơng đ−ơng với kích th−ớc một môđun đào tạo hay không còn phụ thuộc vào các dấu hiệu nhận biết, nói một cách khác, khi sử dụng các dấu hiệu nhận biết ng−ời ta có thể chia nhỏ hơn hay gộp các nhiệm vụ để có thể hình thành một môđun.

Một phần của tài liệu Xây dựng giáo trình môn điện lạnh theo môđun cho hệ đào tạo công nhân kỹ thuật tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)