Thực trạng xây dựng hệ thốngkênh phânphối

Một phần của tài liệu Hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH thương mại và vật tư nam hải (Trang 70 - 73)

- Đối với kênh trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp của công ty được thực hiện thông qua các khách hàng dự án là các công ty chuyên thi công các hạng mục nội thất và công nghiệp như Công ty cổ phần xây dựng Châu Á, Công ty cổ phần xây dựng 789 Bộ Quốc Phòng, Công ty Hòa Phát,…. Các khách hàng này được công ty sàng lọc và tuyển chọn rất kĩ từ các công ty thi công có năng lực và vị thế trong ngành.

Với dòng sản phẩm nhôm xây dựng cao cấp EUA với kết cấu nhôm vững chắc, thiết kế hiện đại được công ty đẩy mạnh phát triển hướng đến các dự án lớn và các công trình xây dựng cao cấp như biệt thự, tòa nhà, chung cư cao cấp. Thị trường

công ty đang hướng đến là các công ty tư vấn, thi công trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh có tình hình kinh tế phát triển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Trước mắt công ty đã tiếp cập được một số công ty thi công ở Hà Nội và Hưng Yên đẩy sản lượng mặt hàng nhôm cao cấp EUA từ 80 tấn trong năm 2013 lên 200 tấn vào tháng 11 năm 2014. Với những ưu thế vượt trội về sản phẩm và định hướng phát triển đúng đắn đang dần giúp công ty đẩy mạnh kênh phát triển trực tiếp.

Đối với kênh gián tiếp

Hiện nay, kênh phân phối gián tiếp của công ty thông qua hệ thống đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2. Các đại lý này giúp công ty có thể đưa sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh và kịp thời hơn, họ tham gia hệ thống với mục đích tìm kiếm giá trị gia tăng. Để đạt được mục tiêu bao phủ về thị trường và xây dựng hệ thống kênh phân phối đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế, tính kiểm soát được và tính linh hoạt trong quá trình làm việc, công ty sẽ căn cứ vào đó lựa chọn những thành viên phù hợp với hệ thống của mình.Quá trình lựa chọn các thành viên của kênh bao gồm:

- Lựa chọn trung gian thương mại

Một số tiêu chí công ty đưa ra khi lựa chọn trung gian thương mại:

+ Khả năng tài chính: Hiện nay các DN thường hoạt động theo phương thức mua đứt bán đoạn nên vấn đề thực hiện nghĩa vụ thanh toán luôn được DN quan tâm, đặc biệt là những thời điểm khó khăn của thị trường như hiện nay. Khi có thành viên muốn tham gia hệ thống kênh phân phối của công ty, công ty sẽ cử người về thẩm tra khả năng tài chính của đại lý. Khả năng tài chính được công ty đánh giá thông qua cơ sở vật chất hiện có như nhà xưởng, mặt bằng, cơ sở vật chất hiện có như xe cộ, máy móc. Ở thời điểm phát triển mạnh như năm 2008, 2010 thì trong khi kí hợp đồng nguyên tắc của đại lý cần trình ra sổ đỏ chính chủ của chủ đại lý.

+ Sản lượng tiêu thụ : Sản lượng tiêu thụ hàng tháng đánh giá mức độ hoạt động của đại lý và sự ảnh hưởng của đại lý đối với khu vực.Sản lượng của các đại lý có thể được thể hiện qua lượng hàng dự trữ trong kho, quy mô của kho bãi, các

phương tiện chuyên chở. Đối với đại lý muốn trở thành đại lý cấp 1 của Công ty thì sản lượng phát đạt trên 10 tấn/ tháng, đi kèm với đó các cơ sở khác cũng phải tương xứng như lượng hàng dự trữ ít nhất trên 5 tấn, phải có xe oto để chuyên chở. Công ty luôn mong muốn tìm kiếm những đại lý có sức tiêu thụ lớn để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ của DN.

+ Uy tín trong khu vực: Điều này thể hiện sự tin tưởng của khách hàng trong khu vực đó, việc thực hiện những cam kết giao kèo với khách hàng và nhà cung cấp. Uy tín được công ty thẩm tra qua quá trình làm việc với các nhà cung cấp khác và thăm dò ý kiến của các khách hàng nhỏ lẻ trong khi vực.

+ Quan điểm làm việc năng động : Quan điểm làm việc được thể hiện qua cách làm việc chuyên nghiệp, cách chủ động bán hàng của các đại lý. Đối với những khách hàng mới muốn mở rộng quy mô và cách làm việc muốn hợp tác và cần sự giúp đỡ của công ty thì cần đưa ra một kế hoạch phát triển tại khu vực thị trường mà họ muốn hướng tới gửi lại để công ty đánh giá tính khả thi trước khi quyết định đưa ra những chính sách hỗ trợ phù hợp.Thực tế thì cũng đã có rất nhiều đại lý được công ty hỗ trợ từ một đại lý bé mà sau 2 năm đã trở thành đại lý cấp 1 của công ty như đại lý Cường Hà.

+ Chiến lược mở rộng thị phần của công ty : Ở các thị trường mà công ty đang bỏ ngỏ nhiều như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa,... thì công ty sẽ ưu tiên các đại lý trong việc gia nhập vào hệ thống kênh phân phối của mình hơn.

- Xây dựng thỏa thuận giữa Nam Hải và các đại lý

Những thỏa thuận giữa công ty và các đại lý được thể hiện chi tiết trong bản hợp đồng nguyên tắc giữa hai bên. Nội dung hợp đồng sẽ thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ các bên. Một số nội dung trong bản hợp đồng nguyên tắc:

+ Sản phẩm: Các sản phẩm nhôm xây dựng do Bên bán cung cấp đảm bảo đúng và đủ về số lượng, chủng loại, khối lượng theo yêu cầu của Bên mua và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

+ Hình thức giao nhận: Số lượng hàng hóa sẽ được cụ thể trong các Hợp đồng mua bán hoặc Đơn đặt hàng. Hàng hóa có thể giao một lần hay nhiều lần tùy theo hai Bên thỏa thuận. Bằng chứng giao hàng là Phiếu xuất kho kiêm Giấy nhận nợ.

+Giá trị: Đơn giá, tổng trị giá hàng hóa, các mức chiết khấu và hỗ trợ (nếu có) sẽ được ghi cụ thể trong Hợp đồng mua bán/Đơn đặt hàng được ký kết bởi hai Bên.

+ Thanh toán: Bên mua sẽ thanh toán cho Bên bán theo hình thức gối đầu toa. Bên mua sẽ thanh toán cho bên bán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng.

+ Định mức nợ: Nếu số dư nợ đã vượt quá định mức cho phép thì bên A phải thanh toán số nợ vượt định mức cho bên B theo trước khi đặt đơn hàng tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH thương mại và vật tư nam hải (Trang 70 - 73)