Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 85)

2.3.4.1. Thuận lợi

Trong những năm, tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở với Mặt trận tổ quốc và các

thành viên của Mặt trận. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ ở của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở từng bước nâng lên. Tổ hòa giải, Hòa giải viên được củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động. Thường xuyên tập huân nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, biên soạn cung cấp tài liệu cho các tổ hòa giải, hòa giải viên. Tổ chức rút kinh nghiệm, động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở. Các vụ việc hòa giải thành ngày càng tăng, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng phương pháp hòa giải là tôn trọng sự tự nguyện của các bên. Trong quá trình hòa giải đã kết hợp hài hòa giữa lý và tình, chủ động, kiên trì, sáng tạo trong các bước hòa giải. Nhằm làm tốt công tác hòa giải nên tỷ lệ hòa giải năm sau cao hơn năm trước, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần tích cực trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên địa bàn tỉnh.

2.3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

- Nhiều hoạt động còn mang tính hình thức:

Theo quy định của pháp luật, hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, tổ hòa giải hoạt động còn mang tính hình thức, chiếu lệ, coi đó như cách giải quyết bắt buộc các bên phải tuân theo, làm mất đi ý nghĩa, bản chất tự nguyện, tự thỏa thuận của hoạt động hòa giải. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng tổ hòa giải, hòa giải viên không nắm vững quy định của pháp luật, tiến hành hòa giải những vụ việc mà pháp luật quy định không được hòa giải

- Chế độ đãi ngộ cho hòa gải viên thấp. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp tốt nhất, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người dân. Hòa giải viên không có chế độ quyền lợi kèm theo, chủ yếu dựa trên sự nhiệt tình, tinh

thần trách nhiệm với công việc đảm nhiệm. Tuy vậy, cũng cần có sự hỗ trợ động viên về vật chất ở mức độ nhất định để duy trì.

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật có quy định tiền thù lao cho Hòa giải viên nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể về mức chi, khoản chi, hồ sơ phục vụ việc thanh toán... nên rất khó thực hiện trong thực tế. Hầu hết các xã, phường, thị trấn không có nguồn để hỗ trợ cho hoạt động của tổ hòa giải. Vì vậy đã không khuyến khích, động viên được hòa giải viên cũng như hoạt động hòa giải ở cơ sở

Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Dương quyết định hỗ trợ mỗi tổ hòa giải 500.000đ/ năm. Tuy nhiên, mức hỗ trợ ở thời điểm này là quá thấp, chưa khắc phục được khó khăn về kinh phí cho các Tổ hòa giải. Sự hỗ trợ từ phía nhà nước thì quá thấp, còn công tác xã hội hóa thì hạn chế. Vì vậy, hoạt động của tổ hòa giải vẫn còn rất khó khăn.

- Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ hòa giải, cung cấp tài liệu cho đội ngũ hòa giải viên chưa được triển khai thực hiện thường xuyên do nguồn kinh phí dành cho công tác chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Mặt khác, chưa có sự đổi mới trong công tác tập huấn nghiệp vụ cho hòa giải viên từ phương pháp tổ chức, nội dung tập huấn...

- Công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở còn hạn chế

Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, chưa thực sự quan tâm về công tác tổ chức, thành lập, kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở, việc quản lý điều hành hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa được thường xuyên. Có nơi việc khuyến khích, động viên phong trào hòa giải chưa kịp thời, thiếu sự

kiểm tra, đông đốc, còn có biểu hiện xem nhẹ, chưa quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên. Bên cạnh đó, do hòa giải viên thường xuyên thay đổi nên việc củng cố, kiện toàn về tổ chức, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chưa kịp thời.

Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cấp xã là cán bộ chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân trong việc quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, đôi khi còn lúng túng về phương thức hoạt động, chưa chủ động trong việc tham mưu thành lập các tổ hòa giải, theo dõi quản lý hoạt động hòa giải. Mặt khác, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phụ trách quá nhiều việc như đăng ký, quản lý hộ tịch, công tác chứng thực, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tự kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi thi hành pháp luật....với số lượng công việc lớn, quá tải, làm ảnh hưởng tới việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý, theo dõi công tác hòa giải ở cơ sở.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HÒA GIẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG 3.1. Quan điểm về nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

3.1.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về hòa giải, xác định đó là một định chế xã hội phát huy quyền làm chủ của nhân giải, xác định đó là một định chế xã hội phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở

Hòa giải ở cơ sở, xét từ nội hàm của khái niệm hòa giài là một hoạt động mang đậm tính nhân văn, vì con người và trên cơ sở tình người. Vì vậy, phải tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và ý thức của xã hội nói chung và nhân dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này. Và coi hòa giải ở cơ sở là một phương thức hữu hiệu và sử dụng càng nhiều hơn trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng.

Xác định công tác hòa giải là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần tích cực vào việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng, khu dân cư, tăng cường trách nhiệm, tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo sự đầu tư đúng mức của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị cho công tác hòa giải ở cơ sở

3.1.2. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Tư pháp và đội ngũ cán bộ Tư pháp – Hộ tịch các xã, phường, thị trấn đối với công tác hòa giải ở cơ sở Tư pháp – Hộ tịch các xã, phường, thị trấn đối với công tác hòa giải ở cơ sở

Với chức năng tham mưu cho chính quyền tại địa phương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp, Phòng

Tư pháp và Cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp xã cần được củng cố, kiện toàn và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để có thể thực hiện tốt chức năng tham mưu này.

Đối với Sở Tư pháp tỉnh, cần tăng cường số lượng biên chế được giao để đảm bảo đáp ứng tốt trong việc tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức, triển khai và kiểm tra thực hiện hòa giải ở cơ sở. Với Phòng Tư pháp cấp huyện, tiếp tục kiến nghị cấp trên, đề xuất bổ sung biên chế để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng tăng. Hiện nay, các phòng Tư pháp của các huyện, thị xã, trên địa bàn tỉnh trung bình có 4 biên chế. Với số lượng biên chế như hiện nay, đồng thời thực hiện chủ trương chung của nhà nước là tăng thẩm quyền cho cấp huyện và cấp xã thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Đối với cấp xã, cần kiện toàn mỗi xã có 02 cán bộ tư pháp – hộ tịch để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của công việc, đảm bảo tốt cho cán bộ chuyên trách theo dõi, quản lý, hướng dẫn công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở.

3.1.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở; Tiếp tục đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở

Tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn và thống kê tình hình tổ chức của các tổ hòa giải. Tổ chức đánh giá và nhân rộng mô hình hòa giải hoạt động tốt có hiệu quả trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác hòa giải ở cơ sở để có sự vận dụng linh hoạt ở từng địa phương, phù hợp với đặc điểm, tình hình ở các địa phương khác nhau. Tăng cường sự phối hợp giữa Tổ hòa giải với các tổ chức chính trị ở địa phương như Ban công tác Mặt trận, Chi hội phụ nữ, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân, Chi đoàn thanh niên...trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. Huy động và khuyến khích những người am hiểu pháp luật tích cực tham gia các hoạt động hòa giải. Tăng cường phối hợp giữa Tổ hòa giải với các Câu lạc bộ pháp

luật ở địa phương. Phấn đấu, hàng năm có trên 90% tổ hòa giải ở cơ sở hoạt động có hiệu quả, số vụ việc hòa giải thành đạt trên 85%.

Định kỳ cơ quan tư pháp tham mưu cho UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở của cấp dưới. Qua kiểm tra để chấn chỉnh, hướng dẫn hoạt động quản lý, theo dõi, thực hiện tốt các quy định về hòa giải ở cơ sở. Thực hiện nghiêm túc, đúng thẩm quyền chế độ thông tin báo cáo thống kê về hoạt động hòa giải ở cơ sở của cấp trên. Phát động phong trào thi đua và có biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh cần tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, huy động theo hình thức xã hội hóa từ các cá nhân, tổ chức hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tăng cường sự kiểm tra việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở được thực hiện theo đúng quy định. Thực hiện tốt công tác kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo, thống kê, định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở. Củng cố và đầu tư trang bị sách, tài liệu pháp luật cho tủ sách pháp luật tại các xã, phường, thị trấn. Quan tâm xây dựng mô hình tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa làng, khu dân cư để tổ viên tổ hòa giải có điều kiện tự tìm hiểu, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải. Đổi mới phương pháp, định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên.

3.1.4. Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể, tổ chức chính trị trong thực hiện hòa giải ở cơ sở

Sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân với Măt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác hòa giải ở cơ sở là rất cần thiết góp phần nâng cao

hiệu quả cho hoạt động này. Hằng năm, cơ quan tư pháp (Sở Tư pháp, phòng Tư pháp, cán bộ Tư pháp- hộ tịch) cần tham mưu Ủy ban nhân dân xây dựng chương trình phố hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và tổ chức thành viên chỉ đạo, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở; tạo điều kiện và động viên, khuyến khích hội viên, thành viên của mình tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải ở cơ sở.

3.1.5. Hòa giải ở cơ sở phải phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội

Để hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả và vai trò của nó, bản thân hòa giải viên, tổ hòa giải phải biết vận dụng linh hoạt kết hợp chặt chẽ giữa lý và tình để giải quyết sự việc thấu tình đạt lý. Không vì thành tích hay kết quả hòa giải thành cao mà vi phạm đạo đức trong thực hiện nhiệm vụ. Mọi sự hòa giải phải đặt con người vào vị trí trung tâm, phù hợp với đạo đức xã hội.

3.1.6. Tôn trọng quyền và lợi ích của nhân dân

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền thì trong mọi lĩnh vực, tôn trọng quyền và lợi ích của nhân dân luôn được đặt lên hàng đầu. Trong lĩnh vực hòa giải, việc tôn trọng quyền và lợi ích của nhân dân sẽ là cơ sở để giúp hòa giải viên thực hiện tốt nhiệm vụ hòa giải của mình.

3.2. Giải pháp

Từ những phân tích về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử và con người tỉnh Hải Dương trong quá khứ và hiện tại cho thấy, trên địa bàn tỉnh Hải Dương, khi có tranh chấp, xích mích xảy ra trong nhân dân, phương thức giải quyết thông qua hòa giải vẫn là sự lựa chọn cần thiết và được ưu tiên hàng đầu. Do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đưa ra một số giải pháp, cụ thể:

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật

Thời gian qua, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả, nhưng thực tế cho thấy vẫn tồn tai nhiều bất cập, hạn

chế. Một trong những nguyên nhân của tồn tại hạn chế đó là các quy định của pháp luật chưa toàn diện, đầy đủ. Mặc dù, công tác hòa giải ở cơ sở đã được điều chỉnh bởi một văn bản pháp lý cao, điều chỉnh thống nhất về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở theo Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, nhưng tổng thể Luật này vẫn còn một số bất cập. Đó là Luât chưa quy định thiết chế hòa giải tranh chấp, mâu thuẫn trong một cơ quan tổ chức cụ thể. Vẫn còn để ngỏ một hình thức tổ chức hòa giải mà một số quốc gia đã và đang áp dụng có hiệu quả, đó là trung tâm hòa giải cộng động. Hiệu lực của thỏa thuận hòa giải trong hòa giải ở cơ sở chưa cao, nên hạn chế việc sử dụng phương pháp này.

Một phần của tài liệu Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh hải dương) (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)