luật và vận dụng pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên
Như đã biết hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên bằng việc vận dụng những quy định của pháp luật cũng như những quy phạm đạo đức để giải thích, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, hàn gắn tình nghĩa trong gia đình, làng xóm, khu dân cư, phát huy truyền thống đạo đức và phong tục tập quán tốt đẹp trong nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật ở cơ sở. Các mâu thuẫn, tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp. Điều đó đòi hỏi hòa giải viên khi tham gia vào quá trình hòa giải phải trang bị cho mình những kiến thức pháp luật nhất định. Nếu hòa giải viên có kiến thức, trình độ am hiểu pháp luật không bằng các bên tranh chấp, mâu
thuẫn thì việc hòa giải sẽ phản tác dụng, làm cho vụ việc thêm phức tạp. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật rất cần thiết, những kiến thức về nghiệp vụ hòa giải, kinh nghiệm thực tiễn cho hòa giải viên là một yêu cầu khách quan. Có thể khẳng định rằng, một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác hòa giải là việc nâng cao chất lượng, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ những người làm công tác hòa giải ở cơ sở.
Thời gian qua, việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở là một nhiệm vụ hết sức nặng nề của cơ qua tư pháp các cấp. Do đó, cần có sự phối hợp, phân công, phân cấp trong việc tổ chức công tác bồi dưỡng cho đội ngũ này. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Sự phối hợp để tổ chức tập huấn nghiệp vụ theo phương pháp này thu hút sự tham gia của tất cả các hòa giải viên. Nội dung bồi dưỡng có thể theo từng chuyên đề như Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Luật khiếu nại, Luật tố cáo.... Về phương pháp tiến hành, trong quá trình tập huấn cần đẩy mạnh việc trao đổi, thảo luận, đưa vào những tiểu phẩm tình huống, những câu chuyện có thật trong quá trình hòa giải, xây dựng những nội dung tương tác phù hợp giữa báo cáo viên và học viên để học viên chủ động, tích cực tham gia quá trình tập huấn, tránh tình trạng tập huấn hình thức, không hiệu quả. Về báo cáo viên trong các buổi tập huấn phải là những người am hiểu về công tác hòa giải, về kiến thức pháp luật khác có liên quan, chú trọng mời những báo cáo viên có kinh nghiệm thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở, thậm chí lựa chọn hòa giải viên tiêu biểu để phổ biến, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế.
Hòa giải ở cơ sở là một trong những hình thức phổ biến giáo dục pháp luật được quy định trong Luật phổ biến giáo dục pháp luật. Vì vậy, cần đẩy mạnh hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật thông qua Hội đồng phối hợp
phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh, của các huyện, thị xã, thành phố, biên soạn các tài liệu theo từng chuyên đề, phát tờ rơi, tờ gấp hoặc đề cương, giới thiệu nội dung của các văn bản pháp luật mới ban hành, cung cấp đến từng tổ hòa giải, giúp cho hòa giải viên tự nghiên cứu nâng cao trình độ. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, động viên khen thưởng những hòa giải viên, tổ hòa giải điển hình, xuất sắc. Đồng thời tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm, học hỏi kinh nghiệm về công tác hòa giải ở cơ sở.
Hòa giải ở cơ sở với bản chất và ý nghĩa cao đẹp của mình trong việc phát huy tình đoàn kết, hạn chế khiếu kiện... để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở cần có sự kết hợp đồng bộ những giải pháp nêu trên phát huy vai trò của hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở.
Tóm lại, Hòa giải ở cơ sở ngày càng chứng minh vai trò ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nói chung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hòa giải, những điều kiện văn hóa, lịch sử riêng của tỉnh Hải Dương để đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải là rất cần thiết. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, Hải Dương cũng như bất cứ tỉnh thành nào của cả nước cần có sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo từ Trung ương và các giải pháp phù hợp với tình hình của địa phương để thúc đẩy hòa giải ở cơ sở đi vào hoạt động có chiều sâu, hiệu quả đạt được đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế cũng là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội: vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự, lao động, việc làm... đặc biệt những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật có chiều hướng ra tăng khi những chuẩn mực đạo đức ngày càng bị chi phối bởi những nấc thang giá trị vật chất. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội là yêu cầu, nhiệm vụ mới cho các cấp ủy đảng, chính quyền.
Với ý nghĩa là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội, hòa giải ở cơ sở đã và đang chứng minh được vai trò to lớn của mình trong việc giúp các bên tranh chấp tự nguyện giải quyết với nhau trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội góp phần ngăn ngừa phát sinh những tranh chấp phức tạp, những vụ án hình sự, tiết kiệm thời gian chi phí cho nhà nước và nhân dân. Đặc biệt, khi nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền thì càng đòi hỏi cao hơn tính tự quản của người dân trong quản lý nhà nước, trong đó giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng tạo sự ổn định và trật tự xã hội mà không cần có sự can thiệp từ phía Nhà nước. Vì vậy hòa giải ở cơ sở cần được duy trì và phát triển.
Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế, mà nguyên nhân của tồn tại hạn chế đó là tư tưởng coi nhẹ công tác hòa giải, sự thiếu quan tâm của một số cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội. Do vậy, đã phần nào ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Qua thực tiễn hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động hòa giải ở cơ sở cần đẩy mạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở của các cấp ủy
đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa xã hội của công tác hòa giải ở cơ sở. Những quan điểm và giải pháp ở phần trên cần được tiến hành một cách đồng bộ, liên tục và trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (1992), Nếp cũ làng xóm Việt Nam, tr. 288, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bộ Tư pháp (1982), Thông tư số 08/TT ngày 06/01 hướng dẫn xây
dựng và kiện toàn tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp địa phương, Hà Nội.
3. Bộ Tư pháp và Ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ (1993), Thông tư
liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ (2005), Thông tư liên tịch số
04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05/5 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnh và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà
nước về công tác tư pháp ở địa phương, Hà Nội
5. Bộ Tư pháp (2011), Chỉ thị số 03/CT-BTP ngày 27/6 về tăng cường
công tác hòa giải ở cơ sở, Hà Nội.
6. Bộ Tư pháp và Bộ Nộ vụ (2014), Thông tư liên tịch số
23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phòng tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội
7. Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch số
100/2014/TTLT-BTP-BTC ngày 30/7 quy định việc lập dư toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải
ở cơ sở, Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (2014), Sổ tay pháp luật
về Hòa giải ở cơ sở, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (2006), Tài liệu tập
10. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10 của Chủ tịch nước về việc giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi
ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc.
11. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01 của Chủ tịch nước
về tổ chức các toàn án và các ngạch thẩm phán.
12. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4 của Chủ tịch nước
về ấn định thẩm quyền của các tòa án và sự phân công giũa các nhân viên trong toàn án.
13. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5 của Chủ tịch nước
về cải cách bộ máy từ pháp và Luật tố tụng.
14. Chính phủ (1993), Nghị định số 38-CP ngày 04/6 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ máy của Bộ Tư pháp, Hà Nội.
15. Chính phủ (1999), Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10 quy định
chi tiết một số điều của Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, Hà Nội.
16. Chính phủ (2001), Nghị định số 50/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 8
năm 2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Mặt trận tổ quốc
Việt Nam, Hà Nội.
17. Chính phủ (2003), Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7 ban
hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Hà Nội.
18. Chính phủ (2004), Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 29/9 quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, Hà Nội.
19. Chính phủ (2004), Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 29/9 quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.
20. Chính phủ (2014), Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02 quy
21. Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam
(2014), Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày
18/11 hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa
giải ở cơ sở, Hà Nội.
22. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều Hiến chương loại chí, tập 2,
tr.299-300, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/02
của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội.
27. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12
của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và
nhân dân, Hà Nội.
28. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội
29. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội
30. Đánh giá năng lực cán bộ tư pháp cấp tỉnh về quản lý, hướng dẫn công
tác hòa giải ở cơ sở (2005), Dự án VIE/02/2012: Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát
triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
của hương ước mới từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX đến nay”, Hương ước trong
quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, do Đào Trí Úc
chủ biên, tr. 312, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Đình Hảo (1997), Công tác hòa giải ở cơ sở, Tr.49, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
33. Hội đồng phổi hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương (2014),
Đặc san tuyên truyền pháp luật số 6/2014, Chủ đề pháp luật về hòa giải ở cơ
sở, Hà Nội.
34. Hội đồng Bộ trưởng (1981), Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11 về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tư pháp, Hà Nội.
35. Lịch sử tạp ký, tr. 288, tập 1(1975), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Quốc Hội (1960), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội
37. Quốc Hội (1992), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Điều 2, Hà Nội
38. Quốc Hội (1999), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội
Quốc Hội (2001), Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị
quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc Hội khóa X, kỳ họp thứ
10, Hà Nội.
39. Quốc Hội (2001), Hiến pháp ( sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
40. Quốc Hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội
41. Quốc Hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.
42. Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội
43. Quốc Hội (2005), Luật Thương Mại, Hà Nội
44. Quốc Hội (2006), Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội
45. Quốc Hội (2012), Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, Hà Nội.
46. Quốc Hội (2013), Luật Hòa giải ở cơ sở, Hà Nội.
47. Quốc Hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
49. Hoàng Thị Kim Quế (2002), Cơ chế điều chỉnh pháp luật và cơ chế
điều chỉnh xã hội, Khoa học, Kinh tế - Luật, T.XVIII, tr.12, Hà Nội
50. Hoàng Thị Kim Quế (2002), Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo
đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, Báo cáo phúc trình Đề tài khoa
học cấp Đại học quốc gia Hà Nội (Mã số QX2000.04), Hà Nội
51. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2012), Số chuyên đề pháp luật về
hòa giải, Hà Nội.
52. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2014), Số chuyên đề về thể chế hòa