đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở
Tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn và thống kê tình hình tổ chức của các tổ hòa giải. Tổ chức đánh giá và nhân rộng mô hình hòa giải hoạt động tốt có hiệu quả trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác hòa giải ở cơ sở để có sự vận dụng linh hoạt ở từng địa phương, phù hợp với đặc điểm, tình hình ở các địa phương khác nhau. Tăng cường sự phối hợp giữa Tổ hòa giải với các tổ chức chính trị ở địa phương như Ban công tác Mặt trận, Chi hội phụ nữ, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân, Chi đoàn thanh niên...trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Huy động và khuyến khích những người am hiểu pháp luật tích cực tham gia các hoạt động hòa giải. Tăng cường phối hợp giữa Tổ hòa giải với các Câu lạc bộ pháp
luật ở địa phương. Phấn đấu, hàng năm có trên 90% tổ hòa giải ở cơ sở hoạt động có hiệu quả, số vụ việc hòa giải thành đạt trên 85%.
Định kỳ cơ quan tư pháp tham mưu cho UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở của cấp dưới. Qua kiểm tra để chấn chỉnh, hướng dẫn hoạt động quản lý, theo dõi, thực hiện tốt các quy định về hòa giải ở cơ sở. Thực hiện nghiêm túc, đúng thẩm quyền chế độ thông tin báo cáo thống kê về hoạt động hòa giải ở cơ sở của cấp trên. Phát động phong trào thi đua và có biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh cần tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, huy động theo hình thức xã hội hóa từ các cá nhân, tổ chức hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tăng cường sự kiểm tra việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở được thực hiện theo đúng quy định. Thực hiện tốt công tác kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo, thống kê, định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở. Củng cố và đầu tư trang bị sách, tài liệu pháp luật cho tủ sách pháp luật tại các xã, phường, thị trấn. Quan tâm xây dựng mô hình tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa làng, khu dân cư để tổ viên tổ hòa giải có điều kiện tự tìm hiểu, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải. Đổi mới phương pháp, định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên.
3.1.4. Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể, tổ chức chính trị trong thực hiện hòa giải ở cơ sở
Sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân với Măt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác hòa giải ở cơ sở là rất cần thiết góp phần nâng cao
hiệu quả cho hoạt động này. Hằng năm, cơ quan tư pháp (Sở Tư pháp, phòng Tư pháp, cán bộ Tư pháp- hộ tịch) cần tham mưu Ủy ban nhân dân xây dựng chương trình phố hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và tổ chức thành viên chỉ đạo, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở; tạo điều kiện và động viên, khuyến khích hội viên, thành viên của mình tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải ở cơ sở.